Tư vấn hướng nghiệp (độ tuổi 15 – 28) là một chủ đề khó, cần nhiều sự phân tích ở các khía cạnh khác nhau mới đủ thông tin tham khảo. Trong phạm vị 1 -2 bài viết rất khó bao quát tất cả, nhưng mình sẽ cố gắng chia sẻ góc nhìn của bản thân xoay quanh chủ đề này.
Phần 1 mình đã nói tổng quan về độ tuổi 15-17 và 18-23 cũng như trả lời câu hỏi “làm sao để tìm ra đam mê, sở trường”. Ở phần tiếp theo ngay phía dưới sẽ là cụ thể hơn về chuyên mục hướng nghiệp, hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé!
1. LỜI KHUYÊN CHỌN TRƯỜNG – CHỌN NGÀNH THEO HỌC?
LƯU Ý TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VỀ VIỆC CHỌN TRƯỜNG – CHỌN NGÀNH
- Đừng để bị áp đặt bởi phụ huynh học ngành nghề mà mình không thích (nên dành thời gian để trò chuyện với ba mẹ, giải thích & chứng minh về quyết định của mình để ba mẹ tin tưởng đồng thuận)
- Đừng chọn trường mà không có định hướng rõ ràng (chọn theo bạn, chọn vì người yêu,…)
- Lên phương án 2, nguyện vọng 2 cho các trường hợp nếu ta trượt nguyện vọng 1.
- Không nên dừng việc học của bản thân chỉ bởi vì vấn đề TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN (nếu gia đình khó khăn, các em nên có sự chuẩn bị tự lập ngay từ năm nhất sinh viên để có thể vừa học, vừa kiếm tiền nuôi mình)
- Nên mạnh dạn sống xa nhà, vào các thành phố lớn để học & lập nghiệp. Ở các thành phố lớn sẽ có nhiều cơ hội & môi trường tốt hơn, tuy nhiên cũng cạnh tranh rất khốc liệt đấy!
- …
2. ĐANG LÀ SINH VIÊN HOẶC MỚI RA TRƯỜNG, NHƯNG VẪN CÒN “CHÔNG CHÊNH” VỀ ĐỊNH HƯỚNG?
2.1 Nguyên nhân do đâu?
- – Liệu ta đã trang bị tốt kỹ năng & kiến thức khi đang học CĐ/ĐH?
- – Liệu ta có đi làm thêm, trải nghiệm thực tế từ sớm hay chờ đến khi có bằng tốt nghiệp mới dám đi tìm việc?
- – Liệu ta đã dốc toàn lực cho học tập & công việc?
- – Liệu ta đã có những lựa chọn vị trí & điều chỉnh đúng đắn chưa?
- – …
2.2 Và chúng ta nên làm gì?
2.3 – 15 LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN SINH VIÊN
- Ở giai đoạn đang là sinh viên sẽ giúp chúng ta có “MÔI TRƯỜNG TỐT”: nhóm bạn tốt, thời gian rãnh, đầu óc thoải mái,… để TRẢI NGHIỆM & HỌC TẬP
- Kiến thức ở trường là yếu tố “cần”, nhưng học từ THỰC TẾ tại các doanh nghiệp, từ ĐỜI SỐNG sẽ giúp chúng ta trang bị những kỹ năng thực tế đáp ứng công việc tốt hơn
- Nên tự trang trải cuộc sống & đi làm từ sớm. Đừng chờ có đủ kiến thức & kỹ năng mới tìm việc. Hãy chủ động chọn CÔNG TY TỐT để vừa học & vừa làm (chấp nhận làm không lương hoặc lương thấp giai đoạn đầu)
- Đừng quá phụ thuộc vào tấm bằng Đại Học, hãy biến mình trở thành “NHÂN TÀI”bằng việc được nhiều công ty săn đón mà không cần bằng cấp. Doanh nghiệp chọn ta bởi NĂNG LỰC LÀM VIỆC.
- Nếu có thể, hãy tham gia các hoạt động đoàn hội, thiện nguyện (kỹ năng mềm sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều)
- Xây dựng cho mình THÁI ĐỘ TỐT, rèn luyện TÍNH CÁCH chuẩn mực để có nhiều cơ hội, may mắn hơn cho tương lai
- Đừng quá bó buộc vào ngành mình đang học, chúng ta có thể trang bị thêm kiến thức & làm việc ở các lĩnh vực khác (miễn nó giúp ta tiến bộ & có thêm NHIỀU-LỰA-CHỌN làm việc trong tương lai)
- Khi đã quyết định điều gì, hãy DỐC TOÀN LỰC làm nó đến cùng. Nếu như gặp thất bại, đừng nản mà hãy xem nó như “thất bại tạm thời” & tiếp tục cố gắng với kế hoạch mới
- Xây dựng cho mình kỹ năng, tố chất có thể làm tốt các vị trí quản lý & phấn đấu để đạt được nó sau vài năm đi làm (đừng mãi ở vị trí “nhân viên bên vững”)
- Nếu tập trung phát triển chuyên môn, hãy ĐỊNH VỊ bản thân trở thành chuyên gia và tạo ra nhiều lợi thế khác biệt cho bản thân
- Đừng làm việc để nhận thu nhập theo giờ, hãy làm việc để nhận thu nhập dựa vào kết quả
- Trang bị kỹ năng top 5%, tư duy theo cách của người giàu, nghĩ & làm khác biệt để tạo ra kết quả lớn (thay vì tư duy theo lối mòn & chạy theo đám đông)
- Kết quả mới đến từ SỰ THAY ĐỔI & NĂNG LỰC MỚI. Đừng lười biếng, thụ động & ngại thay đổi. Hãy biết chủ động tạo ra cơ hội & may mắn cho riêng mình
- Hãy luôn QUAN SÁT/ĐÚC KẾT trong mỗi giai đoạn, mỗi trải nghiệm. Có như thế ta mới có thể TIẾN BỘ & tránh lặp lại các sai lầm của người khác
“ĐẦU TƯ VÀO BẢN THÂN, BẠN LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH VÀO LÚC NÀY” – Warren Buffett
3. NẾU “TRƯỞNG THÀNH”, CHÚNG TA SẼ BIẾT CHỦ ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO CHÍNH MÌNH!
3.1 Vậy trưởng thành là gì?
- Là khi ta CHÍN CHẮN trong suy nghĩ & các lựa chọn
- Là khi ta hiểu rõ bản thân & biết mình thực sự muốn gì? (Cái này thấy vậy chứ khó!)
- Là khi ta có thể TỰ LẬP & có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh (trong đó có bản thân ta & gia đình)
- Là khi ta có thái độ đúng đắn & lối sống làm mạnh. Để người thân (ba mẹ) tin tưởng & không cảm thấy lo lắng cho ta nữa
- …
3.2 Đưa ra các “QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG” là điều VÔ-CÙNG-KHÓ?
4. NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG
4.1 NHỮNG ĐIỀU TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY CHÚNG TA!
- Phần lớn những ai chuyên tâm học giỏi, tập trung phát triển chuyên môn, sau khi ra trường lại khó có thành công vượt trội (vì chúng ta tự biến mình thành “mọt sách” & quá ít kỹ năng xã hội)
- Nghịch lý là hầu hết các định hướng giáo dục, đều hướng chúng ta đến con đường “LÀM THUÊ BỀN VỮNG”. Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết ai cũng phải trải qua vị trí này ở giai đoạn đầu của sự nghiệp. Nhưng làm sao đó để trang bị thêm những tố chất trở thành QUẢN LÝ/CHUYÊN GIA, hoặc tự làm kinh doanh hay nhà đầu tư.
- Chúng ta không được dạy về kiến thức TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ & KINH DOANH khi ở trường (mặc dù đây là nhóm kiến thức hết sức quan trọng)
- Nhà trường không dạy chúng ta nhiều về các kỹ năng mềm. Nó đến từ môi trường học tập, từ bạn bè & chỉ có sự CHĂM CHỈ RÈN LUYỆN mới giúp ta có chúng…
- Nhà trường không dạy về các phương pháp, hay thói quen tốt giúp ta thành công trong cuộc sống. (Những điều này ta phải tự học trong các sách & thông tin bổ sung trên internet)
- Chúng ta không được học về kiến thức để cân bằng cuộc sống, thấu hiểu bản thân & tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mình (đây là điều mà chúng ta phải tự vấn, trăn trở & tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình)
- …
4.2 Trong KIM TỨ ĐỒ của Robert Kiyosaki có chia ra 4 lựa chọn cho sự nghiệp.
- LÀM THUÊ (L)
- TỰ LÀM (T)
- LÀM CHỦ (C)
- NHÀ ĐẦU TƯ (Đ)
- Có sự quan tâm nhiều hơn về kiến thức đầu tư, từ đó giúp ta hiểu biết hơn về kiến thức tài chính. Biết cách tiêu sài kiệm hơn khi còn trẻ, tích luỹ tiền bạc cho tương lai
- Trở thành nhà đầu tư, chúng ta có thể dùng tiền tích luỹ được để đầu tư Chứng Khoán, Bất Động Sản hay một loại hình nào đó. Sẽ giúp chúng ta tăng tốc tài sản & thu nhập nhanh hơn, có dòng tiền tốt hơn mỗi tháng để sớm “tự do tài chính”.
- Trang bị năng lực tổ chức, quản lý teamwork & doanh nghiệp để trở thành chủ doanh nghiệp. Đây là nhóm kiến thức quan trọng để ta thăng tiến nhanh trong sự nghiệp
- Sớm có được sự TỰ DO (tự do tài chính, tự do thời gian, tự do không gian, tự do thể chất, tự do tâm trí,…). Để từ đó có sự thoải mái & nâng cao chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn
- …
5. Tổng kết
5.1 CHÚNG TA CẦN TRÁNH CÁC BẪY
- Vòng luẩn quẩn tài chính: Làm ra tiền – tiêu sài hết (sống chật vật qua hàng tháng & “túi luôn rỗng”)
- Bận rộn & làm việc kiếm tiền cả đời (hãy biết cách đặt ra các mục tiêu trong từng giai đoạn & nỗ lực hoàn thành nó, tìm cách cân bằng cuộc sống & tự do sớm. Để từ đó có sự thoải mái hơn)
- Các lời khuyên về việc nên có trải nghiệm nhiều, đi du lịch nhiều chưa chắc đã tốt cho giai đoạn tuổi trẻ
- Đọc sách, học quá nhiều & không đúc kết để ứng dụng được gì. (Chọn không đúng loại sách, nhận thức sai & ảo tưởng về những điều dễ dàng được chia sẻ bên trong sách. Nâng cao chỉ số HÀNH ĐỘNG, chỉ khi ta bắt tay vào hành động thì mới dần có kết quả).
- Không nên kiếm tiền, kinh doanh bất chấp (đa cấp trá hình, hoạt động VPPL, các hoạt động đầu tư với hứa hẹn lợi nhuận cao,…)
- Làm thuê -> kinh doạnh (thất bại & nợ nần) -> Quay lại con đường làm thuê
- Đừng làm lớn khi bản thân “chưa đủ lớn”, đừng để mình bơi vào cảnh nợ nần quá mức
- Thất bại là điều mà ta sẽ gặp, nhưng hãy cố gắng tránh nó càng nhiều càng tốt (bởi thất bại quá nhiều & các thất bại lớn đôi lúc sẽ khiến ta “gục ngã”, rất khó để vực dậy)
- …
5.2 NÊN LOẠI BỎ CÁC TÂM LÝ
- Không cần nỗ lực học tập (giai đoạn phổ thông – vì nghĩ đi học không giúp ích được gì)
- Sinh viên năm nhất thường có xu hướng “xã hơi” (vì vừa được đậu ĐH, tâm thế chiến thắng, để rồi khá toang trong suốt những năm còn lại)
- Đã học đủ sau khi tốt nghiệp CĐ/ĐH nên khi đi làm không muốn học nữa (học là hành trình cả đời)
- Khi đi làm hay có tâm lý: đứng núi này, trông núi nọ (không DỐC TOÀN LỰC & LÀM TỚI CÙNG để có kết quả sớm hơn cho giai đoạn đầu của sự nghiệp)
- Đa số chúng ta khi ở độ tuổi 18-28 thường muốn có kết quả nhanh. Từ đó nhanh chán nản, bỏ cuộc, có các lựa chọn chộp giật. Ta nên có tầm nhìn dài hạn hơn & nuôi dưỡng điểm bùng phát trong sự nghiệp.
- Dễ bị nghịch cảnh tác động theo chiều hướng tiêu cực: chia tay người yêu, bố mẹ chia ly,… (hãy lấy đó làm động lực để bản thân cố gắng hơn)
- Hay ẢO TƯỞNG & THIẾU THỰC TẾ (bởi mới chỉ nghe/đọc, & được truyền cảm hứng từ ai đó, chỉ mới thấy bề nổi). Nhưng thực tế chẳng màu hồng như thế!
- Bị tác động bởi ngoại cảnh, bởi sự so sánh với người xung quanh (ta chỉ cần bản thân tốt hơn mỗi ngày, so với với ta của ngày hôm qua có sự tiến bộ thôi là đủ rồi, chẳng cần so sánh với ai cả)
- Dễ dàng bỏ cuộc & “thả trôi cuộc đời” khi gặp nghịch cảnh, thậm chí là tự tử. (Mỗi nghịch cảnh đến với ta là một thử thách để giúp ta tốt hơn, tạo ra bước ngoặc lớn trong cuộc đời. Bước ngoặt đó đi lên hay xuống bởi chính thái độ của ta mà thôi!)
- …
5.3 NÊN KHẮC SÂU ĐIỀU NÀY:
Thế hệ trẻ là tương lai của mọi quốc gia
5.4 KẾT LẠI:
Vì ở độ tuổi đó ta không dễ có kinh nghiệm để lựa chọn đúng, mà mỗi sai lầm sẽ phải trả giá rất đắt! (Theo thầy Tần Nguyễn – chuyên gia đầu tư chứng khoán)
1. CHUẨN BỊ KỸ -> 2. RA QUYẾT ĐỊNH -> 3. DỐC TOÀN LỰC HÀNH ĐỘNG -> 4. SAI NHANH -> 5. HOÀN THIỆN NHANH —->>> SỚM GẶT HÁI KẾT QUẢ TỐT TRONG SỰ NGHIỆP!