Cuối giờ chiều 29/3, Go-Viet đã xác nhận việc ông Nguyễn Vũ Đức không còn là Tổng giám đốc của công ty. Đồng thời, bà Nguyễn Bảo Linh cũng rời khỏi vị trí phó tổng giám đốc phụ trách phát triển. Cả hai sẽ trở thành cố vấn cho Go-Viet, Go-Jek và vẫn tiếp tục làm việc tại Việt Nam.
Với sự thay đổi này, các thành viên còn lại trong ban giám đốc của công ty sẽ tiếp tục quản lý các hoạt động khác cũng như nắm đầu việc mà ông Vũ và bà Linh để lại trước khi tìm được người thay thế phù hợp. Ông Phùng Tuấn Đức – Giám đốc điều hành Go-Viet cho biết sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với ông Đức và bà Linh để tiếp tục đưa nền tảng này phát triển.
Trước đó, Deal Street Asia cho biết, thông tin CEO Nguyễn Vũ Đức và một giám đốc cấp cao khác của Go-Viet từ chức đã được công bố trong nội bộ công ty tuần này. Theo trang tin này, hai nhân sự cấp cao khi từ chức còn yêu cầu được bồi hoàn một số tiền lớn nhưng Go-Viet không đưa ra bình luận gì về thông tin này. Ông Đức từng làm việc với tư cách là người tham gia phát triển ứng dụng gọi xe Uber tại Việt Nam, thế nhưng ông đã rời Uber một thời gian và quay lại thị trường gọi xe với tư cách là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Go-Viet. Ứng dụng này chính thức vận hành từ tháng 8/2018. Trong các lần chia sẻ với báo giới, ông nói Go-Viet là công ty khởi nghiệp Việt Nam, nhận hỗ trợ vốn và công nghệ từ Go-Jek (một Start-up nổi tiếng đến từ Indonesia).
Những thành công Goviet từng đạt được
Thành công đầu tiên có thể nói là chiến lược Marketing hoàn hảo đến từ “cái tên” thương hiệu. Hãng đã tạo ra một cái tên rất dễ nhớ đánh trực tiếp vào tâm lý của khách hàng. Tâm lý của người Việt Nam là ưa chuộng những thứ “hàng Việt” và những thứ gắn mác là của người Việt nghiễm nhiên thu hút sự chú ý từ dư luận. Go-Viet đã thắng gần như triệt để khi thương hiệu mang cái tên rất dễ nhớ và liên tưởng đến Việt Nam, dễ dàng đi vào lòng của khách hàng.
Những thương hiệu mà thành công trở thành “con rồng” tại thị trường Việt Nam hiện nay đều có yếu tố liên quan đến yếu tố dân tộc như: VinGroup, Vinamilk, Vinaphone, Viettel. Chiến lược Marketing của Go-Viet với đặt tên thương hiệu là một điều giúp hãng ngay từ đầu đã thu hút khách hàng và dễ dàng được ghi nhớ trong tâm trí khách hàng.
Content trên fanpage của Go – Viet đã tạo được sự quan tâm lớn từ người dùng Facebook. Đặc trưng content của thương hiệu là gần gũi, mang tính sẻ chia. Những nội dung Go – Viet hướng tới là người trẻ, có thời gian lướt mạng xã hội nên văn phong vừa hài hước lại vừa tươi vui.
Ngoài ra họ còn chú ý hướng tới nhiều hoạt động cộng đồng, từ thiện,.. để xây dựng thương hiệu vì cộng đồng và thân thiện, phù hợp với văn hoá, xã hội Việt Nam.
Như vậy có thể thấy trong bước đầu thâm nhập, ổn định và phát triển tại thị trường Việt Nam, Go-Viet đã thể hiện khả năng hoà nhập văn hoá, nắm bắt tâm lý khách hàng từ chiến lược về giá cho đến việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu có sự thân thiện với khách hàng. Đây chính là những yếu tố tạo nên thành công rất lớn của thương hiệu này và tạo ra những bài học cho nhiều thương hiệu khác.
Go-Viet đang dần “mất sức” trong cuộc đua tại Việt Nam
Ông Đức và bà Linh từ chức trong bối cảnh Go-Viet vẫn giậm chân tại chỗ trong nhiều tháng qua với 3 dịch vụ là gọi xe máy, gọi thức ăn và giao hàng. Từ đầu tháng này, công ty bắt đầu tăng chiết khấu lên mức 20% khiến một số tài xế nảy ý định đầu quân cho ứng dụng khác. Nếu như năm ngoái mọi người kỳ vọng rất lớn vào Go-Viet cũng như có thể nhìn thấy màu đỏ có thể “trấn áp” lại một màu xanh đang quá “tham” và “ảo” tại Việt Nam. Thế nhưng với những gì kể từ khi Go-Viet xuất hiện cho đến thời điểm này, người dùng và cả tài xế đang cảm thấy thất vọng.
Grab từng coi Go-Viet là cái gai trong mắt và thời điểm ra mắt, giới truyền thông nhận định những chiến lược Marketing của Go-Viet hoàn hảo và chỉ trong thời gian gần sẽ có thể lấy thị phần từ tay của Grab. Thế nhưng, Grab lại liên tục mở rộng địa bàn hoạt động của dịch vụ gọi thức ăn. Cách đây ít ngày, GrabPay by Moca còn bổ sung thêm tính năng thanh toán hóa đơn điện, nước và điện thoại trả sau.
(Nguồn: Baomoi)
Không những thế, đối thủ mới tại thị trường Việt Nam là “Be” thì công bố đã chiêu mộ được hơn 15.000 tài xế chỉ sau 3 tháng chào sân. Đơn vị này còn đặt mục tiêu có mặt tại 22 tỉnh, thành trong năm 2019. Go-Viet dường như khá mạnh tay trong thời điểm ra mắt, nhưng dần đuối sức tại thời điểm nước rút này. Với việc mà cả Tổng Giám đốc lẫn Phó Tổng giám đốc đồng loạt thôi việc khiến nhân sự Go-Viet rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, đây có lẽ là thời gian khủng hoảng nhất của thương hiệu gọi xe này kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 8/2018.
Xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh đáng gờm
Với lợi thế từng có của Go-Viet là đánh đúng tâm lý và văn hóa của người Việt: Người Việt ưu tiên hàng Việt. Thì ngày nay đã xuất hiện 1 đối thủ cạnh tranh bắt đúng lợi thế của họ – Go-ixe. Go-ixe được biết là một “gương mặt mới”, tuy nhiên đây là “đứa con thuần Việt” hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều bước đột phá mới.
Hiện nay, Go-ixe đã kết nối hơn 10.000 người tham dự với hơn 500 xe đăng ký, tốc độ tăng trưởng người dùng hằng tháng đạt gần 40%. Với những thành quả này, một số hãng taxi đã cùng tham dự với Go-ixe và Hàng Bá Trí (Founder của Go-ixe) cũng đã có thêm những thời cơ tiếp cận các nhà đầu tư để gọi vốn. Tuy vậy, để cạnh tranh trong công đoạn đầu, Go-ixe thường xuyên thực hiện free phí dịch vụ nhằm lôi kéo khách và tài xế – chủ sở hữu xe. Mức hoa hồng dao động từ 8 – 10%. Giá cước được phần mềm tính auto 11.000 đồng đối với 2km đầu và 3.600 đồng đối với km kế tiếp. Những sự nỗ lực của Go-ixe rất đáng ghi nhận khi từ người sáng lập đến nhà phát triển đều là người Việt Nam, và tất nhiên với tài nguyên nguồn nhân công là người Việt thì khách hàng có thể kỳ vọng những sự đầu tư về trải nghiệm người dùng, vì không ai hiểu mình bằng người nhà. Hãy cùng chờ đón trong thời gian tương lai liệu Go-ixe có thể làm được những kỳ vọng mà người tiêu dùng từng đặt ra khi Go-Viet ra mắt tại Việt Nam hay không.
Thanh Tuyền
Tổng hợp – Edit
XEM THÊM:
Biến lớn trong thị trường xe ôm công nghệ: Go-Viet rơi vào hoàn cảnh “rắn mất đầu”…
Content Marketing là gì? Tầm quan trọng của content marketing
Chú ý content marketing trong quá trình khởi nghiệp
Tổng hợp kế hoạch kinh doanh mẫu hay nhất từ a – z
Cách tìm target ngon trên Facebook từ Page đối thủ