Ở bài viết “Social Media Marketing là gì?”, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về Social Media Marketing. Vậy cụ thể, khi lập Content Planning trên Social Media chúng ta cần phải lưu ý những gì. Hãy cùng ATP Software tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Chiến lược Content marketing luôn là nền tảng cho các hoạt động marketing trên các kênh Social Media. Một chiến lược Content marketing tốt sẽ tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng bị thu hút, hoặc tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.
Do đó, để có thể thực thi được chiến lược một cách hiệu quả thì cần có một Content Planning rõ ràng và có logic. Hơn nữa, để có thể xây dựng Content Planning một cách tối ưu nhất, các Marketer nên lưu ý 3 vấn đề sau: lịch biên tập Content; các viral content; công cụ hỗ trợ quản lý Content trên Social Media.
1. Lên lịch biên tập Content hiệu quả
Việc lên lịch đăng tải Content phải có kế hoạch rõ ràng mới đạt được hiệu quả. Vì vậy, Marketer phải xác định được loại Content nào sẽ được đăng lên? Đối tượng mục tiêu (customer target) là ai? Tần suất (frequency) là như thế nào? Và sẽ được đăng tải trên kênh Social Media nào?
Hơn nữa, không phải bất cứ thời điểm nào đăng bài cũng hiệu quả mà chỉ có một số thời điểm nhất định mới đem lại được hiệu quả mong muốn. Điều này phụ thuộc vào từng nền tảng Social Media khác nhau. Ví dụ, Thời điểm tốt nhất để đăng bài trên Twitter là trong suốt giờ nghỉ trưa từ 12 giờ đến 1 giờ chiều. Hoặc đối với Linkedin, thường có giờ đăng tốt nhất vào khoảng thời gian làm việc, đặc biệt là 10-11 giờ sáng, bởi vì nền tảng này được sử dụng chủ yếu bởi những người đi làm, nhà tuyển dụng nhân sự.
Ngoài ra, Marketer cần phải chú ý những ngày lễ quan trọng (Giáng sinh, Halloween) hoặc sự kiện theo mùa (Black Friday, Ngày độc thân). Tùy thuộc vào đặc thù của nhãn hàng mà sẽ có những ngày lễ phù hợp với từ đó tạo nên sự tương tác cao hơn trên Social Media. Ví dụ, nếu là một hãng thời trang thì chắc chắn Black Friday và những dịp End-of- Season Sales chắc chắn không thể bỏ qua. Content trong những ngày này vừa phải liên kết giữa nhãn hàng và ý nghĩa hoặc hoạt động trong ngày lễ.
2. Một số loại Viral content trên Social Media
Ngoài các bài post đơn thuần, để cung cấp thông tin cho người xem thì chúng ta có những dạng Content khác cũng thu hút người xem, cao hơn so với bài post thông thường. Sau đây là một số loại Viral content được giúp Marketer “ghi điểm” ngay lập tức với người xem:
Top list
Toplist là một dạng content phổ biến trên Social Media, thường sẽ liệt kê ra các danh mục hoặc gợi ý hàng đầu về một chủ đề hay một dòng sản phẩm nào đó. Ví dụ: top 5 dòng smartphone bán chạy nhất năm 2019, top 8 quảng cáo viral nhất trong 3 tháng đầu năm hoặc 8 điều nên tránh khi đi tắm biển…
Đây là một dạng content ngắn gọn, súc tích, thường cô đọng rất nhiều thông tin và gợi ý cho người đọc về một chủ đề nào đó mà họ quan tâm. Chẳng hạn, nếu Top list có chủ đề là 5 dòng smartphone bán chạy nhất trong năm 2019, nó sẽ là một sự gợi ý cho người xem khi đi mua sắm điện thoại. Do loại content này thường thú vị và mang lại thông tin hữu ích cho người xem nên nó sẽ giúp tăng lượt tương tác và lượt chia sẻ nhãn hàng trên kênh Social Media.
Meme/ Quote
Meme là một dạng hình ảnh vui có thể chèn thêm câu trích dẫn thể hiện những ý tưởng thông qua chữ và hình ảnh để tạo ra không khí vui nhộn. Dạng content thường mang tính giải trí cao với ý nghĩa hài, bựa, vui nhộn.
Quote thường là những content trích dẫn danh ngôn, tục ngữ của các câu nói của người nổi tiếng và thường nó có chiều sâu về mặt ý nghĩa.
Nếu như thương hiệu của bạn không phải thuộc loại quá “nghiêm túc”, thì những meme sẽ là một nội dung dễ nhận được nhiều tương tác trên Social Media. Loại content này thường sẽ tạo ra sự tương tác tốt, thậm chí có thể trở thành viral content và được chia sẻ rộng rãi trên kênh Social Media nếu nó đủ “chất”, đánh trúng insight của người xem và bắt “trend” kịp lúc.
Video Content
Khác với các loại content khác, video content mang đến những trải nghiệm thật hơn cho người xem. Những hình ảnh, âm thanh và các hiệu ứng đa dạng trong video giúp cho Content mà Marketer muốn truyền tải trở nên sinh động hơn. Hơn nữa, người xem không cần phải cố gắng đọc, suy nghĩ và hình dung về bối cảnh để hiểu được câu chuyện mà chỉ cần cảm nhận những gì diễn ra trước mắt.
Video content thường có lượt chia sẻ cao hơn các loại content khác. Thậm chí, Facebook cũng ưu tiên hiện các Video content trên NewsFeed hơn. Do đó, các nhãn hàng gần đây cũng thường có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào loại Content này để thu hút khách hàng cũng như tăng nhận diện thương hiệu.
Infographic
Infographic được hiểu là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày những thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp một cách cô đọng và dễ hiểu nhất. Điều này sẽ giúp cho người xem có thể nắm bắt những ý chính của thông điệp một cách nhanh chóng, thay vì phải đọc một loạt những thông tin dài dòng, phức tạp.
Những infographic thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc dễ hiểu và gây ấn tượng với người xem. Người xem chỉ cần xem một hình ảnh infographic là có thể nắm đủ thông tin chủ đề mà mình muốn xem. Thông thường loại Content này thường dùng để giới thiệu các chủ đề như tính năng sản phẩm, quá trình hình thành công ty, hay là các chủ đề liên quan đến doanh số của một ngành hàng trong một khoảng thời gian.
3. Một số công cụ hỗ trợ quản lý content trên Social Media
Rất nhiều Marketer thường không quan tâm đến các công cụ hỗ trợ này. Nó không chỉ giúp các bạn quản lý thương hiệu trên Social Media mà còn có thể phân tích, đánh giá hiệu quả của Content, thậm chí một số công cụ còn giúp so sánh giữa Content của bạn với các đối thủ. Sau đây là 3 công cụ phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Từ đó, có thể điều chỉnh Content Planning để phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Hootsuite
Hootsuite là công cụ chuyên để quản lý thương hiệu trên kênh Social Media vừa đơn giản, hiệu quả và giúp tiết kiệm thời gian bằng cách cho phép Marketer quản lý tất cả tài khoản xã hội trong một giao diện duy nhất nơi mà bạn có thể tìm kiếm các Content đang là trend đang nổi và có liên quan đến nhãn hàng (bạn thậm chí còn có thể tự động hoá việc này) và lên kế hoạch đăng tải content lên tất cả tài khoản và đánh giá các phản hồi của người xem đối với các Content mà đã được đăng.
Sprout Social
Hơn cả một nền tảng quản trị Social Media, Sprout Social giúp các Marketer theo dõi tương tác giữa nhãn hàng và người xem. Ví dụ, một số chức năng hữu ích như phân tích xu hướng của người xem trên Social Media, tìm kiếm các từ khóa mà họ đang quan tâm nhất.
Ngoài ra, Sprout Social còn giúp Marketer quản lý từng bước một trong quá trình đăng tải Content (bao gồm quản lý, biên tập content và lên kế hoạch đăng tải).
Fanpage Karma
Fanpage Karma là một công cụ so sánh trực tiếp các Fanpage khác nhau và cho ra kết quả dưới dạng biểu đồ – một hình thức nhanh chóng và trực quan. Công cụ này có thể phân tích dữ liệu một số Social Media phổ biến như Twitter, Google+, Instagram, Youtube và Pinterest, và đặc biệt là Facebook.
Marketer chỉ cần đưa ra danh sách các fanpage của đối thủ. Fanpage Karma sẽ đo lường dựa trên các tiêu chí như: thông tin tổng quan (General); các thông số cụ thể như Lượt Tương tác (Engagement), tốc độ phát triển (Growth), tần suất (Frequency), thậm chí là các từ khóa được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả của các từ khóa đó, từ đó có thể xây dựng và điều chỉnh Content Planning một cách hiệu quả.
Tạm kết
Nắm rõ các lưu ý khi xây dựng Content Planning giúp Marketer có chiến lược cụ thể cho các hoạt động Digital Marketing của mình
Nguồn: Tomorrow Marketers
Phương Duy – Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
4 Nguyên Tắc Chiến Lược Trong Micro-Moment Marketing 2019
5 Yếu Tố Quan Trọng Cần Chú Ý Khi Thực Thi Marketing Trên Social Media 2019
Product Concept Là Gì? Làm sao để viết Product Concept ngắn gọn dễ hiểu?
9 loại Social Media 2019 mà Marketer cần phải biết
Chia sẻ mô hình thấu hiểu hành vi mua hàng của người tiêu dùng 2019