Nếu bạn học chuyên ngành quản trị kinh doanh hoặc quan tâm về quản trị kinh doanh thì những gì mình chia sẻ dưới đây là những điều người ta không dạy trong ngành quản trị kinh doanh.
1. Chọn một lĩnh vực có thể gọi là NGHỀ, học hỏi hết mình
Như bạn biết đấy quản trị kinh doanh là một chuyên ngành mà những người học chuyên ngành này được gắn với một cái danh là “biết tuốt” nhưng không phải là biết rõ hết tất cả, mà chỉ là biết nhiều những mỗi cái là một chút một chút. Vậy nên hãy chọn cho mình một lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm hay có thể gọi là “nghề” và học hỏi hết mình.
Liên quan: Làm sao để có thể tìm được cơ hội kinh doanh trong năm 2019?
2. Đi làm thêm, bất cứ việc gì, dù là kiếm tiền hay làm thiện nguyện!
Anh chị cần hiểu trước tiên là giá trị của lao động thực sự, giá trị của đồng tiền do chính đôi tay mình làm ra. Anh chị cần học cách tiêu tiền, cách tiết kiệm những đồng tiền mình làm được. Và, để nhận ra một bài học lớn, rằng cha mẹ mình đã vất vả tới mức độ nào để nuôi mình ăn học tới hôm nay.
3. Học cách quản trị thời gian của bản thân.
Nghe có vẻ vô lý nhưng bạn biết đấy các vấn đề về quản trị bạn phải tự học chứ không được dạy bài bản đâu. Học cách quản trị các mối quan hệ mình đang có, từ bạn bè thầy cô tại trường, tới những đồng nghiệp tại chỗ làm. Học cách cân bằng tâm lý, khi mệt mỏi, khi chán nản, khi mất phương hướng… Học cách khiêm tốn khi đạt được những thành quả ban đầu.
4. Tìm cho mình một người thầy có kinh nghiệm điều hành kinh doanh, và học hỏi từ vị ấy.
Hãy tìm cho mình một môi trường mà ở đó bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ, có thể trao dồi kiến thức hay tìm cho mình một người sếp, một người quản lý có thái độ, phong cách và kiến thức bạn có thể học hỏi từ họ. Vị này có thể là chính người cha người mẹ mình, hoặc anh chị mình, hoặc sếp nơi chỗ làm, hoặc, một người nào đó ta tình cờ quen biết.
Liên quan: Làm sao để chủ động trong kinh doanh 2019?
5. Đọc sách
Nên bắt đầu từ việc đọc tự truyện của các doanh nhân, để ý coi họ khởi nghiệp như thế nào, họ thành công và thất bại ra sao. Ví dụ như cuốn What they don’t teach you at Harvard Business School của tác tác giả Mark H. McCormack. Rồi sau đó mới đọc tới các sách về lý thuyết quản trị, các bài nghiên cứu lấy ra từ Harvard Business Review chẳng hạn.
6. Ra trường và đi làm
Có thể bạn nghĩ rằng học xong bậc đào tạo quản trị kinh doanh tại trường là bạn đã có đủ kiến thức để ra ngoài xã hội nhưng bạn biết đấy sau khi ra trường bạn sẽ chọn những vị trí phù hợp cho mình nhưng trường lớp thì không đào tạo đủ để bạn chọn ngành nghề mà bạn mong muốn. Để dành tiền sau hai ba bảy năm làm việc, rồi ghi danh học MBA, nghĩa là thạc sĩ quản trị kinh doanh. Anh chị có thể đăng ký vào một chương trình MBA uy tín nào đó tại Việt Nam, hay ghi danh vô Haas, vô HBS. Cho dù là trường nào thì anh chị luôn luôn phải tìm hiểu thật kỹ về profile của giảng viên, coi họ có xứng đáng để anh chị bỏ ra một đống tiền theo học hay không.
7. Lập lại từ bước thứ ba trở đi, ở mức độ tinh tế hơn”.
Nói tóm lại, Quản trị kinh doanh là một ngành hay, nó là kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm thực tế và lý thuyết sách vở. Và vì tất cả những lý do trên, giảng viên này cho rằng các sinh viên tương lai của Việt Nam không nên theo học quản trị kinh doanh ở bậc đại học, dù trong nước hay du học.
“Các anh chị nên học để có một nghề, đồng thời học quản trị bản thân mình trước. Rồi sau đó theo thời gian, khả năng quản trị kinh doanh của anh chị sẽ tới sau. Và, để kết lại bài viết này, thầy xin chúc anh chị gặp thuận lợi và may mắn với lựa chọn của mình, rồi ra sức nỗ lực dấn thân vào nó”, giảng viên này viết.
Nguồn: Sưu tầm
Phương Duy – ATP Software
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn làm giàu từ kinh doanh linh kiện điện thoại di động
Cách viết bài tin tức quảng cáo 2019
Google Adsense là gì? Tại sao lại có thể kiếm tiền từ Google Adsense trong 2019?
Một website cần những dạng nội dung gì để lên top Google 2019?