Top 5 lễ hội văn hóa đặc sắc ở miền Tây

Top 5 lễ hội văn hóa đặc sắc ở miền Tây

0 Likes

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất văn hoá lâu đời với những truyền thống lâu đời được thể hiện qua nhiều mặt trong đời sống của người dân nơi đây, trong đó là việc tổ chức các lễ hội. Cùng nhau khám phá top 5  lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây nhé!

1ieLễ hội vía Bà Chúa Xứ - Châu Đốc, An Giang  

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ và  được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Tương truyền trong khoảng thời gian này, cụ thể là vào ngày 25 người dân đã phát hiện ra tượng bà.

Từ ngày 23 âm lịch, du khách từ khắp nơi đã đổ về để tham dự lễ hội, du khách sẽ được xem nghi thức tắm bà. Tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Trong lễ hội còn có trình diễn các hoạt động văn hóa như hát bội, múa bóng v.v.. Du khách thập phương đến đây vừa để tham gia lễ hội, vừa để cầu an cho gia đình, cầu nguyện một cuộc sống ấm no.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứlễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm.

2ie Lễ hội đua bò Bảy Núi- An Giang 

Lễ hội đua bò Bảy Núi tại An Giang là lễ hội được tổ chức thường niên hằng năm vào dịp Tết Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội này là một lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây đặc trưng về nét văn hóa dân gian và môn thể thao độc đáo của đồng bào dân tộc người Khmer. Để chuẩn bị cho cuộc đua, người ta sẽ chọn những chú bò thật nhanh nhẹn để chăm sóc chúng thật khoẻ mạnh.


Những cuộc đua bò sẽ diễn ra trên những thửa ruộng có chiều dài 200 m, chiều ngang 100 m và được trục xới để có độ trơn của bùn. Những chú bò nào chiến thắng được giải cao sẽ được coi như một tài sản quý của mọi người, đem lại may mắn, ấm no cho mùa vụ. Không khí kịch tính, náo nhiệt từ lễ hội đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham dự.

3ieLễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay 

Các lễ hội ở miền Tây Nam Bộ đặc sắc cần nhắc đến là Lễ Chol Chnam Thmay. Còn được gọi là lễ chịu tuổi là lễ tết lớn nhất của người Khmer. Lễ diễn ra 3 ngày liên tiếp tính theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người Khmer.

Lễ Chol Chnam Thmay còn là những ngày lễ Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Khi du khách đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống như: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,… du khách sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con nơi đây chuẩn bị Tết cổ truyền của mình.

Cũng khá giống với phong tục ngày tết nguyên đán của người Kinh ở vùng miền Tây Nam Bộ. Mỗi khi đến lễ người dân dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Mọi người đều may cho mình bộ quần áo mới và gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn để lễ Phật.

Theo truyền thống ngày tết của người Khmer sẽ tổ chức ở các ngôi chùa Khmer. Nhưng ngày nay do sống cộng cư với người Việt đã ảnh hưởng phong tục người Việt. Nên họ còn tổ chức lễ đón giao thừa, và cúng ông bà ở nhà trong những ngày lễ Chol Chnam Thmay. Trong ngày lễ này người Khmer còn tổ chức nhiều trò vui như: đốt đèn trời, đánh quay lửa,… Đây cũng là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây, hấp dẫn du khách từ nhiều nơi đến đây.

4ie Lễ hội Kathina 

Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng. Lễ được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ. Theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer, các chùa sẽ chọn 1 ngày cụ thể. Và thông báo cho các Phật tử trong phum sóc biết để chuẩn bị tiến hành làm lễ Kathina. Vì vậy mà mỗi phum sóc ở các tỉnh sẽ khác nhau về ngày tổ chức nhưng theo truyền thống thì thường diễn ra trong 2 ngày.


Trong lễ hội này người dân sẽ thỉnh chư tăng đến tụng kinh, cầu an cho gia chủ. Ngày thứ hai đông vui nhất vì ngày này toàn bộ cư dân trong phum sóc làm lễ rước Kathina. Người dân sẽ dâng các vật phẩm gồm áo cà sa, bình bát. Và các lễ vật thiết yếu phục vụ việc sinh hoạt của các nhà sư.

Đi kèm đó là đội trống Sa – dăm, đội Rô – băm. Cùng chục thiếu nữ xếp thành hai hàng để rước về chùa và dâng lên cho các nhà sư. Đây là lễ hội không đơn thuần là chỉ dâng y cà sa. Mà nó còn góp phần gìn giữ những giá trị tốt đẹp của đạo Phật. Và tạo nét gần gũi, thân thiện trong cộng đồng người theo đạo Phật ở Việt Nam.

5ie Lễ hội Ok Om Bok 

Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer cùng với lễ hộ Chol Thnam Kmer. Khi vào thời điểm kết thúc mùa vụ, vào các ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hằng năm đồng bào Khmer Nam Bộ lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Ok Om Bok nhằm để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, tạ ơn với vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, đem lại mưa hoà gió thuận, mùa màng bội thu, trái cây say quả và sự no ấm cho phum, sóc.

Lễ hội được tổ chức hằng năm với hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước; hội đua ghe ngo… Để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm một chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá; trên cổng giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc lâu đời, là lễ hội văn hoá đặc sắc tại miền Tây, đồng thời có giá trị sâu sắc về khoa học và lịch sử. Lễ hội còn thể hiện rõ nét lịch sử canh tác lúa từa xa xưa, các hình thức diễn xướng văn hoá dân gian, trò chơi, ẩm thực dân gian, sự ra đời môn thể thao đua ghe của đồng bào Khmer…

Các bài viết liên quan đến chủ đề ,

Bài viết mới

ĐẶT MUA

ĐẶT MUA

Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0931.9999.11
Nhận thông báo từ ATP SOFTWARE và cập nhật những kiến thức mới nhất từ chúng tôi!

Kiến thức Marketing

1611 bài viết

Kinh doanh Online

1360 bài viết

Facebook Marketing

996 bài viết

Kiếm tiền MMO

720 bài viết

Kinh doanh Online

810 bài viết

Thủ thuật Facebook

215 bài viết