Kịch bản chatbot là gì? Có những loại kịch bản chatbot nào? – Bạn đã hiểu thế nào là kịch bản chatbot chưa? Chúng ta có thể phân loại kịch bản chatbot như thế nào? Dưới đây là những tổng hợp của Sieuchatbot để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Kịch bản chatbot là gì?
Kịch bản chatbot chính là các trường hợp có thể xảy ra trong cuộc hội thoại giữa khách hàng và bot. Nó chính là một câu chuyện với nhiều tình tiết dẫn dắt khách hàng đi theo một hướng nhất định. Với mỗi chiến dịch marketing sẽ cần có kịch bản riêng phù hợp với mục đích của chiến dịch cũng như đối tượng khách hàng.
Kịch bản chatbot sẽ bắt đầu khi người dùng bấm vào nút “Bắt đầu” để tiến hành cuộc nói chuyện với bot. Để chắc chắn rằng khách hàng sẽ không bỏ đi ngay khi tham gia cuộc trò chuyện, bạn phải đầu tư thời gian và công sức để xây dựng một kịch bản tốt. Cần đảm bảo rằng kịch bản của bạn sẽ mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp, nhắm đúng tệp khách hàng mục tiêu, truyền tải được thông điệp của công ty tới khách hàng, theo sát khách hàng từ đầu câu chuyện tới khi kết thúc, thậm chí còn phải hướng dẫn khách hàng nếu lần sau muốn nói chuyện với bot thì phải làm thế nào.
Một kịch bản hay sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm mới mẻ, kích thích khách mua hàng, tăng thêm sự tin tưởng với công ty.
Có những loại kịch bản chatbot nào?
Mỗi nền tảng chatbot sẽ có kịch bản riêng. Tùy từng cách phân loại chatbot mà sẽ kéo theo có những loại kịch bản nào. Như trong bài về khái niệm cơ bản Chatbot là gì, chúng tôi đã giới thiệu 2 loại chatbot dựa theo cách tương tác của người dùng với chatbot. Tương ứng với nó, cũng sẽ có hai loại kịch bản chatbot được nhắc tới: kịch bản âm thanh (voice) và kịch bản tin nhắn (text).
Kịch bản chatbot âm thanh
Trong thực tế việc chat voice luôn cần sự ngắn gọn, súc tích. Những câu trả lời dài dòng, rối rắm sẽ khiến người nghe bị nhiễu thông tin, khó nắm bắt được nội dung chính. Do vậy kịch bản âm thanh sẽ bao gồm những thoại đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. Tuyệt đối không nên dùng những câu văn miêu tả phức tạp, bay bổng.
Bên cạnh đó, hãy lưu ý giọng điệu của bot. Hãy nói rõ ràng, nhanh vừa phải để khách kịp nghe hiểu.
Đừng để khách hàng phải lấy giấy bút để ghi chép lại nội dung hay phải hỏi đi hỏi lại mới hiểu được câu trả lời.
Như vậy, với loại kịch bản này thì việc lựa chọn giọng nói là điều tối quan trọng. Bạn đừng quên rằng, một giọng nói hay trước hết phải là giọng nói dễ nghe, phát âm chuẩn. Kịch bản của bạn sẽ hoàn toàn thất bại nếu khách hàng nghe mà không hiểu bạn muốn nói gì.
Kịch bản chatbot tin nhắn
Sức mạnh của kịch bản tin nhắn nằm ở ngôn từ. Nó quyết định kịch bản có thú vị hay không, có tạo sức hút với khách hàng hay không.
Trước khi viết hay, bạn phải nhớ viết đúng. Đúng nội dung, đúng thông điệp, đúng chính tả. Điều này giúp khách hàng hiểu được toàn bộ câu chuyện mà bạn đã xây dựng. Tránh dùng những từ tối nghĩa, những câu phức khiến khách hàng phải đau đầu suy đoán. Cũng đừng quên rằng những câu thoại hài hước luôn có sức hấp dẫn riêng và dễ dàng được khách hàng ghi nhớ.
Ngoài hai loại kịch bản trên, chúng ta còn bắt gặp loại kịch bản đa phương tiện gồm cả tin nhắn thuần văn bản và hình ảnh hoặc âm thanh. Điều này sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm đầy đủ nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải lúc nào sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả, vì nó có thể khiến khách hàng bị rối. Tùy vào mục đích của mình bạn hãy lựa chọn loại kịch bản phù hợp nhất.
Series gồm 7 phần:
- Phần 1: Hướng dẫn tích hợp sms vào chatbot -Chatfuel
- Phần 2: 6 cách để quảng cáo chatbot của bạn với ngân sách hạn hẹp
- Phần 3: Messenger Marketing hiệu quả hơn hay chỉ vì Email Marketing đã bão hòa?
- Phần 4: Phân loại khách hàng với tính năng GO TO BLOCK – Chatfuel
- Phần 5: Bí quyết tạo màn hình chào mừng hấp dẫn cho Chatbot Messenger
- Phần 6: Kịch bản chatbot là gì? Có những loại kịch bản chatbot nào?
- Phần 7: Chatbot Messenger Marketing: Gửi tin nhắn cho khách hàng vào lúc nào?
Nguồn: Congdongchatbot