Marketer vẫn nói muốn mở cửa tới Key Consumers bằng các điểm tiếp cận với thế hệ người tiêu dùng mới (POME). Và nay, thế giới đã nhận ra Gen Z (công dân sinh từ năm 1996 trở về sau) với đặc trưng trong phong cách sống và quan điểm đã là “đối tượng” mà bao nhãn hàng muốn chinh phục.
Đặc điểm thế hệ Z trong thị trường
Hầu hết những thành viên của thế hệ Z vẫn còn đang đi học, nhưng họ là một thế hệ rất ảnh hưởng, lớn lên trong thời đại mà mọi thắc mắc chỉ được giải quyết chỉ bằng vài cú nhấp chuột.
Để có thể kết nối với nhóm khách hàng đầy tiềm năng này, việc thấu hiểu phản ứng của Gen Z với các hoạt động marketing, những điều họ mong muốn cũng như kỳ vọng của Gen Z đối với trải nghiệm thương hiệu như thế nào là những yếu tố mà các doanh nghiệp thực sự cần quan tâm.
1. Điện thoại di động là nguồn sống của họ
Thế hệ này chưa từng biết đến thế giới không có Internet, do vậy biên giới giữa đời thực và mạng ảo rất mong manh, nhiều trong số họ cho rằng sự hiện hữu của mình phải được công nhận bởi mạng xã hội. Họ sẽ không làm được gì nếu không cầm điện thoại, do đó ai cũng có 1 smartphone hoặc có người còn hơn vậy.
Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy nhiều sự phiền nhiễu hơn nữa đo diện thoại gây ra. Bởi họ chỉ thích dành thời gian tìm kiếm thông tin, sản phẩm và các thương hiệu trên các thiết bị công nghệ của họ.
Họ bị thu hút bở những thứ trên internet nên việc dành thời gian mua sắm online của họ là rất lớn. Vì vậy chúng ta cần chú trọng kinh doanh online cho thế hệ này
Vì thế việc chọn lựa kênh tiếp cận với họ vẫn là kênh digital makerting .
Xem để hiểu:
Phương pháp để tự học kiến thức về Digital Marketing tiến bộ nhanh chóng
9 kỹ năng cần có của một digital marketers
Việc thế hệ Z đang dần thay đổi cách thức và nhu cầu mua sắm buộc các công ty thương mại điện tử phải thiết lập các cửa hàng offline có chức năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến và ngược lại các hệ thống bán lẻ phải có kênh thương mại điện tử để trở thành đa kênh.
XEM VIDEO:
2. Thế hệ z thích các video viral hơn là nhưng TVC quảng cáo
Thực tế ghi nhận, thế hệ Z có xu hướng hội nhập toàn cầu về các mặt của đời sống, từ thông tin, xu hướng, văn hóa cho đến phong cách, sản phẩm thương hiệu… Tuy nhiên, vì Z là thế hệ “digital-native”, có điều kiện rất lớn trong việc tiếp cận thông tin nên thế hệ này khá khó tính trong việc tiếp nhận quảng cáo. Họ là người dùng thông thái, không dễ bị “lừa mị”.
Muốn dẫn dắt thế hệ Z, thương hiệu cần tạo được đúng sản phẩm hợp thời, nội dung câu chuyện truyền thông có tích chất tương tác và tạo cơ hội cho thế hệ Z thể hiện bản thân mình trong đó. Ông Hải Triều đánh giá: “Với sự tinh tế và sành điệu của mình, cũng như khả năng nắm bắt xu hướng, tạo xu hướng, thế hệ Z sẽ là bài toán hóc búa cho các thương hiệu trên con đường chinh phục trái tim và khối óc của họ”.
3. 30 giây quảng cáo – 30 phút lắng nghe
Gen Z có thể không có 30 giây để bị quảng cáo gián đoạn, nhưng họ lại có tận 30 phút để lắng nghe một câu chuyện hay.
Thế hệ Z ghét bị quảng cáo tấn công, ghét các thương hiệu xâm chiếm “không gian trực tuyến” của mình, cũng không thích các quảng cáo lạc lõng, không kết nối được với nhu cầu và mong muốn của họ.
Tuy nhiên, với những quảng cáo sở hữu nội dung hấp dẫn – một câu chuyện hay, tình huống hài hước, âm nhạc bắt tai, Gen Z sẵn sàng dành trọn vẹn thời gian để lắng nghe, thậm chí đóng góp bình luận và chia sẻ với bạn bè.
4. Trông có vẻ đắt tiền
Thế hệ Z muốn những sản phẩm chất lượng cao, thời trang và hữu dụng, trông có vẻ đắt tiền (nhưng thực sự không đắt) và quan trọng nhất là bạn bè họ không có. Đây là thế hệ thích thể hiện, thích gây ấn tượng, chú trọng phần nhìn, bị thu hút bởi những sản phẩm trông có vẻ thời thượng để được trầm trồ ngưỡng mộ.
5. Có “gu” thời trang và ăn uống
Theo nghiên cứu của Piper Jaffray, thế hệ Z dành nhiều tiền cho đồ ăn, thức uống và quần áo. Thế hệ Z khá chịu chi và có “gu” riêng về ăn uống, thời trang. Nhóm khách hàng đầy tiềm năng và đang tạo ra nhiều thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ẩm thực tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
6. Thế hệ Z thanh toán cũng rất khác
Là “thế hệ di động”, Gen Z sẽ mở ra một kỷ nguyên thanh toán mới, theo đó tất cả các giao dịch với mỗi công ty sẽ được hoàn thành qua điện thoại di động.
Minh chứng rõ nhất của việc thế hệ Z sẽ đưa thanh toán di động lên hàng đầu là giới trẻ Trung Quốc. Họ gần như đã từ bỏ nền kinh tế tiền mặt, kể từ khi các ứng dụng thanh toán di động như Alipay, WeChat Pay… ra đời. Từ thanh toán tiền trong cửa hàng đến mua đồ ăn vặt, tất cả những gì họ cần làm là đưa điện thoại lên quét mã QR của người nhận – một nền kinh tế “chạm – trả”.
Còn ở Việt Nam cũng đang chứng kiến cuộc chiến của các nền tảng thanh toán qua di động như Momo, Alipay, GrabPay, SamSung Pay,… Trong tương lai không xa, các ứng dụng di động sẽ được thay thế để làm phương thức thanh toán thay cho tiền mặt.
7. Co – creation
Gen Z không chỉ tiếp nhận nội dung mà còn thích tự sáng tạo nội dung hơn, họ khám phá bản sắc và thử định nghĩa chính mình qua nội dung mà họ tạo nên. Bằng cách này, họ có thể chia sẻ câu chuyện của họ, học hỏi lẫn nhau và xây dựng một cộng đồng.
Vì vậy nếu các thương hiệu biết cách khơi gợi để Gen Z cùng tham gia sáng tạo nội dung (co-creation) trong các chiến dịch của mình sẽ rất hiệu quả.
8. Emoji
Không giống như thế hệ Y (Millennials), thế hệ Z thích hình ảnh hoặc biểu tượng (emoji) hơn là lời. Vì thế, những nội dung được thể hiện bằng hình ảnh hoặc được “chẻ” nhỏ cho dễ “tiêu” sẽ là cách tiếp cận phù hợp để thu hút sự chú ý của thế hệ khách hàng mới này.
9. Thấu hiểu và chân thành
Không chỉ còn là mối quan hệ mua – bán đơn thuần, Gen Z muốn được thương hiệu thấu hiểu và có cái nhìn rộng mở hơn về đời sống tình cảm, gu thẩm mỹ, thế giới tâm hồn của thế hệ người trẻ mới, để có thể chinh phục được lòng trung thành của họ.
Đó là lý do mà trong 1 năm trở lại đây, các thương hiệu và giới truyền thông bắt đầu để mắt đến những trào lưu bùng nổ khắp mạng xã hội của giới trẻ để tung ra những chiến dịch marketing phù hợp xu hướng. Chiến dịch quảng cáo của Biti’s Hunter, hay các hoạt động marketing của hệ sinh thái ngành ăn uống do Foody tạo ra (Delivery Now, Table Now,…) là những ví dụ điển hình trong việc thấu hiểu và kết nối với giới trẻ thông qua những insight thật “chạm”.
10. Ít trung thành, ít niềm tin vào thương hiệu
Thế hệ Z là một thế hệ khó tính. Lòng trung thành với thương hiệu của nhóm tiêu dùng này rất không bền vững. Với Gen Z, họ sẵn sàng thay đổi thương hiệu để tìm đến một sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Bên cạnh đó, thế hệ Z dường như không có niềm tin vào những gì họ đang nhìn thấy và nghe thấy từ thế giới này. Mặc dù phần lớn thông tin thu thập được là từ Internet, chỉ có 13% những người thuộc thế hệ Z tin vào những thông tin trực tuyến này (Báo cáo Vietnam Genzilla tháng 9/2015 – Decision Lab). Đây cũng là lý do khiến các bài đánh giá trực tuyến (Online review) hiện nay không có được hiệu quả như mong muốn vì Gen Z tin rằng những bài online review là do các thương hiệu tạo ra.
“Tôi thực sự ngạc nhiên bởi sự hoài nghi của thế hệ này”.Ông Aske Ostergards, nhà sáng lập của Decision Lab, thừa nhận.
Như vậy với Gen Z, chỉ có sự thấu hiểu và Marketing chân thành mới có thể sống sót trong thế giới của họ.