Nhượng quyền thương mại là gì? Có phải bạn đang thắc mắc về nhượng quyền thương mại, một trong các hình thức kinh doanh phổ biến trong những năm gần đây. Hình thức nhượng quyền thương mại này đang là 1 trong các mô hình Startup được lựa chọn nhiều. Vì giá trị mà lợi nhuận nó đem về rất lớn cho các doanh nghiệp, đên đây là một trong các hình thức kinh doanh được quan tâm.
Bài viết này, ATP Software sẽ giải thích cho các bạn Nhượng quyền thương mại là gì? Nhượng quyền thương mại thì thích hợp, phù hợp cho ngành nghề nào? Cùng xem và tham khảo thêm ngay dưới đây nhé!
Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại là chuyển giao, chuyển nhượng mô hình kinh doanh của mình cho những khách hàng, chủ đầu tư muốn kinh doanh. Nhượng quyền thương mại để đổi lại các lợi ích về tài chính và thương hiệu.
Xuất xứ, nguồn gốc của nhượng quyền thương mại?
Từ thế kỉ XIX, Ở Đức các nhà máy bia đã hình thành mô nhượng quyền thương mại bằng cách cho các quán Pub, Bar, Beer Club bán độc quyền các thương hiệu bia của mình. Thì đó chính là xuất xứ của mô hình nhượng quyền thương mại.
Xem thêm: Marketplace là gì? Lợi thế của của Marketplace là gì?
Nhưng nói về nhượng quyền tạo nên tên tuổi và thương hiệu thì mô hình này có nguồn gốc ở Mỹ. Thương hiệu máy may Singer, cũng vào thế kỉ XIX thương hiệu này đã cho những người bán độc quyền kinh doanh các sản phẩm máy may của mình.
Nổi bật hơn cả đó là thương hiệu Coca CoLa, một thương hiệu nước giải khát số 1 thế giới đã cho các nhà máy đóng chai ở các khu vực xa hơn được phép bán các sản phẩm Coca Cola. Sau sự thành công của các tên tuổi nổi tiếng, thế kỉ XX là thời kì bùng nổ của hình thức nhượng quyền thương mại khi không thể không nhắc đến đó là Ford. Bằng việc mở các đại lý bán xe hơi mang thương hiệu Ford.
Nhượng quyền thương mại thay đổi nền kinh tế thế giới
Vào thập niên 50, 60 trở lại đây, các thương hiệu F&B như McDonald’s, KFC, Burger King, Starbucks đã làm cho nhượng quyền thương mại bùng nổ và nhiều người biết như ngày hôm nay. Vậy nên, nếu bây giờ bắt gặp 10 thương hiệu trên đường thì có tới 1/2 số đó và thương hiệu nhượng quyền.
Ở Việt Nam, Nhượng quyền thương mại mới bắt đầu nở rộ vào 1-2 năm gần đây. Cho nên luật lệ, cách thức, công ty tư vấn, hỗ trợ, cơ sở hạ tầng còn sơ khai. Tuy nhiên nó mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu bắt đầu tốt từ bây giờ để có thể vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm: Publisher là gì? Publisher khác gì so với Advertiser
Điều kiện để có thể nhượng quyền thương mại
Để có thể nhượng quyền thương mại bạn cần một Real Business tức là một mô hình kinh doanh thực sự chứ không phải là một Ideal Business (ý tưởng kinh doanh). Real Business này cần có lợi nhuận và thành công để có thể thực hiện nhượng quyền thương mại.
Hiện nay ở Việt Nam, các điều luật và điều kiện đối với nhượng quyền thương mại còn lỏng lẻo. Nhưng ở một số nước phát triển trên thế giới thì nhượng quyền thương mại cần phải trải qua các hình thức kiểm định chặt chẽ. Để đảm bảo đây là một mô hình kinh doanh thành công có thể nhân rộng chứ không phải là nhân rộng một sự thất bại. Vì nếu nhân rộng các mô hình kinh doanh không hiệu quả thì về vĩ mô nó rất có ảnh hưởng cho nên kinh tế quốc gia.
Rào cản kinh doanh của nhượng quyền thương mại
Pháp lý
Tài sản trí tuệ: Logo, tên thương hiệu, slogan… Nhiều nhà nhượng quyền xây dựng chuỗi nhượng quyền thương mại quên đi việc đăng kí tài sản trí tuệ hoặc tài sản trí tuệ đã được một người khác đăng ký trước.
Tip: Hãy đăng kí tài sản trí tuệ ở thị trường mà mình sẽ bành trướng tới trước khi mở rộng mô hình nhượng quyền thương mại
Mô hình kinh doanh
Rảo càn cạnh tranh về mô hình doanh rất quan trọng. Ví dụ nếu mô hình kinh doanh thành công nhưng đơn giản thì không thể nhượng quyền được.
Ví dụ: Mô hình nước mía siêu sạch một mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận nhưng không thể nhượng quyền được vì ai cũng có thể copy và làm y hệt. Mô hình phở 24 là một mô hình kinh doanh nhượng quyền có rào cản bởi vì phở 24 có một công thức và phương pháp chế biến khiến cho hương vị của phở 24 đặc trưng.
Tip: Kinh doanh nhượng quyền cần phức tạp vấn đề cần có sự khác biệt và bí quyết để không bị sao chép.
Nhượng quyền thương hiệu phải làm sao để có thể áp dụng và mở rộng được.
Xem thêm: Google Tag Manager là gì? Ứng dụng của Google Tag Manager
Ngành nghề phù hợp để nhượng quyền thương mại
Trước đây hầu hết chúng ta nghĩ rằng chỉ có các ngành nào liên quan đến F&B, ẩm thực, nhà hàng, Coffee… mới có thể nhượng quyền thương mại. Nhưng nhượng quyền thương mại phù hợp cho tất cả các ngành nghề cho dù là các ngành nghề như văn phòng luật, văn phòng kiểm toán, bất động sản… Tất cả ngành nghề liên quan đến chất xám.
Và yêu cầu cho các ngành nghề này là phải có thương hiệu, có lợi nhuận, đào tạo được, có rào cản để có thể thực hiện nhượng quyền.
Trên đây là chia sẻ và giải thích về nhượng quyền thương mại mà ATP Software mang đến cho bạn hi vọng với các chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức và cảm thấy hữu ích.
Nếu thấy bài viết này có giá trị hãy Share là Cmt nhé!
Có thể ban quan tâm
Innovation là gì? Khác nhau giữa Innovation và Creativity
Kim ngạch là gì ? Kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam
Mailchimp là gì? Cách sử dụng Mailchimp 2020
Phương Duy – ATP Software