Bài học kinh doanh số 48 – DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC
Bài học kinh doanh số 49 – Trục xoay trong kinh doanh
Bài học kinh doanh số 50: Yếu tố cốt lõi trong kinh doanh f&b
Chuyện tranh chấp và xung đột quyền lực trong kinh doanh
Tình huống 1: Nên Xây Thể Chế Công Ty ngay từ đầu, nhưng cá nhân tôi thấy cực hiếm Doanh Nghiệp tư nhân nhỏ, siêu nhỏ chịu làm cái này (kể cả đã có cổ đông cả chục người).
Khi chúng ta ra kinh doanh, vì yếu tố nguồn lực cá nhân không đủ mạnh, chúng ta sẽ có khuynh hướng huy động vốn từ bạn bè và 1 số anh em để cùng làm ăn chung với nhau, những người này sẽ cùng join chung công ty, cùng điều hành kiểu bạn A lo nhân sự, bạn B lo thi công dự án, bạn C lo thiết kế… Sau 1 thời gian, sự tỵ nạnh công việc diễn ra, xung đột phong cách làm việc, điều hành, dẫn đến rút vốn và tranh chấp diễn ra giữa các Founders với nhau.
Tình huống 2 thì xa hơn chúng ta huy động từ mối quan hệ với nhiều bạn bè, họ chỉ làm cổ đông, rồi cùng bầu ra 5-7 người điều hành làm HDQT, rồi 5 ông này lại chọn 1 ông làm Ceo. Vì không có bất kỳ cơ chế gì rõ ràng, quyền lực tập trung hết vào tay Ceo, đi công tác hay làm gì vị ceo này đều chi tiêu phung phí, rồi thao túng kế toán xuất tiền từ quỹ công ty cho mục đích riêng.
Điển hình là tranh chấp giữa cổ đông (nhóm nhà đầu tư của công ty Huyvietnam với ông Huy, ceo) và việc ông Huy bỏ trốn, tự ý đóng cửa, giải thể mà không thông báo các nhà đầu tư (cổ đông) với các chuỗi Món Huế, phở ông Hùng,… dù là do yếu tố quản trị công ty thì rõ ràng vấn đề công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi cổ đông, nhà đầu tư… là hoàn toàn không rõ ràng.
Minh bạch trong tổ chức
Như vậy, làm sao để minh bạch, rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm của các bên trong 1 tổ chức, chính là vấn đề sống còn, gồm:
1. Nhóm Các Nhà Đầu Tư (cổ đông)
Những cá nhân chỉ tham gia góp vốn chứ không tham gia quản trị, điều hành, làm việc tại công ty. Cổ đông chỉ hưởng lợi nhuận từ công ty.
2. Nhóm Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng quản trị (nếu công ty cổ phần), hoặc Hội Đồng Thành Viên (công ty TNHH) tham gia vào Quản Trị công ty (xây dựng chính sách hoạt động, phác thảo chiến lược tổ chức, định hướng mục tiêu tổ chức, tầm nhìn, trực tiếp kiểm soát Ceo). Bản thân HDQT có thể bầu từ các cổ đông hoặc là thành viên HDQT độc lập thuê bên ngoài (các chuyên gia).
Dù có là cổ đông và trực tiếp tham gia, thì mỗi cổ đông sẽ có thêm 1 khoản thù lao khi đóng vai trò là HDQT để chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ của mình. Nếu không làm tốt vẫn bị bãi nhiệm như thường và nhóm cổ đông sẽ bầu chọn người khác thay thế.
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước cổ đông (tổ chức đại diện cao nhất là Đại hội đồng cổ đông) về toàn bộ hoạt động quản trị kinh doanh của công ty, bao gồm hoạt động quản trị công ty và hoạt động quản lý công ty. Tuy nhiên, từ chịu trách nhiệm toàn diện này, HĐQT sẽ phân lại cho CEO phần việc chủ yếu thuộc về hoạt động quản lý công ty, còn mình sẽ chịu trách nhiệm chính về các hoạt động quản trị công ty.
3. Ceo Điều Hành DN
Chịu sự quản lý và giám sát dưới quyền của HDQT, nếu năng lực kém vẫn có thể bị HDQT và cả nhóm cổ đông bãi nhiệm rời chức để bầu 1 thành viên khác trong HDQT lên thay, hoặc sẽ thuê 1 ceo từ bên ngoài vào làm.
Và dù là ceo cử trong nội bộ hay thuê ngoài thì cần mức lương rõ ràng.
Để rõ ràng, minh bạch giữa nhóm 1, 2, 3 chính là Bản Điều Lệ của công ty, cần viết thật rõ ràng, kết hợp luật sư tư vấn.
4. Các Nhân Sự Thực Thi
Thường là nên để NV là thuê mướn vào, tuy nhiên, khá phổ biến là các Founders hay kiêm nhiệm 1 vị trí thực thi nào đó ban đầu. Vậy nếu có Founder kiêm nhiệm 1 chức danh thì cần rõ ràng về quyền lực là mình sẽ dưới quyền Ceo, tức nếu kém, ceo có quyền sa thải (khi đó các founders sẽ trở về vao trò Thành Viên HDQT hoặc làm cổ đông), và khi vào làm là có ký kết HDLD rõ ràng giữa 2 bên, mô tả rõ chức danh đó làm gì, chịu trách nhiệm ra sao, KPI thế nào.
Và đã là NV thực thi thì có lương (có chuyện chia lợi nhuận là ở nhóm cổ đông rồi). Và lương dựa trên lương cơ bản, lương năng lực, lương kết quả. Do đó ai ít việc thì thù lao ít, ai nhiều việc ban đầu thì thù lao nhiều (khỏi cãi nhau). Như giả sử ban đầu mới mở công ty, sales đi nhiều mà bên kỹ thuật ít việc là 1 ví dụ.
Kiểm soát quản trị doanh nghiệp
Cần soạn thảo Biên Bản Thỏa Thuận làm việc rõ ràng và đính kèm vô Hợp Đồng Lao Động. Founders nào vừa là thành viên HDQT mà còn phụ trách 1 công việc ở công ty là phải ký hết.
I) Thống nhất cơ chế nhân sự
Có thể nói xây dựng cơ chế kiểm soát quản trị vừa tránh xảy ra tranh chấp, còn giúp các nhóm trong công ty gồm các cổ đông, các thành viên hội đồng quản trị, CEO giảm thiểu rủi ro do vô tình/cố ý như hành xử sai, bỏ sót, hoặc giẫm chân lên nhau trong hoạt động quản trị, quản lý, vận hành doanh nghiệp trong dài hạn và lẽ nhiên là hạn chế quan liêu, quyền lực, tham nhũng trong tổ chức.
Ví dụ CEO, không được tuyển người nhà, người thân và đưa vào nắm giữ các chức vụ chủ chốt về tài chính, như giám đốc tài chính, kế toán trưởng; không nên chấp nhận cho công ty có những giao dịch bất lợi với các công ty “sân sau” của các thành viên HĐQT hay các cổ đông lớn. Ngược lại, HĐQT cũng ngăn chặn lập tức những hoạt động quản lý của CEO vi phạm các nguyên tắc quản trị công ty, như biển thủ, hối lộ, thành lập các công ty sân sau để chuyển dịch các giao dịch làm lợi cho công ty sân sau của CEO…
Điều Lệ CÔNG TY, như 1 bản HIẾN PHÁP, sẽ nhấn mạnh đến một kiến trúc luật pháp thể chế được xây dựng bên trong một doanh nghiệp như một sự thượng tôn lợi ích chung và phát triển bền vững. Tránh sự trục lợi từ bất kỳ cá nhân nào vì lợi ích riêng.
Trong nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ (có cổ đông và HDQT), nhiều Founders lợi dụng quan hệ bạn bè thân thích, như đang kiêm nhiệm về Vị Trí Thu Mua, lại kiêm cả CEO, thế là luôn cố ý lên kế hoạch thu mua vật tư nhập quá mức dự trữ nguyên vật liệu không cần thiết khoảng 30%, rồi dùng quyền CEO để đàm phán giá cả, yêu cầu họ kê giá 50% (vì quy trình là Trưởng phòng Thu Mua phải gửi báo giá để CEO phê duyệt và đàm phán mà ở đây 2 vị trí là 1 người nên Trục Lợi bắt đầu xảy ra, rồi ở vị trí Trưởng Phòng Thu Mua thì vị này lại tiếp tục tráo nguyên liệu đã nhập về, đưa hàng dỏm vô để ăn tiếp chênh lệch. Tham nhũng những 2 lần (Ceo kê giá và thu mua thì đánh tráo nguyên liệu), hậu quả của nó đến lợi ích chung thì không phải bàn rồi nhỉ.
II) Thống Nhất Về Đường Lối, Triết Lý Kinh Doanh ngay từ đầu.
Để tránh kinh doanh vài năm có lãi, ông thì muốn tiếp tục đi theo lĩnh vực ban đầu, ông thì đòi dùng tiền làm ngành khác như cafe, BDS… Thế nên, từ đầu thỏa thuận rõ anh em chúng ta góp vốn mở công ty vì lý do gì, công ty sinh ra đời vì sứ mệnh gì, bám sát mục tiêu cốt lõi là gì. Thế là sau này cứ theo đó mà làm, hết cãi nhau vớ vẩn.
Không có triết lý và mục tiêu dài hạn, sẽ dẫn đến tổ chức chỉ thu hút những cá nhân thấy tổ chức làm ăn được, chỉ muốn nhảy vào để đào, đòi hỏi lợi nhuận ngay trong ngắn hạn, khiến DN khó lòng phát triển bền vững.
Giáo dục triết lý tồn tại và phát triển để răn con người chúng ta cần dành nhiều tâm sức để xây trước. Có xây mới có đào, muốn đào phải xây. Lợi ích là sẽ có, nhưng phải trong khuôn khổ, chừng mực, và phải làm thường xuyên.
Vậy, Thể Chế Công Ty, Thỏa Thuận về Làm Việc, Triết Lý Kinh Doanh chính là kim chỉ nam giúp các anh em kinh doanh, đầu tư chung với nhau có thể đi với nhau lâu dài, hướng đến lợi ích chung và nếu có chăng xích mích, còn giải quyết trong vui vẻ, cứ theo thể chế mà giải quyết, để còn nhìn mặt nhau mà sống, thay vì TỪ BẠN HÓA KẺ THÙ.
Nguồn: Nguyễn Tuấn Hùng