Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Họ chính là chìa khóa sinh mệnh đối với lợi nhuận, sự thu hút và danh tiếng của một doanh nghiệp. Không công ty nào tồn tại được nếu không duy trì mối quan hệ với khách hàng và đây là một bài toán khó – làm sao để khách hàng luôn quay lại với bạn? Học cách đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ, thực hiện những dịch vụ chăm sóc khách hàng cơ bản là những bước đầu tiên trong việc giữ chân người tiêu dùng của mình.
Tỷ lệ khách hàng rời bỏ là tỷ lệ khách hàng chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn sau một thời gian sử dụng. Nó được tính bằng cách chia số lượng khách hàng bạn mất đi cho số lượng khách hàng ban đầu bạn có được. Ví dụ, nếu ban đầu bạn có được 500 khách hàng và sau đó mất đi 25 khách hàng thì tỷ lệ khách hàng rời bỏ của bạn là 5%. Vậy có những cách nào để giữ chân khách hàng?
1.Tập trung vào tệp khách hàng trung thành
Tại sao sự trung thành của khách hàng lại quan trọng với thành công của doanh nghiệp? Đó là bởi chi phí giữ chân một khách hàng cũ thấp hơn tới 7 lần so với chi phí để có được một khách hàng mới. Đồng thời, bán sản phẩm cho khách hàng hiện tại bao giờ cũng dễ hơn nhiều! Xác suất thành công của việc này với khách hàng mới là khoảng 5-20% so với 60-70% của một khách hàng hiện tại.
Cuối cùng, khách hàng trung thành nhất trở thành những người ủng hộ, giúp xây dựng thương hiệu và cộng đồng trung thành. Đây thực sự là đích đến hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp!
Đáng tiếc là điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa lựa chọn được cho mình phương án hiệu quả để giữ chân khách hàng và kết quả, khách hàng của họ thường xuyên quyết định về việc chuyển sang một đơn vị khác.
Khách hàng trung thành là những người được chuyển đổi trong một thời gian dài từ khách hàng tiềm năng vì thế bạn phải tìm khách hàng tiềm năng trước
Vậy kinh doanh trên facebook, zalo, insatgram .. làm sao để tập trung và biết họ ở đâu thì bạn nên lọc bạn bè và tìm kiếm kết bạn với họ từ những nơi họ có mặt:
[Simple Facebook]-Hướng dẫn lọc tệp khách hàng tiềm năng
3. Đưa đến cho khách hàng một lộ trình cụ thể
Việc bắt đầu sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ mới có thể sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị choáng ngợp. Nếu như họ cảm thấy khó có thể định hướng việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, khách hàng sẽ nhanh chóng mất đi hứng thú.
Bạn nên tạo ra một bản hướng dẫn hoặc một lộ trình để hướng dẫn khách hàng tìm hiểu các tính năng và đặc điểm của sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để có thể nắm được cảm nhận cũng như kỳ vọng của khách hàng, từ đó cung cấp thêm thông tin mà họ cần về sản phẩm.
Khi khách hàng cảm thấy sẽ đạt được những gì họ kỳ vọng với sự giúp đỡ từ bạn, họ sẽ ở lại với bạn lâu hơn. Vì vậy việc định hướng và chăm sóc khách hàng là rất quan trọng.
4. Luôn khuyến khích khách hàng
Hãy khuyến khích khách hàng ở lại bằng cách tặng họ những ưu đãi, giảm giá,… cho khách hàng trung thành. Điều này còn thể hiện bạn đang đề cao và trân trọng họ.
Trên kinh doanh online, việc thường xuyên nhắn tin, thăm hỏi, khuyến mãi, tư vấn là một điều cần. Và cái chính là làm sao bạn sắp xếp điều này hợp lý, tự đồng, và làm nhanh nhất không tốn chi phí nhất có thể:
Bạn có thể sử dụng phần mềm simple facebook để gửi tin nhắn đến tẹp khách hàng trên trang cá nhân – hoặc tệp khách hàng tiềm năng
Xem video để hiểu rõ:
Tìm hiểu về simple facebook tại đây: https://atpsoftware.vn/simple-facebook
Và còn trên instagram màu mỡ thì bạn cũng thực hiện tương tự, phải gửi chúc mừng sinh nhật, thả tim, like, nhắn tin khuyến mãi mặt hàng mà khách mua, giới thiệu mặt hàng mới cho khách hàng cũ cũng như mới – SIMPLE INSTAGRAM
Bạn nên đưa ra những khuyến khích này vào thời điểm thích hợp. Đặc biệt, trong giai đoạn khách hàng sắp hết hợp đồng với bạn và bạn lo lắng rằng họ có thể không tiếp tục gia hạn, việc đưa ra ưu đãi giảm giá sẽ rất hiệu quả giúp giữ chân khách hàng.
Một yếu tố khác cần phải xem xét chính là nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn dự đoán rằng khách hàng sắp dừng việc sử dụng sản phẩm của bạn là vì họ nhận ra sản phẩm của bạn không thể đáp ứng kịp những gì họ kỳ vọng, hãy khuyến khích họ ở lại bằng các chương trình ưu đãi giảm giá, trong khi chờ đợi bạn cải tiến sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5. Thường xuyên xin phản hồi từ khách hàng tư vấn
Hãy xin phản hồi khách hàng về sản phẩm để cải thiện, xin hỏi đáp nhu cầu tư vấn cho họ.
Sự thất vọng của khách hàng chính là nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng rời bỏ bạn. Để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự thất vọng của khách hàng, bạn cần thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ họ.
Khi khách hàng đã có sự gắn kết với các sản phẩm/dịch vụ, chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề sẽ thường xuyên phát sinh. Nếu những khó khăn tồn tại mà chưa được giải quyết triệt để, nó có thể thôi thúc khách hàng bỏ đi nhanh chóng.
Bạn cần phải xác định chính xác “điểm đau” của khách hàng để giải quyết dứt điểm trước khi họ bắt đầu nghĩ tới việc lựa chọn đối thủ của mình. Bạn có thể thực hiện các cuộc điều tra hay giám sát khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ để tìm ra những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Rất hiếm khi khách hàng đột ngột bỏ đi. Chính vì thế, bạn cần phải tìm kiếm các tín hiệu thường xuyên để có cơ hội để giải quyết vấn đề trước khi đã quá muộn.
Những cuộc khảo sát lấy ý kiến khách hàng thường xuyên như vậy còn chứng tỏ doanh nghiệp của bạn luôn nỗ lực để phát triển và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn nữa.
6. Chú ý đến các đối thủ kinh doanh online của mình
Thị trường luôn biến động, với nhiều công nghệ và phần mềm mới được ứng dụng trong cuộc sống, nhu cầu của khách hàng cũng sẽ thường xuyên thay đổi. Doanh nghiệp của bạn nên chú ý đến những sự thay đổi này để có thể bắt kịp thị trường.
Để chắc chắn không bị đối thủ qua mặt, hãy chú ý đến những chiến lược của họ. Họ có phản hồi những câu hỏi trên các phương tiện truyền thông xã hội không? Họ có sử dụng live chat và thường xuyên online trên website không?…
Tỷ lệ khách hàng rời bỏ cao có thể khiến bạn chịu tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, nếu như bạn thực sự nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng, họ sẽ ở lại với bạn.
Vậy làm sao để biết được đối thủ đang làm gì, để biết họ có động cơ gì, dịch vụ họ có gì nổi bật thì bạn có thể sự dụng công nghệ để hiểu vè đối thủ nhanh và chính xác nhất. GIỚI THIỆU bạn 4 cách tìm nghiên cứu page đối thủ
cách 1: Hướng dẫn cách Sử dụng Simple UID để nghiên cứu Page đối thủ
Simple UID là một công cụ miễn phí của ATP Software giúp marketer có thể thu thập Bigdata khách hàng một cách dễ dàng trên FB như EMAIL, SDT, vị trí, năm sinh,…
Tương tự như cách 2, bạn có thể xem được bài viết nào có nhiều lượt like/share/cmt và tìm hiểu xem Page đối thủ đã làm cách nào.
Các thông tin mà phần mềm quét ra như là năm sinh, giới tính, vị trí, mail, sdt,…Bạn hoàn toàn có thể xuất ra file excel để tiến hành phân tích nhân khẩu học của khách hàng trên Page đối thủ.
Ngoài ra Simple UID sẽ giúp bạn lọc ra ID Facebook của khách hàng, bạn có thể ứng dụng ID này để áp dụng trong các phần mềm kết bạn tự đông theo ID như Simple Facebook hoặc hệ thống target Ads theo UID – Simple Ads
Cách 2: Phân tích Post Ads của Page đối thủ
Việc cần làm là bạn hãy tương tác thật nhiều ở Page đối thủ như like,cmt,inbox,… để bạn được nằm trong tệp đối tượng mà Page đối thủ quảng cáo đến. Khi đó bạn sẽ thấy nội dung như trong ảnh :
Nhấp vào icon 3 chấm góc phải để hiện ra các chức năng : Lưu bài viết, Tại sao tôi nhìn thấy quảng cáo này hay Tạo quảng cáo tương tự. Khi đó bạn sẽ biết được target cơ bản của Page đối thủ như nhóm tuổi, vị trí, giới tính.V
Vậy là bạn đã có cho mình một gợi ý target cực hay từ đối thủ rồi !
Cách 3: Nghiên cứu Page đối thủ bằng công cụ SocioGraph.io
Đây là một công cụ miễn phí hỗ trợ Marketer phân tích khách hàng trên Facebook.
Với công cụ này bạn có thể :
- Tìm ra thời gian đăng bài thích hợp trong ngày
- Phân loại các dạng bài viết của Page đối thủ
- Hiểu sơ được các chiến dịch đang chạy của Page
- Tìm hiểu về Active member ( KH thường xuyên tương tác) là ai ?
- Thống kê tương tác của Page
Nếu bạn muốn hiểu chi tiết hơn có thể xem lại tại bài viết : Hướng dẫn sử dụng SocioGraph.io
Cách 4 : Sử dụng Audience Insight
Một số Fanpage nổi tiếng có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng và được tick xanh sẽ được Facebook thu thập và chọn là một mục sở thích nào đó trong quảng cáo Facebook. Vì vậy, công việc của bạn cần làm là tìm ra thương hiệu mạnh nhất cùng bán sản phẩm tương tự mình để nghiên cứu khách hàng. Hoặc tìm ra các Page tương tự bạn và sử dụng Cách 2 và Cách 3 để tiếp tục phân tích target
Đây là 4 cách mà team ATP Software thường dùng để tư vấn cho khách hàng khi sử dụng các giải pháp marketing của công ty. Bạn hãy áp dụng ngay nhé !
Hoặc bạn có thể sử dụng Auto viral content
Hướng dẫn sử dụng Simple UID để phân tích quảng cáo Facebook đối thủ
Cách tìm kiếm đối thủ cạnh tranh trên Google
Cách 1: Tìm kiếm Google về sản phẩm bạn đang kinh doanh
Đầu tiên bạn hãy tìm kiếm Google với từ khóa mà bạn đang kinh doanh, Google chắc chắn sẽ liệt kê ra các đối thủ mạnh nhất ở TOP đầu. Đây là các website có lưu lượng traffic tìm kiếm cao, được tối SEO tốt. Bạn có thể vào đó để xem các đối thủ lớn đang làm gì và học tập từ họ để làm tốt hơn.
Cách 2: Sử dụng Similar Web
Truy cập website Similar Web (đây là một trang web giúp phân tích các chỉ số của website bất kỳ). Hãy nhập link 1 website đối thủ mà bạn biết, Similar Web sẽ giúp bạn phân tích các chỉ số của Website đó cũng như liệt kê các đối thủ cạnh tranh tương tự.
Cách 3: Sử dung Ahref
Ahref là một website được các SEO-er sử dụng rộng rãi trong hoạt động thống kê các chỉ số website, các thông tin đối thủ và nhiều thứ khác. Với công cụ này bạn có thể kiểm tra được lượng tìm kiếm từ khóa của một sản phẩm bất kỳ hay các trang web đối thủ cùng ngành với bạn.
Click vào ô “Competing Domains” ( tô đỏ trong ảnh) để tìm kiếm các website tương tự.
Dựa vào các thông tin này, bạn có thể nhanh chóng tìm ra rất nhiều đối thủ của mình trên google, bạn có thể xem các chỉ số UR, DR, bộ từ khóa mà đối thủ đang đi để học hỏi và áp dụng cho trang web bán hàng của mình.
Nguồn: Hubspot