Mặc dù cho đến nay, hoa sen vẫn chưa chính thức trở thành quốc hoa của Việt Nam nhưng từ lâu, hình tượng hoa sen thanh cao, giản dị, kiên cường bất khuất, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" đã là biểu tượng cho vẻ đẹp của người Việt Nam.
Không chỉ vậy, hoa sen là loài hoa vừa có hương vừa có sắc, lại là món quà vô giá thiên nhiên ban tặng bởi gần như mọi bộ phận của cây hoa sen đều có thể sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc, để trang trí...
Tại một cuộc thăm dò ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam về bình chọn quốc hoa, quốc phục, quốc tửu được tổ chức nhân dịp Hội hoa Xuân tại Hà Nội năm 2011, đa số người bình chọn đã chọn hoa sen là quốc hoa. Tuy nhiên cuộc thăm dò ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi vì chỉ được thăm dò tại Hà Nội.
Sau đó cũng năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển lãm hoa sen và lấy ý kiến người dân tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh và cũng được người dân chọn hoa sen với đa số phiếu chọn. Tháng 2 năm 2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét, phê duyệt đề án Quốc hoa Việt Nam trong đó đề cử hoa sen là quốc hoa.
Bọ cạp vàng là một trong những loài cây có sức sống mãnh liệt có khả năng chịu nắng và thoát nước tốt. Cây mọc ở rất nhiều quốc gia trung khu vực Đông Nam Á và được chọn làm quốc hoa Thái Lan từ khá lâu đời.
Bọ cạp vàng là niềm tự hào của đất nước Thái Lan với hoa nở từng chùm màu vàng tươi sang trọng tượng trưng cho sự sung tung, là màu của Hoàng gia và Phật giáo và sự vinh quang.
Khi đi du lịch đến đất nước Thái Lan đâu đó bạn sẽ bắt gặp những hàng bọ cạp vàng nở rộ được trồng ở hai bên đường. Hoa thường nở vào đúng những ngày cuối tháng 3 trong thời điểm trời đất giao thoa giữa sự dịu nhẹ, mát mẻ của mùa xuân và cát nắng gay gắt của mùa hè. Hoa nở tùm chùm, thả xuống đong đưa trông giống như những dây lồng đèn rực rỡ tô điểm cho thiên nhiên, đất trời.
Sở dĩ bọ cạp vào được chọn là quốc hoa của Thái Lan bởi vì màu sắc đẹp, dễ trồng, dễ sinh trưởng và phát triển. Người Thái rất ưa chuộng màu vàng, họ luôn xem màu vàng là biểu tượng của may mắn, sung túc và giàu sang.
Không phải ngẫu nhiên mà hoa bọ cạp vàng được chọn là quốc hoa của đất nước Thái Lan. Loài hoa này tượng trưng cho phong thái của Hoàng gia, mang đậm nét quý tộc.
Hoa Bò Cạp Vàng được xem là Quốc Hoa của Thái Lan, tượng trưng cho phong thái Hoàng gia, mang nét đặc sắc của giai cấp quý tộc. Ở Thái, màu vàng là màu của Phật Giáo, và cũng là biểu trưng cho sự đoàn kết, yêu thương, hoà hợp của một đất nước Phật Giáo nhất nhì Đông Nam Á.
Hoa Dâm bụt (tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis) còn có tên khác là Bunga Raya.Ngày 28 tháng 7 năm 1960 chính phủ Malaysia đã chính thức công bố hoa Dâm bụt là Quốc hoa của Malaysia và được in trong tiền cắc của đất nước này.
Loài hoa 5 cánh có màu đỏ tươi đại diện cho “Năm Nguyên tắc quốc gia” - triết lý quốc gia của Malaysia trong việc tăng cường đoàn kết và hòa giải dân tộc, trong khi màu đỏ tượng trưng cho lòng quả cảm. Loài hoa này cũng được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Có 2 ý nghĩa đặc biệt của Rumdul khi được bình chọn làm biểu tượng quốc hoa tại Campuchia.
Tượng trưng cho người con gái Khmer
Mỗi bông hoa rumdul như tượng trưng cho người con gái Khmer vậy. Với sắc vàng tươi tắn, hình dáng của loài hoa này như đang nhảy theo điệu múa Apsara. Đây là điệu múa truyền thống của người dân tộc Khmer tại Campuchia.
Nếu nói về độ tươi vui, nhí nhảnh và hoạt bát thì khó có giống nào đọ lại được loại hoa này. Bạn có thấy nhờ nó đem lại nguồn tích cực như vậy cho nên sức sống rất mãnh liệt không. Thực sự là vậy, đây là loại hoa chịu được khí hậu khắc nghiệt nắng nóng cực kỳ tốt. Nên thậm chí nhiều người còn từng đùa rằng nên bình chọn nó là nữ hoàng mùa hè.
Tượng trưng cho sự phồn thịnh
Đa phần loại hoa nào có màu sắc tươi tắn đều đem lại nhiều điều hay và tốt đẹp dành cho chủ sở hữu. Như Rumdul cũng vậy, loại hoa này đem đến cho chúng ta sự thịnh vượng và sung túc. Tuy nói nó dí dỏm là thế nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp thanh tao và sang trọng vốn có.
Nhờ vậy, ở một ý nghĩa khác nó chính là đại diện cho sự giàu sang và phú quý. Đặc biệt sẽ hợp lý nếu nó được sử dụng làm thành một lẵng hoa khai trương. Như vậy, chẳng phải cửa hàng của bạn luôn mua may, bán đắt và dễ thành công hơn sao.
Tượng trưng cho sự ngọt ngào
Nhìn bề ngoài tươi mát là vậy nhưng rumdul còn ẩn chứa một điều gì đó rất ngọt ngào. Điều đó thể hiện rõ ràng nhất ở mùi hương của nó. Chỉ cần vào buổi chiều tối, bạn sẽ ngửi thấy hương thơm ngào ngạt mà cây hoa này tỏa ra. Đó như để chứng tỏ sức hấp dẫn và quyến rũ của nó đến nhường nào vậy.
Quốc hoa của Singapore là hoa phong lan Vanda Miss Joaquim hay Miss Joaquim. Loài hoa xinh đẹp và khả năng phục hồi cao phản ánh tinh thần Singapore.
Có mặt tại đảo quốc sư tử vào năm 1893. Sau đó, vào ngày 15/4/1981, loài hoa này chính thức công nhận là quốc hoa Singapore sau khi vượt qua 39 ứng cử viên khác. Đặc biệt có đến 30 loài lan trong danh sách bầu chọn Quốc hoa của đảo quốc này. Người quyết định lúc đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Singapore S. Dhanabalan.
Phong lan tên gọi “Vanda Miss Joaquim” có màu hồng phớt nhẹ tươi tắn. Quốc hoa được đặt tên theo vị nữ chủ nhân đã trồng nó. Bà tên là Agnes Joaquim – con gái một thương buôn người Mỹ. Theo tài liệu ghi chép lại, bà Agns Joaquim đã lai hai giống lan có mặt phổ biến tại Singapore là Vanda Hookeriana and V. teres để cho ra đời đứa con tin thần Vanda Miss Joaquim.
“Loài lan quý hiếm nhất” chính là giải thưởng mà Agnes Joaquim đã có được cùng với hoa lan của bà năm 1899. Loài hoa này nở quanh năm, lâu tàn và chịu nắng. Vẻ đẹp sắc sảo của “Miss Joaquim” rất được yêu quý và có mặt khắp Singapore. Nếu có dịp du lịch và ghé Vườn lan quốc gia Singapore, bạn cũng dễ dàng bắt gặp Miss Joaquim giữa 60.000 cây lan khác nhau (hơn 1.000 loài và hơn 2.000 cây lan lai).
Quốc hoa của Lào – Ý nghĩa hoa đại (champa ) của nước lào. Đối với người dân Lào, dok champa đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống. Loài hoa này thường được sử dụng để trang trí các nghi lễ hoặc làm thành vòng hoa chào đón khách. Hoa dok champa được trồng phổ biến trên toàn lãnh thổ Lào, đặc biệt là gần khu vực các tu viện.
Không biết từ bao giờ, loài hoa này đã gắn liền với mỗi người dân đất nước Lào. Hoa Chăm Pa có màu sắc tinh khiết và mùi hương thanh nhã, thơm ngát, hương sắc hoa lan tỏa làm say đắm lòng người, như lời bài hát dân ca Lào“Ngạt ngào hương thơm, vấn vương trong lòng, sắc hoa đẹp mãi. Hương ngát làm tôi trăm nhớ ngàn thương bóng ai thầm yêu”.
Vào tháng tư, từ mọi bản làng trên khắp đất nước hay ngay giữa thành phố giữa thủ đô Viêng Chăn đều ngát hương hoa Chăm Pa. Du khách thả hồn vào những bông hoa để trải lòng mình ra với gió, với nắng và với người dân Lào mến thương. Và hương thơm của hoa Chawmpa là cho hồn ta thêm cảm xúc hơn.
Ở đất nước Lào giữa muôn ngàn loài hoa thơm ngát, đẹp hơn hoa Champa. Tuy vậy, hoa Chăm pa là loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ những ý nghĩa triết học nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về với đạo lý nhà Phật, là tính cách đôn hậu, hiền hòa của người dân xứ Chăm pa.
Khi đến tết Bupimay , người dân Lào thường kết từng vòng hoa Chăm pa cài trên tóc để cầu mong điều may mắn tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới. .Mời khách đến nhà trong dịp tết này sẽ được chủ nhà thận mật cài hoa trên ngực áo và đeo vào cổ tay một sợi chỉ xanh đỏ để cầu may mắn.
Hoa chăm pa còn biếu tượng cho tình yêu . Những đôi trai gái yêu nhau thường trao tặng những bông hoa Chăm pa để nói lên tình yêu tha thiết, thủy chung của mình. Khi bài hất “Hoa đẹp Chăm pa” ngân lên thì từng đôi nam nữ Lào thể hiện điệu múa Lăm-vông không chỉ bằng đôi tay dẻo, đôi chân nhịp nhàng, mà bằng cả ánh mắt dịu dàng và nụ cười hồn hậu.
Hoa Chămpa có 5 cánh hoa xoè ra còn thể hiện sự đoàn kết dân tộc. Màu sắc và vẻ đẹp của hoa Chăm pa còn được người dân nước Lào ví như mối tình sáng trong của những đôi trái gái.
Quốc hoa của Lào là Chăm pa là yêu biết bao sự trắng trong, thuần khiết của tâm hồn của người dân Lào, nâng cánh Chăm pa như đón chào điều trong lành, thanh khiết, gợi cho ta những cảm xúc thanh cao mà đắm say.
Hoa Simpor (có tên khoa học là Dillenia suffruticosa), hoa có 5 cánh lớn màu vàng tươi gần giống như hoa Mai. Lá Simpor có kích thước lớn và rộng, hình bầu dục, người dân Brunei thường sử dụng lá Simpor để gói thức ăn khi mang đi xa, tạo nên một nét văn hóa thật gần gũi và dễ thương. Lá và rễ cây có thể được sử dụng để chống viêm, ngứa, đau dạ dày và phục hồi sức khỏe.
Hình tượng hoa Simpor xuất hiện rộng rãi trong các mẫu mã thủ công truyền thống của Brunei và được đưa lên đồng tiền 1 dollar của quốc gia này. Loài hoa này thường được tìm thấy ở khắp nơi trên toàn quốc, dọc theo các con sông ở Brunei, đặc biệt là sông Temburong, và cả các khu vực đầm lầy hoặc cát trắng. Đôi khi, ta cũng có thể bắt gặp Simpor trên các sườn đồi và rặng núi.
Dường như một loài hoa thôi chưa đủ mà Indonesia còn có hẳn 3 loài hoa được chọn làm biểu tượng hoa của đất nước, đó là hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối.
Hoa Nhài còn có tên gọi khác là Melati (tên khoa học Jasminum sambac). Hoa nhài là loài hoa quen thuộc ở nhiều nước châu Á, tượng trưng cho sự cao quý và tinh khiết.
Hoa Lan mặt trăng còn tên gọi khác là Anggrek bulan (tên khoa học Phalaenopsis amabilis). Loài hoa này là một loài hoa đẹp mọc khắp nơi trên lãnh thổ Indonesia.
Hoa Xác thối còn có tên gọi khác là Bunga bangkai (tên khoa học Amorphophallus titanum). Tuy nó có mùi đặc trưng như miếng thịt thối nhưng nó lại là loài quý hiếm, đặc hữu chỉ có trên đảo Sumatra, nổi tiếng thế giới với kích thước khổng lồ.
Hoa nhài Ả Rập chính thức trở thành một trong những biểu trưng của đất nước từ năm 1934. Sampaguita đã được nhập khẩu từ dãy Himalaya, và trồng ở Philippine từ thế kỷ 17. Tên của loài hoa dường như cũng bắt nguồn từ zanbaq (tiếng Ả Rập có nghĩa là “hoa nhài”). Biểu trưng xinh đẹp này gần như gắn liền với hầu hết người dân từ lúc còn nhỏ. Nó xuất hiện gần gũi trong đời sống thường ngày, cả trong sách Khoa học xã hội… Đó cũng được chọn là 1 trong 3 loài hoa được chọn làm Quốc hoa của anh bạn láng giềng Indonesia.
Vào năm 2019, có đệ trình thay đổi Quốc hoa Philippines từ Samaguita bằng hoa lang waling waling – một loại lan đặc hữu có ở Philiippines. Đây cũng là 1 trong 4 biểu tượng của thành phố cao nguyên Davao, Philippines, bao gồm: núi Apo có độ cao 3.412 m (cao nhất Philippines), hoa lan waling waling, chim đại bàng và trái cây nhiệt đới. Tuy nhiên, 2020 đệ trình đã bị phủ quyết. Đến hiện tại, hoa nhài Ả Rập vẫn là một trong những biểu trưng quốc gia bởi sự phổ biến, giá trị trang trí, sắc vóc và hương thơm gần gũi với đông đảo người dân. Đó cũng là hình ảnh gắn liền với truyền thống và truyền thuyết dân gian.
Loài hoa có màu trắng tuyệt đẹp, nở trong đêm và héo ban ngày. Cánh hoa khoe sắc như hình ngôi sao cùng hương thơm ngọt ngào. Theo Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Philippines, Sampaguita tượng trưng cho “sự thuần khiết, giản dị, khiêm tốn và sức mạnh”.
Người dân ca ngợi loài hoa là hiển thân của sự tinh khiết, tận tâm, giản dị và hy vọng nhưng cũng mang sức mạnh. Đặc biệt, loài hoa này còn được xem là hiện thân của tình yêu đẹp, chung thủy.
Sampaguita – quốc hoa Philippines được cho là xuất phát từ cụm từ “sumpa kita”. Cụm từ này có nghĩa là “Tôi hứa với bạn”.
Nhắc đến Myanmar, người ta không thể nào quên được loài hoa đại diện cho quốc gia này - hoa Giáng hương mắt chim. Hoa Giáng hương mắt chim còn có tên gọi khác là hoa Padauk (tên khoa học là Pterocarpus indicus), mọc thành chùm nhỏ màu vàng, hương thơm nhẹ nhàng. Người dân quan niệm rằng hoa là biểu tượng cho tuổi trẻ căng tràn sức sống, tình yêu và sự lãng mạn.
Hoa Giáng hương mắt chim đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống và tôn giáo của Myanmar. Ngoài ra thì một số bộ phận của loài cây này có thể được dùng làm thuốc.
Trên đây là các loài hoa được tôn vinh là Quốc hoa của các nước Đông Nam Á (ASEAN) tiêu biểu mà bạn có thể chiêm ngưỡng khi đặt chân đến các quốc gia tươi đẹp này. Chúng thật tuyệt vời đúng không nào?
1611 bài viết
1360 bài viết
996 bài viết
720 bài viết
810 bài viết
215 bài viết