Chuyện Khởi nghiệp quán cafe mơ ước. Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi đang viết chia sẻ cho cộng đồng.
Bài học kinh doanh số 41: Chia sẻ câu chuyện về ngành đặc thù
Bài học kinh doanh số 42: Nghiên cứu thị trường và giảm thiểu rủi ro ngành F&B
Bài học kinh doanh sô 43: Khát Khao Làm Ông Chủ
Khởi nghiệp quán Cafe theo mơ ước
Đi làm vất vả 10 – 15 năm, để dành 1 số vốn kha khá, lao ra mở quán cafe, tưởng chừng sẽ thu về bạc tỷ, ngờ đâu chẳng những tiền không có còn phải mang nợ nần, rồi dẹp quán và đi làm trả nợ, đó là vòng xoáy thường gặp các bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp trong ngành khắc nghiệt này, tưởng dễ mà không dễ chút nào.
1. Nên khởi sự F&B từ lửa đam mê thật sự
Ngành nhiều bạn trẻ thích làm, nhưng khi hỏi về chuyên môn, thậm chí nhiều bạn trẻ còn hoàn toàn không có tý kiến thức gì về cafe và lẽ dĩ nhiên là hoàn không hề đam mê hay yêu thích gì về cafe cả. Nghe tưởng đùa mà có thật.
Các bạn không có tình yêu với cafe, lửa với ngành f&b nên dĩ nhiên 100% sẽ không thể tạo lửa nổi trong công việc. Vậy thì sao chủ quán có đủ động lực vượt qua sự vất vả ban đầu, vì làm f&b rất cực, hàng uống còn đỡ, mở hàng ăn ban đầu còn cực hơn rất nhiều. Giờ người ta nghỉ ngơi, đi chơi là lúc mình phải làm việc quần quật.
Không phải mở vì yêu nghề và thích cafe, thì sao mà chuyên tâm về tâm tư tạo dựng ly cafe ngon, chất riêng, càng không chú ý tới trải nghiệm KH ở quán,… vì nó không hề xuất phát từ lòng yêu nghề, thích cafe, thích làm f&b.
Buồn cười là có ai bắt mở đâu mà mở xong cứ than vất vả từ trên face cá nhân đến cả ngoài đời.
2. Nên nghiêm túc thật sự khi lựa chọn bến đỗ cho quán mình là mặt bằng
Mặt bằng quyết định thành bài cực lớn đến sự thành công của 1 quán.
Các yếu tố giá trị từ mặt bằng giúp hút KH
– View (ex: đối diện bờ sông, tầng cao lầu 81, nhìn ra biển, view thấy sân bay, …)
– Sự Thuận Tiện (ex: gần trường học, sát tòa chung cư, dưới tòa nhà, ngay lối ra sân bay, sự đi lại dễ dàng, Địa chỉ dễ tìm kiếm,…)
– Vị Trí (ex: mặt tiền đường, xe cộ lưu thông cao, ít kẹt xe, gần khu dân cư sinh sống, xe chạy chậm, đường không dãi phân cách, Dễ Nhìn Thấy không bị khuất bởi các BDS khác,…)
– Diện Tích Mặt Bằng (bề ngang rộng, to,… so với đối thủ xung quanh, lề đường rộng tiện để xe)
Chọn sai MB phải nhìn nhận là lỗi do mình nóng vội, chưa xem xét kỹ. Thậm chí nhiều bạn trẻ chưa biết sẽ mở quán làm mô hình hàng ăn, hàng uống về gì, concept ra sao thì đã lo đi thuê mặt bằng, thật không thể hiểu được.
Xưa có những quán rất tệ, mà luôn đông KH, mình không hiểu nổi, mãi sau này làm nghề setup quán mới từ từ hiểu và rút ra những bài học đắt giá cho mình từ giá trị cực lớn từ mặt bằng mang lại.
3. Tiến hành xây dựng quán
Giai đoạn tiền ra như nước bắt đầu là đây, buộc bạn phải tạo dựng 1 concept cho riêng quán bạn, còn gọi là “Hồn Quán”, thu hút KH mục tiêu.
Giả sử bạn dự định mở 1 nhà hàng ẩm thực, theo mô hình gọi món, hướng đến người Hàn xa xứ và người việt mê món hàn và phong cách đậm chất Hàn. Vậy điều bạn cần suy tư là làm sao để khi 1 người Hàn bước vô quán, họ cảm giác nhớ nhung quê nhà, cảm thấy 1 không khí gì đó rất ư là Hàn ở nhà hàng của bạn.
Đó chính là điều bạn cần tạo được qua thiết kế không gian và nội thất quán nếu đi theo ví dụ như trên. Bạn không thể tạo ra không khí đó, đồng nghĩa cầm chắc thất bại. Vậy rõ ràng muốn tạo 1 concept gì, bạn phải cực kỳ am hiểu về nó. Ở ví dụ này chính là văn hóa Hàn Quốc, cách sống của họ, cách họ trang trí, món ăn dân dã ở Hàn,…
Bạn sẽ thấy rất thấm 1 điều khi làm f&b, là tâm huyết và mong muốn mình thì nhiều nhưng tiền thì luôn không cho phép. Thế nên việc dự toán chi phí đầu tư vô cùng quan trọng.
Tiền đầu tư không đủ sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hồn của quán ngay.
4. Luôn kỷ luật về vệ sinh quán
Nhiều anh em chủ quán rất xem nhẹ việc này.
Vệ sinh ảnh hưởng đến cả không gian và còn là 1 điểm chạm trong trải nghiệm KH tại quán. Tưởng tượng bàn ăn đóng bụi, ghế ít lau chùi, toalet dơ bẩn thì khả năng cao thời 4.0 là bạn sẽ bị KH bóc phốt đâu đó ở mấy group như “Thánh Review, Saigon Ừm,…” rồi
Cần lên hạng mục vệ sinh định kỳ ngày, tuần, tháng cho quán để đảm bảo.
5. Chuyện Nhân Viên và KH – Mệt Mỏi
Ngành F&B, nhân viên ở quán là người thay ta phục vụ khách, nên có thể nói chính nhân viên là vấn đề quan trọng nhất mà công tác quản lý chú ý.
Họ có thể giúp ta thăng hoa khi đưa cảm xúc KH lên cao trào bằng sự phục vụ ân cần, niềm nở
Họ cũng có thể giết chết thương hiệu chỉ trong 1 ngày nếu cố ý làm sai, phá hoại vì bất mãn điều gì đó từ quản lý.
Với ngành mà luôn cần nhân sự LDPT nhiều, tốt nhất hãy chuẩn hóa tất cả mọi hoạt động thành quy trình và tiêu chuẩn, như cả lời chào KH cũng có cả kịch bản và mọi nhân sự đều được training.
Với ngành mà tỷ lệ xem như công việc tạm bợ, nhân viên không yêu nghề vì sự khắc nghiệt (như nghề bếp) thì chỉ có thật sự đặt cái tâm vào kinh doanh, chú ý xem anh em thật sự đủ sống với đồng lương mình trả hay không mới giải quyết tận gốc nhiều vấn đề nan giải về nhân sự, nhất là thời buổi cung vượt cầu về nhân sự f&b hiện nay.
Và còn nhiều việc phải lo khác, con đường làm chủ của anh em chỉ mới chính thức bắt đầu.