Tổng quan về thị trường điện máy Việt Nam
Thị trường điện máy của Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ về doanh số cũng như số lượng các doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường.
Theo đánh giá của ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Marketing Trần Anh, năm 2015 thị trường điện máy Việt Nam tăng trưởng khoảng 20%, với mức tăng trưởng này quy mô được đánh giá là đạt gần 7 tỷ USD. Trong khi đó dự báo từ hãng nghiên cứu Statista (Đức), ước tính thị trường hàng điện tử tiêu dùng vào khoảng 10 tỷ USD. Có được tốc độ tăng trưởng này một phần là do sự gia tăng mạnh mẽ của cầu tiêu dùng. Với dân số hơn 90 triệu người, trong khi đó tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động cao, cộng với nó là mức sống và thu nhập ngày càng tăng là lực đỡ mạnh mẽ để đẩy tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng hàng điện máy phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Theo nhận định của hãng GFK mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% lên 11,9% trong các năm tới. Bên cạnh đó trong thời gian qua các hệ thống siêu thị điện máy cũng đã có nhiều giải pháp chiến lược để tiếp cận khách hàng nhất là vấn đề về chất lượng và dịch vụ để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù có luôn nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng trưởng cầu tiêu dùng cao nhưng ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy không thể tồn tại và buộc phải rời bỏ cuộc chơi. Các tên tuổi lớn một thời của thị trường điện máy đã bị phá sản như BestCaring năm 2012, Việt Long năm 2014 hay TopCare trong năm 2015. Bên cạnh đó cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy phải bán mình hoặc liên doanh với các đối tác nước ngoài để tiếp tục cạnh tranh như Trần Anh bán lại 31% thị phần cho Nojima Nhật Bản, Nguyễn Kim bán 49% thì phần cho Central Group của Thái Lan….
Bên cạnh đó với việc tỷ suất lợi nhuận của ngành đang ở mức rất thấp (từ 4 – 5% chỉ xấp xỉ ½ lãi suất vay vốn ngân hàng) là một chỉ báo rõ ràng nhất cho mức độ khó khăn của ngành này. Điều đó chứng tỏ cơ hội dành cho các doanh nghiệp trên thị trường này lớn nhưng tính cạnh tranh và đào thải vẫn luôn khốc liệt.
Về Điện Máy Xanh
Điện máy xanh thuộc công ty cổ phần đầu tư thế giới di động (MWG), hiện là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu. Ngoài Điện Máy Xanh, MWG cũng đang vận hành các chuỗi thương hiệu bán lẻ khác như Bách Hóa Xanh, Bluetronic, 4k Farm, Thế giới di động,…
Trong năm 2016, Điện Máy Xanh có thêm 180 điểm bán lẻ được mở mới, tăng gấp 3 lần so với tổng số điểm trong giai đoạn 2010 – 2015 của doanh nghiệp này. Tính đến hết tháng 12/2016, Điện Máy Xanh có 266 siêu thị tại 63 tỉnh, thành. Không dừng lại ở đó, hãng này có kế hoạch tiếp tục mở thêm điểm bán lẻ trong năm nay với mục tiêu đầy tham vọng. Sự gia tăng nhanh của Điện Máy Xanh khiến các hãng khác sốt ruột lên kế hoạch mở rộng địa bàn.
Thời điểm hiện tại Điện Máy Xanh chính thức vượt mốc 1000 siêu thị trong suốt 10 năm hình thành và phát triển. Mô hình cửa hàng của Điện máy xanh với diện tích từ 350 – 500m2 với cách bài trí linh hoạt đã giúp cho hãng tiết kiệm chi phí mặt bằng. Theo ước tính, các siêu thị mini này có thể đạt doanh thu tương đương với shop lớn có diện tích 1000m2.
Phân tích SWOT của Điện Máy Xanh
Điểm mạnh
- Thương hiệu được nhận diện phổ biến nhờ chiến lược Marketing hiệu quả.
- Mạng lưới phân phối rộng khắp với 253 siêu thị trên toàn quốc, phủ sóng 63 tỉnh thành.
- Có tài chính khá tốt nên chịu chi cho chiến lược Marketing Điện Máy Xanh của MWG.
- Có chiến lược sáng tạo như phát triển hình thức siêu thị Điện Máy xanh mini ở các vùng ven.
- Hưởng được lợi thế tuyệt đối của ngành Viễn thông di động so với các chuỗi bán lẻ điện máy khác do thành công của “đàn anh” Thế giới di động.
Điểm yếu
- Chi quá nhiều tiền vào việc quảng cáo dễ dẫn đến sa lầy nếu không có những chiến lược bài bản, đúng đắn.
- Theo mô hình siêu thị nhỏ nên hiệu quả khai thác ở mức thấp, khó đa dạng hàng hóa và tạo ra không gian mua sắm của khách hàng.
- Quy mô nhỏ nên những khách hàng lớn đi ô tô lại khá khó
Cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phục hồi do đó sức mua của thị trường bán lẻ điện máy có cơ hội tăng lên.
- Đời sống ngày càng phát triển nên các hộ gia đình ngày càng có nhu cầu mua sắm các máy móc hiện đại.
- Có điều kiện theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Thách thức
Vì thị trường bán lẻ điện máy là “miếng bánh ngon” nên rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng nhảy vào. Nếu không có chiến lược bài bản thì rất dễ bị các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm.
Chiến lược marketing của Điện Máy Xanh
- Khu vực: toàn quốc, 63 tỉnh thành
- Quy mô thành phố: từ tỉnh lẻ đến siêu đô thị
- Mật độ: 274 người/km2 (theo tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Khí hậu: nằm trọn trong vùng nhiệt đới với khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Trung và miền Nam.
- Độ tuổi: từ 25-50 tuổi
- Giới tính: nam và nữ
- Kích cỡ gia đình: gia đình hai thế hệ trở lên
- Thu nhập: 15 triệu/tháng trở lên
- Tầng lớp xã hội: tầm trung trở lên
- Hành động: tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, không ngần ngại chi trả.
- Sở thích: yêu thích sự hiện đại, tiện nghi
- Quan điểm:
1. Họ cần sự thư giãn, giải trí sau một ngày làm việc căng thẳng.
2. Họ tin rằng những máy móc hiện đại giúp đỡ họ rất nhiều trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
3. Họ muốn khẳng định bản thân thông qua những nội thất trong nhà.
- Tính cách: phóng khoáng, là con người hiện đại
- Dịp mua:
- Thường vào những dịp cuối năm khi con người thích đổi mới, bao gồm cả nội thất trong gia đình, công ty
- Tùy theo vòng đời của sản phẩm
- Lợi ích:
- Khách hàng có được sự thư giãn, giải trí
- Cân bằng được công việc và cuộc sống
- Khẳng định được bản thân
- Tình trạng của người sử dụng: Họ đã, đang và sẽ sử dụng các sản phẩm điện máy, có nhu cầu mua các sản phẩm này.
Liên hệ thiết kế website bán đồ điện tử tương tự Điện Máy Xanh
Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của Điện máy xanh là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên toàn quốc đặc biệt là những vùng ven, có nhu cầu sử dụng các máy móc gia dụng và thiết bị điện tử.
Đánh giá thị trường mục tiêu: Đây là khúc thị trường có qui mô và mức tăng trưởng cao. Các năm gần đây khúc thị trường này vẫn đang nằm giữa cuộc chiến của các “ông lớn” như Trần Anh, Nguyễn Kim,…
Tuy Điện Máy Xanh có thâm niên hoạt động không lâu năm bằng những “ông lớn” nhưng Điện Máy Xanh vẫn được đánh giá là đối thủ đáng gờm với tham vọng bành trướng thị trường và sự chịu chi cho chiến lược Marketing hiệu quả.
Mảnh đất kinh doanh điện máy vẫn được đánh giá là rất mầu mỡ và còn nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó MWG còn có nguồn lực tài chính khá mạnh so với các doanh nghiệp bán lẻ điện máy khác.
Chiến lược khác biệt hóa:
Mặc dù bị Trần Anh chỉ trích “siêu thị Điện Máy Xanh chủ yếu là siêu thị nhỏ, không có bãi giữ xe” nhưng Điện Máy Xanh vẫn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng ở các vùng ven chứ không chỉ tập trung vào khách hàng ở các đô thị lớn.
Điện Máy Xanh vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “siêu thị Điện Máy Xanh mini”.
Đối thủ cạnh tranh của Điện máy xanh
Trong thị trường điện máy, Điện Máy Xanh có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gồm. Sau đây ATP Software sẽ phân tích danh sách đối thủ cạnh tranh của Điện máy xanh để quý độc giả hiểu rõ hơn về hãng này.
Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim (Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim)
Ưu điểm
- Là thương hiệu uy tín cao, được khách hàng tin tưởng, thương hiệu mang đến cho khách hàng sự an tâm khi mua sắm.
- Hệ thống quầy kệ trưng bày khoa học, dễ tham khảo và trải nghiệm.
- Thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới, công nghệ mới nhất từ hãng sản xuất, ngay cả những sản phẩm mới tung ra thị trường thế giới.
- Với mô hình Shop-in-shop: tận dụng được lượng khách hàng trong hệ sinh thái mua sắm của Trung tâm thương mại, cũng như tối ưu được lượng khách đến với trung tâm.
- Có bãi đỗ xe rộng rãi.
Nhược điểm:
- Tính chủ động thấp. (Do các cửa hàng trong trung tâm thương mại sẽ khó để làm các chương trình marketing hút khách cho từng điểm mua sắm của mình.
- Hàng điện máy có giá trị cao so với thu nhập của người dân Việt Nam nên khách hàng ít có sự mua sắm hàng điện máy ngẫu hứng trong quá trình đi dạo trong các Trung tâm thương mại).
Công ty Cổ phần Thề giới số Trần Anh (Siêu thị Điện máy Trần Anh)
Ưu điểm:
- Có nguồn lưc mạnh mẽ
- Có hệ thống phân phối rộng lớn, đa dạng
- Hệ thống chăm sóc khách hàng hiện đại Trước_Trong_Sau
- Kinh nghiệm bán hàng lâu năm, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
- Năng lực quản lý hiệu quả trong tất cả các khâu
- Luôn đảm bảo hàng chất lượng, đúng giá cả
- Không chỉ tập trung đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý điều hành những cải tiến trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự cũng chính là yếu tố giúp Trần Anh khẳng định vị trí của mình.
- Quá trình tuyển dụng nhân sự được áp dụng bài bản, đúng quy trình nhằm lựa chọn được những con người tài giỏi, có năng lực
- Chiến lược SO phát triển thị trường kết hợp với nguồn lực của doanh nghiệp với chính sách của nhà nước để có cơ hội lớn không ngừng mở rộng thị trường với nắm bắt cơ hội thị trường đa dạng hóa đầu tư cho sản phẩm và đào tạo huấn luyện đội ngũ lao động làm việc của chuyên nghiệp thị trường mở rộng có nhiều cơ hội cải tiến công nghệ hiện đại chuyển giao máy móc công nghệ mới ngày càng mở rộng qui mô phát triển dựa vào điểm mạnh doanh nghiệp và cơ hội mà doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.
- Chiến lược ST chiến lược phát triển sản phẩm: đa dạng hóa nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng chiến lược cạnh tranh bằng chi phí chiến lược cạnh tranh về chất lượng về mẫu mã sản phẩm về dịch vụ chăm sóc khách hàng
Nhược điểm
- Chiến lược WT chưa phân khúc thị trường theo địa lý chưa có chương trình marketing về thị trường tỉnh lẻ chưa đầu tư vốn phát triển hệ thống các khu lân cận kinh nghiệm nhân viên chưa cao quảng cáo
- Marketing ở các thị trường lân cận chưa tìm hướng đi đầu tư khi mà thị trường ngày càng mở rộng chú ý đến thị trường khách hàng tiềm năng ở khu vực lân cận đầu tư vốn xú tiên quảng cáo ở các thị trường mới có chương trình marketing hợp lý để đạt hiểu quả cao.
Siêu thị điện máy VinPro
Học gì từ chiến dịch Marketing thành công của Điện Máy Xanh?
1. Hình ảnh quảng cáo lạ mắt, âm thanh sống động, gây bất ngờ và tạo ra tranh cãi.
2. Sử dụng khẩu hiệu dễ nhớ, lặp đi lặp lại
Dù bài hát quảng cáo có bất ngờ và khó nghe thì không thể phủ định, nó cứ lặp đi lặp lại trong đầu chúng ta, khiến cho chúng ta ghi nhớ 1 cách bị động. Câu Slogan Điện Máy Xanh “Bạn muốn mua tivi – hãy đến điện máy xanh” cứ văng vẳng khi ai đó nhắc đến thương hiệu này.
3. Quảng cáo TVC, sau đó dựa vào mạng xã hội
Bắt đầu từ những quảng cáo trên tivi, sau đó trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Tuy bị chê khá nhiều nhưng Điện Máy Xanh đã tận dụng cơ hội tốt đó, cập nhật các trào lưu của giới trẻ như Lạc Trôi, Rồng Pikalong, cách để Tết không bị đòi nợ, cắt tóc ngày Tết, Tết xưa và nay… khi tung ra ảnh chế với người xanh kì dị khiến cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ
Tận dụng những trang Fanpage có các thành viên có khả năng khơi tạo trào lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh người xanh kết hợp với các trào lưu đang nổi để lan truyền nội dung trên mạng xã hội.
4. Hình ảnh trực tiếp với các binh đoàn xanh
Sự có mặt của binh đoàn Điện Máy Xanh cùng bài hát gây ám ảnh đã khuấy động cộng đồng lẫn giới truyền thông. Họ tiếp tục xây dựng các chương trình vào các dịp đặc biệt trong năm với những binh đoàn màu xanh của thương hiệu và đem lại niềm vui cho mọi người. Các trang Fanpage liên tục tạo ra các minigame, cuộc thi tặng quà,…để tăng tương tác với khách hàng.
Sự thành công của Điện Máy Xanh được tạo nên chính là nhờ 1 chiến lược Marketing bài bản từ TVC quảng cáo truyền hình cho tới marketing trên mạng xã hội, biết tận dụng cơ hội và biến nhược điểm thành bệ phóng phát triển thương hiệu sau này.