ATP Software – Marketing tại Agency là một bức tranh đầy màu sắc, mà mỗi vị trí đều có một góc trời riêng để tỏa sáng. Từ những TVC quảng cáo “chất lừ”, những poster đầy nghệ thuật đến những bài content “bay thẳng vào trái tim”, hay những màn chốt sale “ngoạn mục”, tất cả đều có tại Agency. Cùng ATP vẽ chân dung từng vị trí marketing tại Agency và khám phá xem bạn là màu sắc nào trong bức tranh đó nhé.
1. Copywriter
Copywriter – cái tên quá quen thuộc với những ai tìm hiểu về Marketing. Các Copywriter chịu trách nhiệm lên ý tưởng, “phù phép” vào ngôn từ để mê hoặc khách hàng qua những con chữ. Copywriter không chỉ thực hiện công việc viết bài đăng lên website, fanpage hay các bài báo truyền thông, mà còn chịu trách nhiệm những thông điệp trên poster, banner,…
Ngoài khả năng viết tốt, nắm chắc các kiến thức về các dạng bài viết, hiểu về tâm lý khách hàng, hiểu sản phẩm và thương hiệu của nhãn hàng chính là điểm mấu chốt để các copywriter “sản xuất” ra những content chất lượng. Để trở thành copywriter chuyên nghiệp, bạn nên đọc nhiều, viết nhiều để tích lũy thêm kinh nghiệm, mở rộng các góc nhìn đa diện, nắm bắt cái mới nhanh nhạy và sắc bén trong tư duy.
2. Art Director
Muốn biết Art Director làm những công việc gì, hãy xem những sản phẩm họ tạo ra. Đó là những TVC quảng cáo đầy cảm xúc, những viral clip đậm chất sáng tạo, những banner phong cách khiến mọi người phải “wow” lên. Art Director đại diện cho con mắt thẩm mỹ của ý tưởng, chịu trách nhiệm về những công việc như chọn địa điểm quay, chọn diễn viên, chọn kịch bản, đạo diễn, kiêm luôn cả bộ phận âm thanh – ánh sáng – hình ảnh. Art Director phải đảm bảo các khâu được làm chỉn chu, đồng bộ, cho ra sản phẩm vừa làm vừa lòng client và vừa “đã mắt” người xem.
Thực tế, công việc của Art Director yêu cầu tính thẩm mỹ cao, cập nhật xu hướng nhanh, tư duy logic sắp xếp bố cục hợp lý. Làm Art Director cũng như “làm dâu trăm họ”, phải cân bằng giữa tính sáng tạo mà team Ý tưởng đề ra, và hiện thực các nhãn hàng đang hướng tới.
Liên quan: 10 cách tăng tương tác 100% trên Facebook 2019 hay nhất
3. Creative Director
Creative Director chính là đội trưởng của những con người luôn “bay bổng” với những ý tưởng “thần kỳ”, nơi “hack não” nhất trong Agency. Nhiệm vụ chính của Creative Director là cân nhắc và chọn lựa ra ý tưởng hay nhất, vừa đáp ứng được yêu cầu client, vừa đảm bảo được tính nghệ thuật và mới lạ. Để làm được điều đó, Creative Director phải là người thực tế, hiểu được tâm lý khách hàng, nắm bắt được hành vi, xu hướng tiêu dùng, đưa ra quyết định dựa trên dự đoán từ kinh nghiệm thực tế, để đánh đúng và đánh trúng mục tiêu của client.
4. Designer
Designer – những con người làm bạn với máy tính và các phần mềm đồ họa. Copywriter kể chuyện, Designer sẽ minh họa câu chuyện bằng hình ảnh. Art Director chụp ảnh, Designer sẽ sửa ảnh. Client cần poster, Designer sẽ hiện thực hóa những ý tưởng Creative Director gửi. Designer là người cuối cùng sản xuất ra sản phẩm, là nút thắt quan trọng giữa ba bên Art Director – Creative Director – Copywriter.
Liên quan: LÀM SAO ĐỂ AGENCY VÀ SMEs CÓ PHƯƠNG HƯỚNG HỢP TÁC HIỆU QUẢ NHẤT?
5. Account Manager – Account Executive
Account Manager chính là người tiên phong “ra trận”, tiền tuyến trong các Agency. Trách nhiệm của Account Manager là mang về thật nhiều hợp đồng cho công ty, không để các nhân viên “thất nghiệp”. Là người trực tiếp tiếp xúc, và làm việc với clients, Account Manager nói riêng, và bộ phận Account nói chung chính là “gương mặt thương hiệu” của Agency. Chính vì vậy, Account Manager cần là người giao tiếp tốt, giỏi thiết lập mối quan hệ, và có tầm nhìn xa trông rộng. Đây cũng chính là “ứng viên” tiềm năng nhất cho vị trí Giám Đốc vì kinh nghiệm làm việc thực tế, và vai trò quan trọng bậc nhất trong Agency.
Account Manager mang hợp đồng về, Account Executive sẽ là người thực hiện hợp đồng đó. Account Executive có nhiệm vụ nhận yêu cầu từ khách hàng, phân phối công việc về các phòng ban, đồng thời, là “người phiên dịch” giữa khách hàng và team triển khai dự án, để làm hài hòa, và thỏa mãn mong muốn của cả đôi bên. Bên cạnh đó, Account Executive cũng có trách nhiệm nhận feedback của khách hàng, nhằm “cải tiến sản phẩm” của công ty. Giống như Account Manager, Account Executive phải là người khéo ăn, khéo nói, biết lấy lòng khách hàng để nâng cao uy tín công ty và mang về thêm nhiều hợp đồng hơn nữa.
Liên quan: Client và Agency – Câu chuyện Mẹ chồng nàng dâu giởi Marcom
6. Media Buyer/ Booking
Vị trí Media Buyer/Booking không phải Agency nào cũng có. Như tên gọi, Media Buyer chịu trách nhiệm liên lạc và làm việc với các kênh truyền thông, các báo, nhà đài để thương lượng giá cả, hợp đồng sao cho hợp lý và có lợi nhất cho công ty, khách hàng của mình. Vị trí này dành cho các cá nhân có kỹ năng giao tiếp tốt, nắm bắt được các xu hướng truyền thông đang thịnh hành, cùng tư duy sắc bén để thương thảo thành công.
7. Marketing Executive
Agency cũng phải làm Marketing, chắc chắn là như vậy. Thậm chí, cách các Agency làm Marketing sẽ giúp Client đánh giá sơ bộ năng lực của Agency đó, và ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của Client. Chính vì vậy, Marketing Executive có vai trò vô cùng quan trọng, vừa làm sale, vừa làm marketing đưa hình ảnh của công ty lan tỏa rộng rãi.
Điểm chung của các vị trí Marketing tại Agency là luôn luôn đòi hỏi tính sáng tạo cao, cùng khả năng bắt kịp xu hướng để không bị “lạc hậu” so với thời đại. Agency tập hợp không chỉ những thiên tài ý tưởng, mà còn nơi của những tư duy thực tế và logic. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ, để bạn thỏa sức sáng tạo, và khai phá năng lực bản thân.
Nguồn: Tomorrow Marketers
Phương Duy – ATP Software
Có thể bạn quan tâm:
In-house marketing là gì? In-house khác gì so với Agency va Client?
Agency là gì? 12 Quy trình làm việc của Agency tại Việt Nam
Top 100 Agency quảng cáo truyền thông tại Việt Nam năm 2019
Top 14 bộ phim kinh điển về ngành Marketing và Agency bạn không nên bỏ qua