Kinh doanh đồ ăn trên các app online đang là xu hướng bùng nổ trong giai đoạn Covid-19 như hiện nay, thậm chí là một kênh mang về doanh thu không thể bỏ qua với nhiều đơn vị trong ngành F&B.
Bạn đang là chủ các quán ăn, đồ uống và đang không nằm ngoài xu thế trên. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp kinh nghiệm bán đồ ăn online trên app giao hàng hiện nay. Các dịch vụ giao đồ ăn như GrabFood, GoFood, Now và Baemin thì nên đăng ký bán đồ ăn trên ứng dụng nào? Chi phí ra làm sao? Hãy cùng ATP Software tìm hiểu về các vấn đề này nhé.
BÁN ĐỒ ĂN TRÊN CÁC APP GIAO HÀNG PHÙ HỢP VỚI MÔ HÌNH KINH DOANH NÀO?
Không phải cứ kinh doanh ẩm thực là bạn đều có thể phát triển kênh delivery vì phát triển được hay không phụ thuộc vào phong cách và định vị đồ ăn thức uống bạn đang kinh doanh.
Bạn cần trả lời những câu hỏi sau để xem mô hình bạn có phù hợp:
• Đồ ăn / thức uống của bạn phải thưởng thức nóng / nguội / lạnh?
• Chi phí nguyên vật liệu và lợi nhuận gộp trên từng đơn vị đồ ăn / thức uống là bao nhiêu?
• Việc di chuyển đồ ăn / thức uống ra khỏi cơ sở kinh doanh có đảm bảo giá trị sử dụng khi tới tay khách hàng?
• Bạn có đủ nguồn lực để đảm bảo vận hành phục vụ khách tại chỗ và delivery?
• Nếu bạn hợp tác với đơn vị trung gian thì làm sao đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng đúng như khách sử dụng tại chỗ? Đơn vị trung gian tính phí hợp tác thế nào? Người giao hàng có đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng như định vị thương hiệu của bạn?
• Việc tổ chức vận hành từ truyền thông thúc đẩy bán hàng – nhận đơn hàng – kiểm tra đơn hàng – tổ chức ra đơn hàng – tổ chức giao hàng sẽ như thế nào? Bạn có phải bổ sung nguồn lực để vận hành việc này?
• Chính sách giá tại chỗ và delivery sẽ như thế nào, liệu có khác biệt không? (Thông thường phải bằng hoặc thấp hơn giá ăn tại chỗ)
• Khách hàng mà bạn phục vụ họ mong muốn điều gì? Thương hiệu – Tiện lợi – Khẩu vị – An toàn – Sức khoẻ…?
• Khách hàng đặt để sử dụng ngay hay khách có đủ điều kiện để tái chế biến? (Như cơm có thể ăn ngay, nhưng lẩu mang đi thì phải đun lại)
• Khách hàng có sẵn sàng thanh toán chi phí vận chuyển không?
• Và rất nhiều câu hỏi khác các bạn có thể tự đặt ra và trả lời để xem mô hình của mình thực sự cần điều gì.
Một số gợi ý cơ bản sau khi trả lời các câu hỏi trên bạn sẽ nhận ra như bên dưới:
• Với mô hình F&B trung và cao cấp: bạn nên tự tổ chức đội ngũ giao nhận riêng (nếu đủ tiềm năng và nguồn lực) vì chỉ có vậy bạn mới kiểm soát được định chuẩn dịch vụ. Bạn sẽ chủ động được chính sách giá, tối ưu hoá nguồn lực. Tuy nhiên, cái khó ở đây chính là việc lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ giao hàng. Khó khăn lớn nhất của bạn đó chính là tìm kiếm khách cho kênh này
• Với mô hình chuỗi có thương hiệu và độ phủ tốt: bạn có thể cân nhắc thiết lập kênh giao hàng nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị trung gian nhưng nhớ thương lượng mức chiết khấu tốt nhất vì thế thương lượng của bạn lúc đó sẽ tốt hơn mô hình nhỏ lẻ.
• Với mô hình ẩm thực đơn lẻ, thương hiệu chưa mạnh, mô hình mới tham gia kinh doanh: Bạn nên cân nhắc hợp tác với đơn vị trung gian như Grab Food, Gofood, Now… Các đơn vị này có lượng người dùng có nhu cầu ăn uống cực kỳ lớn, chính vì vậy mà bạn không cần phải quá chú tâm đến chuyện đi tìm khách hàng. Khách & tài xế giao hàng sẽ tự tìm đến bạn!
Những món sau ít khuyến khích giao đi vì chất lượng bị ảnh hưởng qua quá trình vận chuyển:
– Đồ uống: các món nước pha chế có nền là đồ uống có ga (CO2), các món đồ uống có tạo hình décor đẹp, các món pha chế kiểu phân tầng, các món cocktail (vì cocktail thường định giá cao)…
– Thức ăn: các món ăn cao cấp, các món ăn phải sử dụng nóng ngay sau khi chế biến, các món ăn chế biến theo phương thức áp chảo như: beefsteak, cá hồi áp chảo…
– Một số món bạn nên cân nhắc việc mang đi: Các món lẩu (Như lẩu gà, lẩu hải sản, lẩu bò…) do các món này thường phải được hâm nóng lại trước khi sử dụng (Đòi hỏi khách phải có nồi & bếp). Các món này khó có thể bán được buổi trưa do khách phần lớn là dân văn phòng, học sinh…
Lý do bạn nên sử dụng các app giao đồ ăn cho quán của mình
Không thể phủ nhận hiện tại việc kinh doanh đồ ăn, thức uống (F&B) online trên các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến và nó đem lại lợi nhuận khủng cho các quán ăn có lượng khách hàng đặt nhiều. Có thể bạn chẳng cần một mặt bằng lớn, nơi xầm uất, đông người qua lại nhưng bạn có thể dễ dàng được hàng trăm đơn hàng mỗi ngày khi bán đồ ăn trực tuyến.
a/ Lượng người dùng cực lớn – Không lo kiếm khách Online
• “Buôn có bạn, bán có phường” – Bạn sẽ có mặt trên một đại siêu thị ẩm thực và tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn. Chỉ tính riêng nền tảng GrabFood đã có 300.000 đơn hàng giao đồ ăn hàng ngày. Gộp chung cả 4 nền tảng giao hàng nổi tiếng nhất hiện nay là GrabFood, GoFood, BAEMIN và NOW, lượng đơn hàng người dùng đặt lên đến trên 1 triệu đơn/ngày.
• Chính vì vậy, bạn đừng lo không có khách mà nên quan tâm đến việc tối ưu giá, chất lượng đồ ăn để phục vụ khách hàng tốt nhất. Khi đó, hệ thống sẽ ưu tiên hiển thị quán của bạn lên đầu để nhận được nhiều đơn hàng hơn
b/ Nguồn doanh thu ổn định
Theo quan sát của tôi, doanh thu trung bình của cửa hàng có liên kết với các đơn vị vận chuyển thường phân bổ như sau:
• 15 – 30% cho đơn hàng Online
• Số còn lại đến từ đơn hàng khách ăn tại quán
• Tuy nhiên, hiện nay có một số đơn vị dẹp bỏ hẳn việc thuê mặt bằng truyền thống, thay vào đó chỉ thuê mặt bằng có quy mô siêu nhỏ trong hẻm nhằm tiết kiệm chi phí hoặc thuê Grab Kitchen của Grab. Doanh thu cho đơn hàng Online của các quán này lên đến 80 – 100%
c/ Không cần phải duy trì đội ngũ giao hàng nội bộ
• Để “nuôi” đội ngũ giao hàng nội bộ, bạn phải trả 1 khoản chi phí tiền lương cố định (Từ 3 – 5 triệu/tháng/nhân sự).
• Khi bán hàng qua các ứng dụng giao đồ ăn, bạn không cần phải tốn mức chi phí cố định này, bạn chỉ phải trả chi phí chiết khấu cho đối tác từ 15 – 25% trên mỗi
Hiểu hơn về kinh doanh ngành F&B qua case study
Những thách thức khi hợp tác với các đơn vị app giao đồ ăn
• Như một đại siêu thị nên thách thức với bạn làm sao để bạn xuất hiện trước mặt khách hàng để có cơ hội đặt hàng cao
• Grab sau vài năm thao túng thị trường với chiến lược giảm giá nên khách hàng đã có thói quen mua hàng giảm giá. Câu hỏi đặt ra là nếu bạn không giảm giá thì liệu bạn có được xuất hiện lên top đầu để chạm đến khách hàng? Nếu bạn giảm giá thì có xung đột với giá sử dụng dịch vụ tại chỗ?
• Tâm lý rất nhiều cơ sở kinh doanh nâng giá cao sau đó giảm giá, liệu bạn có chạy theo cách thức đó?
• Xuất hiện chung với cả thế giới ẩm thực, cao có, thấp có (dân gian người ta gọi là” thượng vàng – hạ cám” đều có) liệu bạn có đang đảm bảo định vị thương hiệu của bạn? Bạn phải ra quyết định giữa thúc đẩy doanh thu hay đảm bảo định vị lâu dài?
• Mức chiết khấu trên doanh thu dành cho đối tác liệu có đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm của bạn
• Bạn không tiếp cận trực tiếp khách hàng và không kiểm soát được chất lượng sản phẩm tại thời điểm giao nhận nên việc khách hàng để lại những đánh giá tiêu cực đối với gian hàng của bạn sẽ khiến bạn mất đi lượng khách lớn ngay cả trên Grab và có thể ảnh hưởng cả ở bên ngoài.
• Việc đối thủ cạnh tranh cố tình trở thành khách hàng sau đó hại bạn bằng cách review sản phẩm bạn dở tệ, không đảm bảo VSATTP có thể khiến bạn bị khoá tài khoản vĩnh viễn.
• Vì các đơn vị vận chuyển ăn từ 20 – 25% trên mỗi giá trị đơn hàng, không ít trường hợp doanh thu đến từ các đơn hàng Online cao hơn so với thực tế khiến bạn phải trả tiền chiết khấu cao hơn (Ví dụ doanh thu Online của bạn chỉ có 50 triệu, đơn vị giao hàng tính “Nhầm” cho bạn doanh thu ảo thành 100 triệu, vậy bạn sẽ bị lỗ mất 20% x 50 triệu = 10 triệu tiền chiết khấu trả cho các đơn vị giao đồ ăn). Vì vậy, bạn phải thường xuyên đối soát doanh thu từ các đơn hàng Online được tính trên App so với đơn hàng thực tế.
• Thời gian chờ đợi đăng ký nhận hồ sơ xét duyệt từ phía Grab, GoViet, Now hoặc Baemin tương đối lâu, mất thời gian. Để quá trình đăng ký xét duyệt diễn ra nhanh nhất, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây
VẬY CÓ NÊN BÁN ĐỒ ĂN TRÊN CÁC APP GRABFOOD, GO-FOOD, NOW, BAEMIN?
Theo ý kiến cá nhân của mình thì việc bán đồ ăn trên các ứng dụng đồ ăn trực tuyến là điều NÊN áp dụng bởi những lợi ích nó đem lại nhiều hơn là các mặt hạn chế. Và đương nhiên khi bán hàng trên app bạn phải nghiên cứu, tối ưu chi phí món ăn để đem lại lợi nhuận tốt nhất cho quán ăn. Cụ thể bạn có thể tăng giá món ăn của mình lên một ít để sau khi khấu trừ chiết khấu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với bán tại quán.
Thứ hai về mặt bằng, nhân viên bạn có thể cắt giảm bớt bởi mô hình bán hàng trên app đã tối ưu được các công đoạn này. Bạn phải xác định rõ mình bán đồ ăn chủ yếu trên app hay là khách hàng đến quán để lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp.
TỪ A-Z CÁCH ĐĂNG KÍ VÀ BÁN HÀNG TRÊN CÁC APP GrabFood, GoFood, Now, Baemin
Những thông tin cần chuẩn bị trước khi đăng ký bán đồ ăn trên ứng dụng
• Tên & địa chỉ cửa hàng
• Gmail đăng nhập ứng dụng và nhận thông tin của Grab, LƯU Ý MỖI CỬA HÀNG 1 GMAIL KHÁC NHAU và chỉ sử dụng các email có đuôi @gmail.com
• Họ tên chủ cửa hàng
• Số điện thoại của người đứng ra làm việc với Grab + số điện thoại của mỗi cửa hàng.
• Thời gian bán hàng.
• Tên chủ tài khoản ngân hàng chính chủ của người ký. Nếu Nguyễn Văn A ký hợp đồng, thì chỉ được chuyển khoản cho Nguyễn Văn A. Không chuyển tiền cho người khác! Nếu đăng ký dưới hình thức công ty thì chỉ chuyển tiền về số tài khoản của công ty (Số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh)
• Ảnh Đăng ký kinh doanh (nếu có)
• Ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu 2 mặt
• Ảnh mặt tiền cửa hàng có địa chỉ trên biển hiệu (fanpage/ảnh quán trên các app khác đối với các cửa hàng bán hàng online)
• Ảnh khu vực chế biến đồ ăn – khu vực ra đơn cho tài xế
• Menu – Hình chụp giấy viết tay hoặc bảng excel
• Ảnh toàn bộ các món ăn có trong menu (tối thiểu 2 tấm hình làm ảnh bìa).
Cách đăng ký bán đồ ăn trên app GrapFood
Hiện GrabFood đang thu chiết khấu 25%-30% trên tổng giá trị đơn hàng. Thường các quán ăn có mặt bằng lớn, lượng khách đông thì sẽ có mức chiết khấu cao hơn (nhưng tối đa vẫn là 30%). Chiết khấu của GrabFood là cao nhất trong các ứng dụng giao thức ăn hiện nay, tuy nhiên vẫn có thể deal với nhân viên sales.
Theo đó bạn cần tìm hiểu thêm kinh nghiệm bán hàng trên grab food sau khi đăng ký bán hàng trên Grab để chuẩn bị tinh thần cho việc kinh doanh. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm trên để có nhiều gợi ý hay hơn nữa!
Làm sao để liên hệ GrabFood?
Thông thường, bạn sẽ đăng kí qua link https://www.grab.com/vn/merchant/food/ và chờ bộ phận sales liên lạc lại hướng dẫn hoàn thành đăng kí.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về:
- Thông tin cần biết và lưu ý khi đăng kí hợp tác GrabFood: qui trình nhận đơn, thanh toán,…
- Bộ quy tắc ứng xử cho đối tác nhà hàng
- Cách cài đặt và hướng dẫn sử dụng các tính năng trên app GrabFood Merchant
- Cách điều chỉnh thông tin cửa hàng, thời gian hoạt động,…
- Thông tin liên quan đến menu: sửa hình ảnh món, cập nhật món ăn hết hàng,…
- Thông tin đăng kí chương trình khuyến mãi cùng GrabFood
- Nhu cầu phản ánh về đơn hàng, shipper
Các yêu cầu khác, FAQ hãy xem ở đây: https://sum.vn/z57wd
Đăng kí bán hàng trên app GoFood
GoFood dù dung lượng nhỏ hơn, nhưng với chiết khấu 20% và tối ưu theo vị trí, thời gian giao hàng nhanh chóng cũng là một kênh được các quán lựa chọn.
Cách đăng kí đối tác trên GoFood
GoFood đăng kí không mất nhiều thời gian như GrabFood nên bạn chỉ cần làm theo cách thông thường, bạn gọi lên tổng đài 1900 636 523 hoặc điền thông tin tại link https://www.go-viet.vn/go-food/dang-ky-nha-hang-go-food/, sau đó đợi GoFood liên hệ lại để xác nhận, rồi bạn kiểm tra và cập nhật menu, mà bạn nhớ đáp ứng tiêu chuẩn về hình ảnh nhé!
Thông tin liên hệ GoFood
Hotline: 1900 636 523
Văn phòng: Tầng 6, Trung tâm thương mại RomeA, 117 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP. HCM.
Email: food@go-viet.vn
Fanpage: Hỗ Trợ Đối Tác GoFood (đang hoạt động khá tốt, tốc độ reply nhanh. Bạn cũng có thể cập nhật những thông báo, chính sách mới từ GoFood, hoặc nếu bạn có yêu cầu gì mà gửi mail thấy liên hệ lại lâu quá thì bạn inbox page luôn).
Group: Cộng đồng Đối tác nhà hàng GoFood by GoViet HCM
Cộng đồng Đối tác nhà hàng GoFood by GoViet Hà Nội
Đăng kí bán hàng trên app NOW- SHOPEE FOOD
Khi ký hợp đồng trở thành đối tác của Now- SHOPEE FOOD , các bạn sẽ cần đóng phí đăng ký gian hàng là 1.000.000 đồng (chỉ đóng 1 lần thôi). Bạn đăng ký thành công đối tác Now thì danh sách món ăn của cửa hàng bạn cũng sẽ xuất hiện trên Foody – tại đây khách hàng có thể tìm kiếm, đánh giá và review quán của bạn.
Hiện Now đang thu mức chiết khấu là 20%. Ngoài ra, Now còn đang cung cấp các phần mềm bán hàng, thiết bị NowPos** dành cho các quán ăn có nhu cầu sử dụng, và có thu thêm phí cho phần này. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây https://www.nowpos.vn/
Qui trình đăng kí đối tác Now:
Cách 1: Đăng ký trực tuyến trên Website Now.vn
Cách 2. Đăng kí bằng cách gọi lên tổng đài, văn phòng Now
Thông tin liên hệ Now
Email: info@foody.vn
Tổng đài: 1900 2042
Đăng kí bán hàng trên app Baemin
Baemin là ứng dụng thuộc startup unicorn của Woowa Brothers (Hàn Quốc). Sau khi mua lại Vietnammm thì vào tháng 5/2019, Baemin chính thức ra mắt tại Việt Nam.
BAEMIN hiện chỉ mới hoạt động ở HCM và đang chiết khấu 25%. Cụ thể là ở các quận như 1, 2, 3, 4, 5, 7, 10, Bình Thạnh… Và cũng vì BAEMIN còn mới, shipper riêng chưa nhiều nên cũng có trường hợp quán bị hủy đơn.
Cách đăng ký bán đồ ăn trên app Baemin
Bạn điền vào link tiny.cc/dangkynhahang và đợi Baemin sẽ liên hệ trong 7 ngày làm việc. Có thể phải đợi rất lâu nếu bạn không nằm trong khu vực Baemin đang tập trung, vì thế bạn hãy gọi hotline 028 4458 1644 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Thông tin liên hệ Baemin
Email: sales@vn.woowahan.com
Tổng đài Baemin: 028 4458 1644
Fanpage: BAEMIN Vietnam
Kinh nghiệm bán đồ ăn trên app nhanh có đơn hàng
Cách bán đồ an trên app không hề khó nếu bạn biết được một số kinh nghiệm sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Tận dụng các chương trình giảm giá của các nền tảng
Hiện tại các ông lớn vẫn đang chạy đua giành thị phần bằng các chương trình khuyên mãi để hút người dùng. Ai mà không thích khuyến mãi chứ? Hãy giới thiệu các voucher và khuyến mãi khi có chương trình cho khách hàng để họ mua hàng của bạn trên app, đây là cách giúp bạn có các đơn hàng một cách dễ dàng trên nền tảng này.
Cập nhật hình ảnh chuẩn cho từng app
Ảnh sản phẩm đẹp mắt sẽ kích thích tâm hồn ăn uống của khách hàng. Vì vậy thường xuyên cập nhật thông tin sản phẩm và hãy đảm bảo hình ảnh của bạn chất lượng và chỉnh chu nhất nhé.
Sử dụng mạng xã hội để quảng bá cửa hàng trên app
Mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram là công cụ tiện lợi và tối ưu hóa chi phí quảng cáo cửa hàng của bạn trên trên các app giao hàng.
Mẹo quảng cáo fanpage hiệu quả
Xem thêm– Sử dụng các kênh free traffic như trang cá nhân Facebook, Zalo, bán hàng trên Group Facebook để quảng bá cửa hàng của bạn
Xem thêm Công cụ hỗ trợ bán hàng trên Facebook cá nhân giúp bạn nhanh có đơn hàng
Lời kết
Trên đây là 4 đơn vị giao hàng nổi bật tại thị trường Việt Nam hiện nay. Mỗi ứng dụng sẽ có lợi thế và nhược điểm riêng. So sánh các đánh giá và mức độ phù hợp với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp để lựa chọn đơn vị hợp tác phù hợp và đăng ký
Chúc bạn kinh doanh thành công!
Bài viết tham khảo từ: posapp, techbike, congdongfnb