Thương vụ M&A là gì ?
M&A (mua lại và sáp nhập) dường như trở thành một cụm từ được phát âm cùng nhau, cùng nghĩa với nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có những điểm khác biệt và cần hiểu rõ giữa sáp nhập và mua lại:
Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.
Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới.
BÀN CHUYỆN M&A TRÊN TV
Tôi xem một chương trình TV về CEO, khi MC hỏi một chuyên gia đại loại là yếu tố nào là quan trọng khi quyết định mua bán sáp nhập doanh nghiệp – M&A (nói chung, không nói trường hợp cá biệt), vị chuyên gia trả lời là yếu tố dòng tiền và chiến lược nhân sự.
Không biết mọi người thấy sao, chứ theo tôi làm M&A mà chỉ chú trọng dòng tiền và chiến lược nhân sự thì e rằng chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc. M&A là câu chuyện chiến lược, mô hình kinh doanh. Nó liên quan đến chiến lược công ty (nếu M&A ngoài ngành) hay chiến lược kinh doanh (nếu M&A cùng ngành) của cả cty đi mua và cty bị mua. Mà chiến lược thì đâu chỉ có dòng tiền và nhân sự? Dòng tiền (cash flow) và nhân sự (HR- human resources) chỉ là những thứ thuộc về chiến lược chức năng, chỉ là phần ngọn trong khi chiến lược công ty / chiến lược kinh doanh mới là phần gốc. Và để quyết định cái gốc này, cần nhiều thứ khác chứ không chỉ có cash flow và HR chỉ là thứ yếu.
Việc mua một cty chỉ vì dòng tiền (giả dụ có một trường hợp cá biệt như vậy) thì cũng xuất phát từ một chiến lược tổng thể của cty đi mua (đã được hoạch định cụ thể trước khi mua). Chiến lược tổng thể này chắc chắn là có đánh giá khía cạnh tài chính (finance nói chung, chứ không chỉ dòng tiền).
Tương tự như Masan mua Vinacafe Biên Hòa hay tỷ phú Thái Lan mua Sabeco là xuất phát từ một chiến lược tổng thể, trong đó yếu tố tài chính (bao gồm dòng tiền) chỉ là một phần của chiến lược này mà thôi. Thường, khi tiến hành M&A mà chỉ chú ý dòng tiền thì sẽ hay bị “mắc kẹt” trong chuyện giá cả, khó lòng thương lượng được. Nếu dòng tiền của cty bị mua đang rất tốt thì giá có thể sẽ rất cao; còn nếu dòng tiền kém (hay âm) thì giá sẽ thấp. Cần hiểu rằng ngay cả khi dòng tiền rất kém thì cty vẫn có thể có tiềm năng phát triển rất cao và bên thâu tóm chỉ cần bơm tí tiền vào là có thể đưa cty trở về trạng thái khỏe mạnh và cất cánh!
Khi định giá công ty (để mua), người ta không chỉ chú trọng đến yếu tố tài chính mà còn nhiều yếu tố phi tài chính khác như chiến lược, thương hiệu, thị phần, hệ thống phân phối, thế mạnh khác biệt, tiềm năng phát triển, các yếu tố synergy (hiệp lực) trong tổng thể…. Vì vậy, nếu chỉ chú trọng cash flow, có thể sẽ định giá sai và mua sai (vì bị mắc kẹt trong tính toán này). Các cá mập muốn săn mồi hay các công ty có dự định bán mình cho cá mập, hãy chú ý nhiều hơn vào những thứ trên, thay vì chỉ chằm chằm vào chuyện tiền ra, tiền vào (dòng tiền) và chuyện nhân sự.
Chủ đề này tôi cũng sẽ chia sẻ trong buổi offline sáng 11/3 sắp đến tại TPHCM về nền móng và trụ cột ngôi nhà doanh nghiệp. Share tự do và cho xin cái chấm nhé!
Long Nguyen Huu – Group PTDNV
==> XEM THÊM: Những sai lầm khi xây dựng website?