Khát Khao Làm Ông Chủ. Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi đang viết chia sẻ cho cộng đồng.
Bài học kinh doanh số 40 – Nỗi đau thất thoát trong kinh doanh F&B
Bài học kinh doanh số 41: Chia sẻ câu chuyện về ngành đặc thù
Bài học kinh doanh số 42: Nghiên cứu thị trường và giảm thiểu rủi ro ngành F&B
Khát khao làm ÔNG CHỦ
Người có khát khao làm chủ, và nếu thật sự họ có tố chất làm 1 ông chủ lớn, đa phần sẽ có suy nghĩ khác người, tư duy rộng, nhìn xa trông rộng, đam mê cháy bỏng và luôn sẵn sàng dấn thân.
Họ luôn ưu tư những vấn đề của xã hội, luôn suy nghĩ tìm giải pháp để giải quyết một cách quyết liệt.
Tuy nhiên, trong số các ông chủ trẻ lao vào thương trường, vì làm quá nhanh, nóng vội nên nhiều ông chủ trẻ không có nhiều thời gian để nhìn lại và điều chỉnh việc kinh doanh ổn định theo tốc độ tăng trưởng, để rồi vỡ trận vì không kịp vá những lỗ hỗng nhỏ nhưng chết người trong vận hành.
Đôi khi khát khao làm chủ không phải đến từ đam mê mà là khát vọng đổi đời, nó khiến ta luôn nghĩ rằng mô hình kinh doanh của mình là hoàn hảo không cần kiểm thử, nó làm ta quên đi việc tính toán tài chính cẩn thận ban đầu. Thế nên, nhiều khi các doanh nhân như tôi đã trả giá quá đắt cho các bài học của mình.
Nhưng nếu thấy rủi ro mà sợ, thì bao giờ mới khá và đổi đời, thỏa mãn khát vọng?
Thế nên, không có đường tắt đến thành công
Con đường dẫn tới thành công
Để thành công đến nhanh thì nên chuẩn bị kỹ lưỡng ban đầu, chậm lúc đầu nhanh lúc sau. Làm ngành gì cũng cần nắm rõ tử huyệt của ngành, nghiên cứu thấu đáo về ngành, có lộ trình bắn đạn nhỏ kiểm thử mô hình.
Hãy luôn đứng trên vai người khổng lồ
Đó là biết hợp tác để đi xa hơn. Đối riêng tôi, điều này vô cùng ý nghĩa vì đã giúp tôi lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng.
Bạn có chuyên môn, bạn của bạn có tài nguyên, 1 người bạn khác có cộng đồng lớn, tại sao phối hợp với nhau trên tinh thần win win, đồng thời sử dụng chung mối quan hệ rộng lớn của cả 3 người, là 1 ví dụ về đứng trên vai khổng lồ. Không phải cái gì tự build tự xây cũng tốt mà startup thì nguồn lực vô cùng hạn chế.
Tuy nhiên thực tế nhiều startup founder vì cái tôi quá cao, không muốn lệ thuộc ai nên tự thân vận động. Có điều, họ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tồn tại và phát triển, một số rơi vào nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp, vật vờ, rồi mất dần.
Rõ ràng từ đầu khi tìm thêm Co-Founder.
Hãy nhớ, ban đầu khi mới đến với nhau, ai chả mặn nồng rằng anh em mình chung chí hướng, sống chết có nhau. Đó là nói miệng vui thôi, làm ăn nghiêm túc không ai thế. Hãy thỏa thuận ràng buộc rõ ràng từ đầu về sự cam kết, về trách nhiệm, vai trò, nhiệm vụ. Cả hai rõ ràng về quyền lợi (phân chia lợi nhuận, rút vốn, góp thêm vốn, phá sản, giải thể) sẽ như thế nào, mích lòng trước được lòng sau.
Rất nhiều bạn vì cả nể, dẫn đến mối quan hệ sau này khi kinh doanh khó khăn thì cũng là lúc mối quan hệ anh em trở nên rạn nứt, kinh doanh bị bỏ bê vô trách nhiệm dẫn đến trì trệ.
Hãy thật sự có lửa đam mê với ngành chứ không phải mở doanh nghiệp vì ăn theo, trào lưu.
Nhóm lửa đam mê không khó, nhưng đa phần ta buông bỏ vì không giữ nổi lửa đam mê luôn cháy, cháy mạnh và lan tỏa.
1 CEO mà còn không đam mê điều mình làm thì làm sao truyền cảm hứng cho nhân viên? Làm sao thu hút nổi nhà đầu tư? Làm sao có thể khiến KH cảm nhận sự nhiệt thành?
Khó lắm người ơi!!!
Như trong ngành F&B, nếu bạn mở 1 nhà hàng vì tiền, bạn sẽ không thể tâm huyết chăm chút cho không gian, nỗ lực quan tâm đến thực khách, chú ý cải tiến món ăn và cách chế biến,… vì để làm được nó cần xuất phát từ tình yêu và đam mê của CEO.
Đến lúc này đây, điều mà có thể khiến tôi làm việc cường độ cao mỗi ngày và 365 ngày trong năm không biết mệt mỏi chính là khát vọng thay đổi trình độ doanh trí của cả thế hệ các bạn trẻ đang kinh doanh nhỏ lẻ, giúp chuyển đổi từ tự phát, con buôn sang tư duy và cách làm bền vững như 1 doanh nhân.
Vậy khát khao làm chủ của anh em vì điều gì??? nếu là vì tiền thì tiền sẽ rất hay rời xa anh em đó.
– Doanh nhân. Nguyễn Tuấn Hùng –