Top 5 địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến An Giang

Top 5 địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến An Giang

0 Likes

Miền Tây sông nước luôn là điểm đến du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Và điểm đến không thể bỏ qua đó chính là An Giang với nhiều phong cảnh độc đáo, khiến du khách đến đây sẽ chẳng muốn rời đi. Hãy cùng mình tìm hiểu top 5 địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến An Giang. 

1ieMiếu Bà Chúa Xứ núi Sam  

Ngay cả khi Châu Đốc chưa phát triển như bây giờ, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đã là một điểm đến nổi tiếng quy tụ nhiều du khách thập phương. Ngày nay khi điều kiện đi lại đã thuận tiện hơn thì miếu hiển nhiên trở thành địa điểm hành hương không thể thiếu của vùng đất du lịch An Giang.

1. Miếu Bà Chúa Xứ ở đâu? Chi tiết đường đi

Miếu Bà Chúa Xứ (hay còn gọi là chùa Bà Chúa Xứ) nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hơn 200km, cách trung tâm thành phố An Giang khoảng 36km. Miếu nằm ngay dưới chân núi Sam.

Khi mới hình thành chúng chỉ được lợp bằng mái lá đơn sơ, về sau nổi tiếng linh thiêng miếu nhận được nhiều nguồn trợ cấp và bắt đầu tu sửa nên có được diện mạo như ngày nay.

Để đến được đây du khách có thể tham khảo những tuyến đường sau:

Từ thành phố Hồ Chí Minh theo hướng Xa lộ Đại Hàn/ QL1A xuôi về miền Tây. Đến phà Tân Châu của Hồng Ngự, sang phà đi thẳng.

Tiếp tục bạn sẽ qua phà Châu Giang cũng là chuyến phà thứ 2 trong hành trình, sang phà lái xe về hướng núi Sam.

Từ thành phố An Giang chuyến đi của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khách cứ chạy thẳng đến Vĩnh Thạnh Trung hướng về Châu Đốc. Từ Châu Đốc thì theo Châu Thị Tế là sẽ tới liền núi Sam.

2. Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ - Nguồn gốc ra đời của miếu

Có rất nhiều truyền thuyết được người dân lưu truyền kể về nguồn gốc ra đời của miếu Bà Chúa Xứ.

Một số truyền miệng rằng, trước đây người ta phát hiện tượng Bà trên đỉnh núi Sam. Nhiều người có ý định đưa xuống nhưng hàng mấy chục thanh niên lực lưỡng hợp sức cũng không sao nhấc bức tượng lên được.

Thấy được sự kì lạ, bà "cô Đồng" phán rằng chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng thì sẽ nhấc được bức tượng. Ngộ thay kết quả vẫn là không thành. Đoán được rằng Bà muốn chọn núi Sam làm nơi an vị nên người dân khu vực liền lập miếu tôn thờ đến tận ngày hôm nay.

3. Sức hút nghệ thuật kiến trúc ở miếu Bà Chúa Xứ

Bên cạnh sự linh thiêng vang danh xa gần thì một phần thu hút du khách đến đây chính là kiến trúc của chùa Bà Chúa Xứ. Tham quan một vòng những thiết kế đẹp mắt nơi đây bạn sẽ rút ra được cho mình không ít những kiến thức hữu ích.

Ngày trước miếu chỉ là mái lá đơn sơ bằng tre, nứa. Chính điện của hướng ra cánh đồng làng yên bình, đối diện con đường quê yên tĩnh, vắng người. Qua thời gian, mái lá sập sệ dầng, thời tiết nắng mưa thất thường bắt buộc miếu phải trùng tu lại.

Bố cục trong chùa Bà Chúa Xứ cũng theo lối thiết kế đình đền truyền thống gồm chính điện, võ ca và phòng khách, ngoài ra còn có phòng của Ban quý tế cùng công trình phụ khác. Nghệ thuật trang trí trong miếu khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son.

Quá trình tái thiết đã mang một diện mạo hoàn hảo cho miếu, du khách đến thăm cảm nhận sự chỉn chu kỹ lưỡng trong việc xây dựng và kiến thiết miếu nhưng vẫn thấy rõ những giá trị nguyên gốc được giữ nguyên vẹn, thể hiện ngay ở bốn cây cột cổ lầu trước chính điện vẫn còn đó không thay đổi.

Phần quan trọng nhất của miếu - tượng Bà Chúa Xứ được người dân trịnh trọng đặt ngay ngắn giữa trung tâm. 2 bên thì là Tiền hiền và Hậu hiền. Lân cận còn có bàn thờ Cậu, bàn thờ Cô, bàn thờ Linga bằng đá, tượng nữ thần bằng gỗ...

4. Thời điểm hành hương miếu Bà Chúa Xứ thích hợp nhất

Điều quan trọng nhất khi đến miếu Bà Chúa Xứ khấn nguyện chính là sự thành tâm, mà sự thành tâm thì không phân theo tháng hay thời điểm cụ thể. Vậy nên bạn có thể tới đây vào bất kì lúc nào cũng được.

Nhu cầu hành hương, về viếng miếu Bà Chúa Xứ ngày càng tăng. Thông thường khách hành hương cao nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nguyên nhân là do trong 3 tháng này trùng rất nhiều ngày lễ lớn của Phật giáo.

2ie Rừng tràm Trà Sư 

Có lẽ trong các điểm du lịch An Giang, rừng tràm Trà Sư là một trong những địa danh nổi tiếng nhất. Không chỉ thu hút cánh “cuồng chân" tìm về check-in khám phá, khu rừng ngập mặn xinh đẹp này cũng đã từng lên nhiều mặt báo nổi tiếng bởi cảnh sắc có một không hai.

1. Tạm xa phố thị, thẳng tiến rừng tràm Trà Sư nào!

Nhắc đến du lịch An Giang, phần lớn chúng ta thường nhớ ngay đến Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Núi Sam, những cánh đồng thốt nốt chụp ngược ánh hoàng hôn hay chợ Châu Đốc sầm uất vốn vẫn hay được mệnh danh là “Vương quốc mắm” mà lại quên đi mất “cô nàng” rừng tràm Trà Sư đẹp hút hồn và thú vị không kém cạnh.

Rừng tràm Trà Sư cách Châu Đốc khoảng 30 km, cách khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia chỉ khoảng 10 km, được trồng theo mô hình hệ sinh thái điển hình vùng ngập nước phía Tây sông Hậu. Đến đây, bạn không chỉ bị thu hút bởi không gian thiên nhiên với rừng tràm rợp bóng hai bên, mà còn được tiếp xúc ở cự ly gần với hàng loạt loài chim nước, động vật hoang dã quý hiếm bởi nơi đây còn được phát triển để trở thành “ngôi nhà chung” – khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ này.

Chuyến tham quan rừng tràm Trà Sư của bạn sẽ diễn ra trên phương tiện di chuyển chính là xuồng ba lá, các cô chèo xuồng kiêm hướng dẫn viên sẽ đưa các bạn đi dọc rừng tràm, đồng thời sẽ giới thiệu các điểm hay – độc – lạ chỉ nơi đây mới có. Các cô rất thân thiện, nên nếu có bất kỳ thắc mắc hay tò mò điều gì về nơi đây như các loài thủy mộc, chim chóc, hay lịch sử của rừng tràm Trà Sư… đừng ngại ngần mà hỏi nhé, đảm bảo các bạn sẽ có thêm một bụng kiến thức hay ho đó!

Hãy thử tưởng tượng bạn ngồi trên xuồng, nhẹ nhàng lướt qua cảnh thiên nhiên yên ả, “tạm bỏ quên” nhịp sống phố thị sau lưng, hòa vào tiếng chim vô danh vọng ra từ vòm tràm hai bên, tiếng mái chèo nhẹ khua mặt nước, chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy thư thái và như đã lạc trôi vào vùng đất thần tiên nào rồi đấy.

2. Du lịch “ngon – bổ - rẻ” và “sống ảo” không giới hạn

Rừng Tràm Trà Sư là địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai tìm kiếm một nơi thư giãn, yên tĩnh với thiên nhiên nhưng không nhàm chán, tẻ nhạt. Đặc biệt nơi đây khá gần với Sài Gòn, rất phù hợp với những nhóm bạn dự định du lịch ngắn ngày vì sắp phải lao đầu vào năm học mới hoặc số ngày phép của bạn chỉ còn “dưới 2 con số”.

Để được rừng tràm Trà Sư, mọi người thường chọn di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy, đi thẳng từ Sài Gòn đến Châu Đốc để tiện việc sắp xếp chỗ nghỉ (nếu bạn ở lại đây vài ngày), sau đó mới di chuyển đến rừng tràm (cách Châu Đốc khoảng 30 km). Giá vé xe khách thường dao động khoảng 150.000 VND/ người, khá rẻ và tiện lợi.

Còn với những bạn thích phượt hoặc có ý định đi về trong ngày thì thường sẽ chọn di chuyển đến rừng tràm Trà Sư bằng xe máy, vừa có thể chủ động (muốn dừng ở đâu để khám phá và “sống ảo” đều được cả), vừa tha hồ tận hưởng chuyến đi với bạn bè mình.

Giá vé tham quan và sử dụng các dịch vụ tại rừng tràm Trà Sư mới nhất:.

Giá vé vào cổng: 100.000 VND/ người (bắt buộc)

Dịch vụ chèo xuồng ba lá vào rừng tràm: 50.000 VND/ người (không bắt buộc)

Dịch vụ di chuyển bằng tắc ráng: 50.000 VND/ người (không bắt buộc)

Dịch vụ quan sát bằng kính viễn vọng: 5.000 VND/ người (không bắt buộc)

3. Rừng Tràm Trà Sư đẹp nhất mùa nước nổi

Rừng Tràm Trà Sư đẹp nhất chính là vào mùa nước nổi, tương ứng với khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Vào mùa này, dường như tràm cũng đặc biệt xanh hơn, nước về với các cánh bèo cám phủ xanh bề mặt, khi đi thuyền bạn sẽ cảm giác như đang lướt qua một thảm nhung vô cùng êm nhẹ và cực kỳ thích thú.

Đặc biệt, theo người địa phương thì nếu các bạn lựa chọn tham quan rừng tràm Trà Sư vào các thời điểm buổi sáng (khoảng 07:00 – 09:00) hoặc buổi chiều lúc hoàng hôn (17:00 – 18:00) thì sẽ có thể thấy các đàn chim bay về tổ rợp trời, kết hợp với ánh sáng trong của buổi sớm hoặc ngược ánh hoàng hôn thì đây sẽ là khung cảnh vô cùng tuyệt hảo.

Thường các bạn trẻ tìm đến đây luôn thích nhất vẻ hoang sơ, trầm mặc và có phần “nữ tính” của rừng tràm Trà Sư, và chỉ vào những mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch thì những nét đẹp đó mới càng thêm bội phần nổi bật.

3ieNhà mồ Ba Chúc  

Nhà mồ Ba Chúc hứa hẹn sẽ là điểm tham quan mang đến bạn những phút giây lắng đọng trong hành trình du lịch An Giang. Đây là nơi phản ánh chân thật cuộc chiến tranh biên giới gây rúng động dư luận lúc bấy giờ.

1.Tổng quan về Nhà mồ Ba Chúc

Địa chỉ: thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Giờ mở cửa: 6h00 - 17h00 mỗi ngày

Nhà mồ Ba Chúc là chốn dừng chân để lại trong lòng các bạn gần xa nhiều cung bậc cảm xúc nhất. Tọa lạc tại thị trấn cùng tên thuộc huyện Tri Tôn, đây là nơi lưu giữ hài cốt của vô số người dân đã bị sát hại man rợ trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia từ ngày 18/4/1978 đến 30/4/1978. Nhà mồ nổi tiếng không chỉ được biết tới như một bản cáo trạng chân thật về tội ác Pol Pot gây rúng động cả thế giới mà còn là bằng chứng đanh thép khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa cùng hành động cao đẹp đến từ đội quân tình nguyện Việt Nam.

2. Hướng dẫn cách di chuyển tới điểm tham quan

Tuy nằm cách Thành phố Long Xuyên khoảng 72km và Châu Đốc chừng 40km nhưng Nhà mồ Ba Chúc sở hữu cung đường di chuyển khá thuận tiện cho việc đi lại tham quan. Thông thường, các bạn từ phương xa có kinh nghiệm du lịch An Giang sẽ chọn đến tỉnh thành thuộc miền đất Tây Nam Bộ bằng các phương tiện đường dài như xe khách, limousine... trước, tiếp theo mới thuê xe máy, ô tô hoặc đón taxi khám phá các địa điểm nội thành rồi hướng dần về phía vùng ven.

Nếu phượt từ trung tâm Thành phố Long Xuyên tới điểm du lịch, tín đồ xê dịch có thể xuất phát tại đường ĐT943 băng qua đường Nguyễn Trường Tộ. Sau khi rẽ trái vào QL91, bạn đi hướng đường ĐT948 để tới địa phận thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn. Khu di tích sẽ nằm ở bên phía tay phải của bạn cách điểm check-in Suối Ô Đá đầy cuốn hút tầm 2km di chuyển.

Cung đường khởi hành ở Châu Đốc thì dễ dàng hơn dành cho hội xê dịch lần đầu du ngoạn An Giang. Bạn chỉ cần di chuyển tới Tân Lộ Kiều Lương, quẹo trái vào Tỉnh lộ 955A rồi chạy chếch sang phải tại Cơ sở may Phúc Loan hướng qua cầu tới Quốc lộ N1 là đã đặt chân tới khu thị trấn Nhà mồ Ba Chúc.

Bạn có thể đặt vé xe khách hoặc limousine di chuyển tới các thành phố lớn thuộc tỉnh An Giang, sau đó đón taxi hoặc thuê xe, máy, tô đến tham quan địa điểm du lịch nổi danh này

3. Khám phá di tích lịch sử ghi dấu tội ác diệt chủng tại biên giới Việt Nam

3.1 Tìm hiểu về cuộc chiến Pol Pot trên địa bàn Ba Chúc

Tọa lạc dưới chân dãy núi thiêng vùng Thất Sơn và kề cạnh biên giới Việt Nam - Campuchia, thị trấn Ba Chúc (trước kia là xã Ba Chúc) vào năm 1977 có dân số hơn 16.000 người sinh sống chủ yếu bằng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.

Từ ngày miền Nam Việt Nam giải phóng, cùng nhân dân cả nước nơi đây bắt đầu đi vào khắc phục những hậu quả mà chiến tranh gây ra đồng thời chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Thế nhưng yên bình chưa được bao lâu, trấn nhỏ này lại phải đương đầu với cuộc chiến diệt chủng đêm 30/4/1977 do tập đoàn Pol Pot gây ra. Tiến công cùng lúc 14 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang miền Tây Nam Bộ, Pol Pot đã giết hại đồng bào ta một cách vô cùng man rợ.

3.2 Tham quan khu Nhà mồ Ba Chúc An Giang

Khu nhà mồ đầu tiên tại trấn nhỏ Ba Chúc được xây dựng ngay khi cuộc chiến biên giới Tây Nam kết thúc năm 1979. Khi đó, điểm đến này có lối kiến trúc đơn giản theo hình lục giác với đặc điểm để lại ấn tượng mạnh mẽ là 4 cánh tay cầm 4 thanh kiếm đẫm màu cắm thẳng vào lòng đất - biểu tượng thể hiện ý chí căm thù của người dân Việt Nam đối với bọn giết người man rợ Pol Pot.

Năm 2013, di tích được tôn tạo lại mang đến một quần thể công trình rộng khoảng 5ha với nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và 2 ngôi chùa là Tam Bửu, Phi Lai. Để giảm bớt không khí tang thương, chết chóc, điểm nhấn của Nhà mồ Ba Chúc An Giang là thiết kế hình hoa sen úp ngược có 8 cánh hoa sơn màu trắng. Mỗi cánh là nơi trưng bày một nhóm hài cốt được chia theo độ tuổi, giới tính như 23 nam từ 16 đến 20 tuổi, 88 thiếu nữ từ 16 tới 20, 264 trẻ em từ 3 đến 15 hay 86 phụ nữ trên 60 tuổi...

4ieThánh Đường Masjid Al Ehsan 

Thánh Đường Masjid Al Ehsan là một trong những địa điểm du lịch văn hóa và tâm linh nổi tiếng ở tỉnh An Giang. Khám phá thánh đường, du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với lối kiến trúc tuyệt đẹp và nét văn hóa người Chăm độc đáo.

1. Cách di chuyển đến thánh đường

Thánh đường hồi Giáo Masjid Al Ehsan nằm ở Làng Chăm thuộc xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Từ thành phố Hồ Chí Minh, để đến được đây, bạn có thể di chuyển theo cách sau:

Di chuyển đến Bình Chánh. Khi đến cầu vượt nút giao thông Bình Thuận, bạn đi vào đường quốc lộ 1A. Đi thẳng khoảng chừng 16km, bạn sẽ thấy được cầu Mỹ Yên, huyện Vĩnh Lộc.

Sau khi đi qua cầu Mỹ Yên, bạn tiếp tục đi thẳng để gặp được cầu Bến Lức. Qua khỏi cầu Bến Lức, bạn tiếp tục đi thẳng thêm khoảng chừng 14km nữa.

Đến đây, bạn sẽ gặp được cầu Tân An thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang. Bạn qua khỏi cầu và tiếp tục đi thẳng thêm 16km nữa sẽ gặp được thành phố Mỹ Tho.

Bạn rẽ vào quốc lộ 1A và chạy một mạch sẽ gặp được cầu Mỹ Phước, thuộc địa phận của tỉnh Vĩnh Long.

Qua cầu Mỹ Phước, bạn rẽ vào quốc lộ 80 và đi thẳng thêm16km nữa là tới được thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Bạn tiếp tục đi theo thẳng thêm 35km nữa trên quốc lộ sẽ gặp phà Vàm Cổng. Qua phà Vàm Cổng, bạn sẽ đặt chân đến được địa phận của tỉnh An Giang.

Khi đến địa phận tỉnh An Giang, bạn chạy thêm khoảng 10km nữa sẽ đến được thị xã Tân Châu. Từ đây, bạn tìm đườn đến bến phà Châu Giang. Sau khi xuống phà, làng chăm Châu Giang chỉ cách 1km.

2. Khám phá thánh đường Masjid Al Ehsan

Khi đến An Giang, du khách có thể bắt gặp dễ dàng những tòa nhà có lối kiến trúc độc đáo, tương tự như trong xứ “Nghìn lẻ một đêm". Những tòa nhà này đều toát lên vẻ đẹp huyền bí và uy nghiêm. Thánh đường Masjid Al Ehsan được xem là một trong những tòa nhà có quy mô và kiến trúc đẹp nhất ở đây.

Năm 1937, thánh đường hồi giáo Masjid Al Ehsan được bắt đầu khởi công xây dựng. Sau khi tồn tại mấy chục năm, đến năm 1992, thánh đường được trùng tu lại và có hiện trạng như ngày nay.

Thánh đường thường được cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang thường xuyên lui tới để cầu nguyện, mong cuộc sống luôn bình an và hạnh phúc. Nơi đây cũng là địa điểm thường xuyên tổ chức các bữa tiệc ăn uống vào những ngày lễ lớn của đạo Hồi.

Ngoài ra, thánh đường còn được coi như là một trung tâm giáo dục đặc biệt và là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, thu hút du khách gần xa đến tham quan. Hiện tại, thánh đường hồi giáo Masjid Al Ehsan có 1 tầng trệt và 1 tầng lửng. Nhìn từ xa, thánh đường cực kỳ nổi bật với tông màu trắng tinh khôi chủ đạo. Xen kẽ là những hoa văn và đường viên được phủ một màu xanh lục.

Thánh đường Masjid Al Ehsan sở hữu lối kiến trúc rất giống với những thánh đường hồi giáo ở khu vực Trung Đông và ở Dubai. Thành đường có hình dáng như một củ hành với phần dưới rộng và phần mái được bo tròn, có phần chóp đỉnh. Phía phần chóp đỉnh của thành đường có biểu tượng vầng trang khuyết và biểu tượng ngôi sao – những biểu tượng đặc trưng của những thánh đường Hồi giáo.

5ieNúi Cô Tô  

Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) là một địa điểm tuyệt vời khi du lịch An Giang. Bởi chỉ với một nơi này bạn đã có đủ các trải nghiệm thú vị như: ngắm bình minh, hoàn hồn, cảnh huyện Tri Tôn nhỏ bé, cắm trại, săn mây,... Cùng MIA.vn tìm hiểu còn điều gì hấp dẫn hơn không nhé!

1. Sơ lược về núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)

1.1 Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) ở đâu?

Địa chỉ: Thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Núi Cô Tô có khá nhiều tên như: Núi Tô, Phụng Hoàng Sơn và gọi theo tiếng Khmer là Phnom-Ktô. Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) nằm trong dãy Thất Sơn - Bảy Núi nổi tiếng. Ngọn núi này đạt đến độ cao trên 614m và sở hữu chiều dài lên đến 5.800m và rộng khoảng 3.700m. Không những thế, nơi đây còn được tạo hóa ban tặng hàng trăm hệ thống hang động vững chắc khiến bao nhiêu người đổ xô đến đây để chiêm ngưỡng.

2. Hướng dẫn di chuyển đến núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)

Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) không có địa chỉ chính xác như những nơi khác nhưng với kích thước khổng lồ của nó thì bạn đã có thể dễ dàng nhìn thấy rồi! Bạn bắt đầu đi từ hướng Long Xuyên, sau đó men theo đường Tỉnh lộ 943 xuôi về thị trấn Núi Sập. Tại vị trí này, bạn có thể hỏi người dân về đường đi đến núi Tô. Thật ra thì có rất nhiều hướng dẫn tới núi, tuy nhiên với con đường Tỉnh lộ 943 thì bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hơn.

3. Những mỹ cảnh tại Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)

3.1 Cảnh đẹp dọc trên đường leo núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)

Nằm giữa những cánh đồng bông lúa trổ mã phủ màu vàng ươm, ngọn núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng chẳng kém phần quyến rũ. Những ngôi nhà nơi đây được xây dựng trên các vách đá dựng đứng. Tán cây đung đưa theo từng đợt gió làm người ta liên tưởng đến từng cơn sóng vỗ. Khi đến nơi, chắc chắn khung cảnh nơi này sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của nó.

3.2 Sân Tiên

Ở khu vực Sân Tiên gần điện Năm Căn có chữ “TRI TÔN” nổi bật trở thành điểm check-in gây chao đảo các bạn trẻ suốt thời gian qua và được ví von như “cánh cửa thiên đường”. Mỗi chữ cái cao khoảng 7m, nằm trên bệ đỡ 1,5 – 2m, ngoài ra còn có lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời và rào chắn bảo vệ.

3.3 Vồ Hội

Từ điện Năm Căn, bạn đi lên khoảng trăm bậc đá nữa sẽ gặp miếu Bà Cố và Vồ Hội (tên thường được gọi là Dồ Hội). Vồ Hội Lớn và Vồ Hội Nhỏ là hai tảng đá lớn của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), nó to đến nổi khi mới đi trên đường vào hồ Soài So bạn đã nhìn thấy nó. Sân đá này dành cho việc thờ cúng Phật và những vong linh đã mất. Vì vậy, bạn có thể thấy trên bệ đá hình kim tự tháp có nhiều câu thư pháp để tưởng nhớ những người đã đi qua thế giới bên kia.

3.4 Hồ Soài So

Thời điểm hoàn mỹ nhất để ghé thăm hồ Soài So chính là vào mùa nước nổi từ tháng 9 - 11. Nước hồ Soài So trong đến mức nhìn được thấu cả đáy của nó. Lúc này lưu lượng nước của hồ Soài So cao nên trong xanh hơn ngày thường. Mặt hồ thỉnh thoảng nổi lên vài gợn sóng lăn tăn khi có những làn gió thổi qua. Từ đây nhìn lên, bạn sẽ thấy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) hùng vĩ. Nơi đây sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn ngồi thư giãn, nạp lại năng lượng sau khi xuống chân núi. Nhìn cảnh sắc nơi này, chắc hẳn bạn sẽ hiểu lầm đây là tuyệt tác của thiên nhiên. Nhưng không, đây chính là hồ nước ngọt nhân tạo dùng để chặn dòng chảy của suối Vàng, suối Bạc và phục vụ tưới tiêu cho khu vực núi Tô trong mùa khô hạn.

Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) quả thật là một nơi tuyệt mỹ khiến bất kỳ ai đi qua đều phải ngoảnh đầu nhìn lại vì xao xuyến.

Các bài viết liên quan đến chủ đề 

Bài viết mới

ĐẶT MUA

ĐẶT MUA

Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0931.9999.11
Nhận thông báo từ ATP SOFTWARE và cập nhật những kiến thức mới nhất từ chúng tôi!

Kiến thức Marketing

1611 bài viết

Kinh doanh Online

1360 bài viết

Facebook Marketing

996 bài viết

Kiếm tiền MMO

720 bài viết

Kinh doanh Online

810 bài viết

Thủ thuật Facebook

215 bài viết