Hình thức Marketing truyền miệng vẫn được nhiều doanh nghiệp và Marketers tận dụng để nâng cao danh tiếng thương hiệu. Tuy nhiên, vẫn còn đó những ngộ nhận sai lầm khiến cho việc áp dụng phương pháp này không được hiệu quả như mong muốn.
Chỉ những sản phẩm bom tấn mới được lan truyền rộng rãi
Đây là ngộ nhận thường gặp của vô số nhãn hàng khi thực hiện các chiến dịch Marketing truyền miệng.
Ai cũng nghĩ rằng, chỉ những sản phẩm có thương hiệu hoặc quen thuộc với khách hàng mới đủ khả năng thu hút vả thúc đẩy khách hàng lan truyền thông tin về nhãn hàng.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, ngay cả những sản phẩm mới tung ra thị trường cũng đủ sức tạo nên một cơn bão thông tin nếu được lan truyền đúng cách.
Sức mạnh của internet ngày nay cho phép tin đồn được lan tỏa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một người dùng chia sẻ thông tin, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người dùng khác cũng có thể dễ dàng tiếp cận được với thông tin đó.
Để có thể thu hút và khuyến khích khách hàng chia sẻ về sản phẩm/ thương hiệu của bạn giữa muôn vàn thông tin khác trên mạng, sản phẩm của bạn phải có được những đặc điểm sau đây:
- Chứa tính năng độc đáo, dễ dàng khi sử dụng hoặc mức giá đáng ngạc nhiên
- Tính hữu hình cao
Tin đồn có thể diễn ra một cách tự nhiên
Thực chất, không phải tin đồn nào cũng có thể lan truyền hiệu quả nếu không được nhãn hàng định hướng từ ban đầu. Định hướng này có thể là sự quan tâm của một người nổi tiếng nào đó trên mạng xã hội, ý kiến của một nhóm người tiêu dùng tiêu biểu, một thông tin gây tranh cãi….
Một ví dụ điển hình chính là chiến dịch Marketing truyền miệng của hãng thời trang Abercrombie & Fitch. Bằng cách thuê những sinh viên đại học nổi bật mặc quần áo của thương hiệu, nhãn hàng này đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn sinh viên khác và thông qua đó thể hiện sự độc đáo trong thiết kế của nhãn hàng.
Khách hàng chính là người lan truyền thông tin tốt nhất
Khách hàng thường là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing truyền miệng.
Bởi lẽ người lan truyền tin đồn thường là những người đã từng sử dụng, yêu thích và hiểu rõ về sản phẩm nhất.
Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng khách hàng trung thành để lan truyền tin đồn đôi khi lại không phải là lựa chọn hợp lí. Bởi lẽ, điều này có thể khiến cho công chúng nghi ngờ về tính xác thực của tin đồn và không mấy tin tưởng, thậm chí có thể dẫn đến nhiều nghi ngại về sản phẩm và thương hiệu.
Tận dụng truyền thông giúp tin đồn lan truyền nhanh chóng hơn
Truyền thông đại chúng và quảng cáo cũng được các nhãn hàng xem như một yếu tố thúc đẩy chiến dịch Marketing truyền miệng.
Tuy nhiên, nếu không được tận dụng khéo léo, những kênh thông tin này có thể gây ra hiệu ứng ngược. Đặc biệt, việc quảng cáo rầm rộ quá sớm sẽ khiến cho khách hàng khó chịu và có cảm giác mình đang bị lợi dụng để truyền thông cho doanh nghiệp.
Tốt nhất, bạn nên để cho việc lan truyền tin đồn diễn ra tự nhiên với một định hướng chặt chẽ từ nhãn hàng.
Việc áp dụng Marketing truyền miệng không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp truyền tải thông điệp của thương hiệu, mà còn góp phần gia tăng sự chú ý của khách hàng đối với thương hiệu và những chiến dịch truyền thông Marketing sau này của nhãn hàng. Vì vậy, nhãn hàng nên tận dụng hình thức Marketing này một cách khéo léo để thu được hiệu quả tốt hơn.
Theo truyenthongonline
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> [Ebook ] Khuôn mẫu cho chiến dịch kinh doanh – BẢN ĐỒ HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
>> Top 5 bài học từ Steve Jobs các Marketer phải nằm lòng