Client là gì?
Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ, Client chính là khách hàng của các công ty Agency. Các công ty Client sẽ thuê các công ty Agency thực hiện các dịch vụ Marketing cho mình, Client sẽ đưa ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ và kiểm soát tiến độ công việc của Agency.
Ví dụ các công ty Client như: Uniliver, Coca Cola, Pepsico…
Client thường có một sản phẩm tốt với giá thành hợp lý và hệ thống phân phối mang sản phẩm đến với người tiêu dùng. Và họ mong muốn có nhiều chiến dịch truyền thông thật chất để ngày càng có nhiều người biết đến yêu thích, mua và sử dụng sản phẩm của họ nhằm tạo ra lợi nhuận.
Các vị trí Marketing tại Client
ATP Software – Các vị trí trong ngành Marketing tại client là công việc được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Với các ngành hàng, công ty khác nhau, mỗi vị trí marketing tại client có vai trò, chức năng riêng. Cùng ATP khám phá công việc hằng ngày và lộ trình thăng tiến của các vị trí này nhé.
1.Brand Manager
Brand Manager là vị trí ước mơ của hầu hết những bạn trẻ yêu thích làm Marketing và định vị thương hiệu. Nhưng khác với giấc mơ “tiêu tiền tỷ”, tung “TVC hàng trăm ngàn đô”, công việc của Brand Manager phức tạp và áp lực nhiều hơn thế. Brand Manager như một “người mẹ”, chịu trách nhiệm từ A đến Z về nhãn hàng. Phân tích báo cáo nghiên cứu thị trường, phỏng vấn tìm ra insight, xây dựng kế hoạch chiến lược từng giai đoạn, làm việc với agency và các phòng ban, thu thập ý kiến khách hàng, lên ý tưởng cải tiến sản phẩm,…Từ những việc nhỏ nhất, Brand Manager luôn phải theo sát và quản lý tổng thể hiệu quả công việc, đảm bảo đạt được KPIs .
Vị trí Brand Manager yêu cầu cá nhân phải có tư duy phân tích dữ liệu, nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt là những kinh nghiệm “chinh chiến” thực tế, hiểu về thị trường, hiểu về nhãn hàng mình đang quản lý. Chính vì vậy, tại các tập đoàn FMCG lớn như P&G, Unilever, Nestles,… Brand Manager thường được “đào tạo” từ các vị trí Brand Officer, Assistant Brand Manager.
2. Trade Marketing Manager
Không giống như Brand Manager, Trade Marketing Manager sẽ chịu trách nhiệm về ngành hàng, thay vì chỉ một nhãn hàng. Nhiệm vụ của Trade Marketing Manager là lên ý tưởng, xây dựng và triển khai các kế hoạch thúc đẩy bán hàng, trưng bày sản phẩm, kích hoạt thương hiệu, khuyến mãi, dành giật từng vị trí “đắc địa”,… nhằm “chiến thắng” tại điểm bán. Trade Marketing Team phải liên kết chặt chẽ với Brand Team để hiện thực hóa, và truyền tải hình ảnh thương hiệu nhất quán. Nếu Brand Manager có vai trò gia tăng thị phần, thì Trade Marketing Manager chịu trách nhiệm trực tiếp về doanh số bán hàng. Nhân sự phòng Trade Marketing được phân chia phụ trách theo từng mảng như: Modern Trade, General Trade,…với các công việc chi tiết hơn, và tiếp xúc nhiều với khách hàng hơn.
Lộ trình thăng tiến của các Trade Marketing Manager thường bắt đầu từ vị trí Sales, và có thể tiến xa hơn đến Trade Marketing Director, hoặc Commercial Manager/Director. Tùy theo từng vị trí, mà khả năng quản lý, bao quát dự án yêu cầu ngày càng cao; kiến thức chuyên môn cũng sâu rộng, và đa dạng hơn.
Liên quan: Những Công Cụ Hỗ Trợ Người Trẻ Tăng Năng Suất
3. Market Research & Analytics Manager
Các client không chỉ sử dụng những dữ liệu nghiên cứu thị trường từ agency, mà có hẳn một phòng ban làm công việc Research riêng, nhằm phục vụ nghiên cứu, tích lũy các data nội bộ, dùng cho các quyết định trung và ngắn hạn của Brand và Trade Team. Tùy từng công ty, mà bộ phận này sẽ có tên khác nhau như: Consumer & Market Insight, Business Intelligence, Business Analytics…
Công việc của một Consumer Market Insight Manager nói chung là phân tích các dữ liệu để đề xuất ra những insight hữu ích, xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường, tổng hợp thành các data, đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch. Họ là những “anh hùng thầm lặng” đằng sau thành công của các nhãn hàng, những chiến dịch truyền thông “bùng nổ”. Bước tiến xa hơn cho vị trí này là trở thành Research Director phụ trách chung công việc mảng Research.
4. Media Manager
Media Manager (MM) là gương mặt vừa lạ vừa quen với các bạn trẻ tìm hiểu về Marketing. Đây chính là bộ phận chịu trách nhiệm về công tác truyền thông thương hiệu. Công việc của MM là làm việc các agency truyền thông, tham gia tư vấn về chiến lược digital, content…. cho Brand Team. MM phải kết nối chặt chẽ với Brand Team và các Communication Agency để thực thi những chiến dịch truyền thông đồng bộ, thống nhất trên các “mặt trận”.
Liên quan: TOP 7 nghề nghiệp trong Ngành marketing online mà người xin việc làm cần nắm rõ
5. Assistant Manager
Nếu Manager các bộ phận là những cây lớn, thì Assistant Manager là những cây nhỏ đang lớn dần lên. Một số vị trí Assistant nổi bật như: Assistant Brand Manager, Assistant Trade Marketing Manager, Assistant Media Manager,…
Các Assistant Manager như “cánh tay phải”, với vai trò hỗ trợ đắc lực cho Manager trong xây dựng các kế hoạch chiến lược, và thực thi chiến dịch cụ thể, đề xuất ý tưởng, quản lý ngân sách từng dự án. Đây được coi như giai đoạn “học việc” để các Assistant làm quen với công việc của Manager, cũng như tích lũy kinh nghiệm “thực chiến”, mở rộng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý cần thiết, chuẩn bị cho các bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.
6. Các Executive
Những bản kế hoạch thực thi dài hàng chục slides, những chiến lược triển khai từ tổng thể đến cụ thể, những ý tưởng cần hiện thực hóa, những KPI cần đo lường, phân tích, tất cả là công việc của vị trí Executive. Executive có nhiệm vụ thực thi, và đưa bản kế hoạch vào thực tế, với những công việc chi tiết, trong tổng thể định hướng từ các Manager. Công việc này là cơ hội quý báu để các Executive tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, và nâng cao kiến thức nền tảng cho bản thân để thăng tiến lên vị trí Assistant Manager.
7. Các Interns – Thực tập sinh
Vị trí Interns tại các tập đoàn đa quốc gia là cơ hội tiềm năng để các bạn trẻ yêu thích Marketing thử sức, áp dụng kiến thức vào thực tế, và trải nghiệm “thật” Marketing thực chiến.
Interns sẽ tham gia trực tiếp vào công việc các phòng ban theo các dự án riêng biệt, hỗ trợ cho Assistant Manager trong thực thi các chiến lược cụ thể như: các công việc hành chính giấy tờ, hỗ trợ sự kiện, … Đây là cơ hội để các interns tiếp xúc, tham gia vận hành “bộ máy marketing” phức tạp tại clients. Qua quá trình này, các Interns không chỉ nâng cao và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng quý báu, mà còn có cái nhìn toàn cảnh về marketing tại các công ty đa quốc gia, xây dựng định hướng phù hợp cho mình.
Sự khác biệt giữa Client và Agency
Agency là một thuật ngữ dùng để chỉ đơn vị cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp, công ty. Công việc chính của một Marketer trong Agency là giới thiệu những dịch vụ truyền thông mà Agency cung cấp đến với các đối tượng Client. Làm việc ở môi trường Agency Marketer sẽ được tiếp xúc với nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, Agency cần phải thấu hiểu bản chất kinh doanh, những thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải để từ đó đưa ra giải pháp Marketing cho phù hợp.
Vì tính chất công việc là mang đến những giải pháp Marketing đến khách hàng của mình nên môi trường làm việc của Agency rất đa dạng, linh hoạt và mới mẻ với nhiều phong cách khác nhau. Mỗi ngày là một sự thay đổi mới, một văn hóa mới, một doanh nghiệp mới, sản phẩm mới.
Ngược lại với Agency, khi làm việc ở một môi trường như là Client thì Marketer sẽ là người theo sát tất cả các khâu từ ý tưởng phát triển sản phẩm đến cách truyền thông thế nào để đưa nó đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, họ còn xây dựng chiến lược Marketing và phát triển chúng từ tiếp thị đến quảng bá cũng như những đối tác liên quan để phát triển sản phẩm và thực hiện quy trình tiếp thị một cách hiệu quả nhất.
Marketer sẽ là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho những mục tiêu đã đề ra đồng thời cũng là người theo sát mọi quá trình. Đối với nhiều doanh nghiệp, để có thể đưa sản phẩm ra thị trường cũng như định hướng và quyết định thì Client là một bộ phận vô cùng quan trọng ảnh hưởng một phần không hề nhỏ đến hiệu suất kinh doanh.
Client chỉ làm việc cho một người, một công ty duy nhất nhưng cần phải làm rất nhiều công việc, do đó họ phải chịu áp lực rất lớn. Môi trường làm việc tại Client thông thường sẽ khá nguyên tắc, coi trọng số liệu, sự quản lý đội ngũ nhân viên và sự kết nối với các bên đối tác.
Liên quan: Tiết lộ 26 biểu đồ thú vị các marketers cần xem để dự đoán marketing và hành vi mua sắm tương lai
Tạm kết
Các vị trí trong ngành Marketing tại clients không chỉ đơn giản là kỹ năng quản lý, và chuyên môn, mà còn bao gồm các công việc chi tiết, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, và một tư duy nhạy bén. Chính vì vậy, những kiến thức và kinh nghiệm “xương máu” của các Manager là điều mà marketers luôn mong muốn có được.
Nguồn: Tomorrow Marketers
Phương Duy – ATP Software
Có thể bạn quan tâm:
Client và Agency – Câu chuyện Mẹ chồng nàng dâu giởi Marcom
Agency là gì? 12 Quy trình làm việc của Agency tại Việt Nam
Hướng dẫn tự thiết kế website không cần dùng code cho người mới bắt đầu từ A-Z
Agency là gì? Những thách thức mà Agency phải đối mặt trong thời đại 4.0
Top 10 thương hiệu điện thoại di động toàn cầu năm 2019