Sàn thương mại điện tử (TMĐT) không còn xa lạ gì với người Việt. TMĐT được phổ biến rộng rãi vì nhu cầu mua hàng Online ngày càng cao. Cách xa hàng trăm cây số, chỉ cần thao tác một vài bước đã có thể đặt mua những thứ mình cần mà không cần phải tới địa chỉ cửa hàng để mua. Sau đây là Top 5 sàn TMĐT được dự đoán sẽ sôi nổi nhất năm 2002
1. Lazada.vn
Thành lập từ năm 2012, Lazada được biết đến là website thương mại điện tử nhiều người sử dụng nhất hiện nay tại Việt Nam. Lazada.vn là thành viên của Lazada Group – Trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, có mặt tại các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
2. Watsons
Theo thông tin mới đưa, chuỗi cửa hàng Watson của tỷ phú Lý Gia Thành vừa chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Đây là thông tin rất đáng quan tâm trong lĩnh vực bán lẻ bởi Watson vốn là một cái tên “có số má” trên thị trường.
Cửa hàng A. S. Watson & Co được mở đầu tiên vào năm 1841 khi ấy vẫn không được nhiều người chú ý. Kể từ đó cho tới nay đã hơn 100 năm, Watson phát triển thành một gã khổng lồ trong ngành bán lẻ.
3. Tiki
Tiki.vn ra đời và chính thức hoạt động tại Việt Nam từ 3/2010, thế nhưng đã vội vàng chiếm ưu thế trên bảng xếp hạng và không kém cạnh bất kỳ đối thủ nào.
Năm 2012, Tiki.vn được bình chọn là sàn Thương Mại Điện Tử dẫn đầu trong chương trình bình chọn “Doanh nghiệp ứng dụng Thương Mại Điện Tử tiêu biểu” do Sở Công thương và Sở thông tin truyền thông tổ chức. Ngoài ra Tiki.vn còn được trao tặng danh hiệu “Website thương mại điện tử được yêu thích năm 2014” do người tiêu dùng bình chọn.
4. Shopee
Shopee hiện đang là ứng dụng mua bán hàng đầu tại 7 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Shopee đến Việt Nam từ năm 2015 và chính thức ra mắt vào ngày 8/8/2016.
Ra đời sau nhiều website thương mại điện tử khác thế nhưng Shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng do xác định phân khúc khách hàng tốt, tập trung vào các chủ shop online và các đối tượng khách hàng trẻ. Bên cạnh đó, giao diện website dễ sử dụng và chức năng xử lý đơn hàng nhanh, bộ lọc sản phẩm thông minh cũng là một ưu điểm của Shopee.
5. Sendo
Sendo là một trong những website thương mại điện tử có thể nói là lâu đời nhất Việt Nam, nơi đây cung cấp 10 triệu sản phẩm đến từ hơn 300.000 người bán hàng. Người tiêu dùng có xu hướng yêu thích các sản phẩm có giá thành trung bình 15 USD và các sản phẩm thời trang có giá dưới 50 USD. Với phân khúc giá bình quân như vậy, đối tượng khách hàng ngoài các thành phố lớn là mục tiêu vô cùng hợp lí cho chiến lược kinh doanh thông minh này.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Ưu nhược điểm khi kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử
Nên kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử nào?
Hướng dẫn kinh doanh trên Lazada
Nguyên Thùy – Tổng hợp