7 bước để có một bài viết SEO chuyên nghiệp
1. Nghiên cứu từ khóa
Khi bạn đăng nội dung trên trang web của mình, bạn nên dành thời gian để đảm bảo Google chú ý đến nỗ lực của bạn. Tìm hiểu những từ khóa và cụm từ mà mọi người đang tìm kiếm (cũng như những gì bạn có thể cạnh tranh) và tự tạo cho mình một bảng tính từ khóa. Theo dõi số lần bạn làm việc với từ khóa và sử dụng các công cụ phù hợp để theo dõi vị trí xếp hạng cho từ khóa bạn nhắm mục tiêu.
SEMrush là công cụ hữu ích nhất. Bạn sẽ nhận được bản dùng thử miễn phí check và kiểm tra tối đa 10 từ khóa.
2. Nhắm từ khóa cho bài viết
Bao gồm từ khóa trong tiêu đề, trong 300 từ đầu tiên, và trong H1 hoặc H2 đầu tiên (mặc dù, cần lưu ý rằng không cần thiết phải nhấn cả hai – chỉ cần đảm bảo bạn có nó một trong số chúng). Sau đó, bạn nên sử dụng các biến thể từ khóa của mình.
Lưu ý: Từ khóa phải được đặt tự nhiên nhất trong văn bản của bạn. Nếu bạn cố gắng cho thật nhiều từ khóa vào bài viết, Google sẽ nghĩ rằng bạn đang lạm dụng từ khóa để tăng hạng cho bài viết. Chính vì vậy, bài viết sẽ bị đánh giá thấp, khó có được xếp hạng cao.
Hãy nhớ rằng, những người sử dụng công cụ tìm kiếm một cụm từ cụ thể nào đó, bởi vì họ muốn biết thêm thông tin chi tiết. Do đó, bạn sẽ cung cấp những thông tin mà họ cần. Bạn sẽ nhận được nhiều nhấp chuột hơn – đó là cách làm của một SEOER chuyên nghiệp.
3. Viết nội dung mọi người quan tâm
Trước khi viết bài SEO, hãy tự hỏi mình điều này: ai quan tâm? Bạn không chỉ viết ra nội dung mà không có chiến lược. Hãy nhớ rằng – bạn không thực sự viết cho các thuật toán của Google mà bạn đang viết cho mọi người đọc. Khi viết, bạn hãy cung cấp nội dung có giá trị cho độc giả. Bạn chia sẻ những kiến thức mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác?
Liên quan: 13 mẹo SEO từ khóa để lên top #1 Google nhanh chóng hiệu quả không ngờ
Không ai hiểu công việc kinh doanh của bạn ngoài bạn – vì vậy hãy sử dụng nó để tạo lợi thế. Nếu không, ít nhất có thể thảo luận các tin tức liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Khi nghi ngờ, hãy xem danh sách từ khóa SEO của bạn hoặc bài viết chuyên sâu mà bạn có thể làm việc với những từ khóa đó. Đừng ngần ngại phỏng vấn một số chuyên gia .Nếu bạn trích dẫn lời nói của họ trong bài đăng của bạn, có khả năng họ sẽ chia sẻ nội dung của bạn trên các trang mạng xã hội của họ.
4. Biết những kỹ thuật SEO cơ bản
Trước tiên, hiểu cách Google thu thập dữ liệu các trang và trao quyền liên kết có thể giúp bạn xây dựng một chiến lược. Nếu bạn hiểu rõ cách cấu trúc website của mình, bạn có thể làm mọi thứ hiệu quả hơn .Có nghĩa là một liên kết ngược tới một trong các bài đăng của bạn sẽ mang lại lợi ích tối đa cho trang web của bạn.
Nó giúp bạn hiểu làm thế nào để tối ưu hóa một trang web hơn là chỉ từ khóa. Giữ hình ảnh của bạn nhỏ, đảm bảo rằng không có quá nhiều cửa sổ bật lên trên một trang cụ thể .Và các bài đăng trên web của bạn được lập chỉ mục. Đó là tất cả các kỹ năng bạn cần có của một SEOER.
5. Viết nội dung đủ dài
Công cụ tìm kiếm có xu hướng ưu tiên cho bài viết mới và bài viết dài. Hãy cố gắng viết nội dung ít nhất 600 từ, nhưng nếu bạn có thể vết được từ 1.000 từ trở lên, hãy thực hiện nó.
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy các công cụ tìm kiếm có xu hướng ưu tiên nội dung “có chiều sâu” ít nhất từ 1500 – 2.000 từ. Nội dung của bạn càng dài, bạn sẽ càng có nhiều giá trị để cung cấp cho độc giả của mình và bạn càng có cơ hội nhận được tỷ lệ thoát thấp hơn.
6. Phân tích nội dung của bạn.
Trên thực tế, bạn nên thường xuyên theo dõi nội dung của mình bằng cách sử dụng Google Analytics. Theo dữ liệu thu thập bởi SEMrush , thời gian trên trang web, tỷ lệ thoát và các trang trên mỗi phiên đều quan trọng so với mật độ từ khóa. Nếu trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao, điều đó có nghĩa là khách truy cập vào trang web của bạn không ở lại lâu, có thể vì trang của bạn không cung cấp cho họ thông tin họ đang tìm kiếm. Hoặc có khả năng trang của bạn không được tối ưu hóa các từ khóa thích hợp.
Bạn nên nhận cảnh báo khi có nội dung không liên quan khiến tỷ lệ thoát của bạn tăng vọt. Cửa sổ bật lên mạnh, thời gian tải chậm, quảng cáo hoặc hình ảnh quá lớn và bất kỳ yếu tố xấu nào khác có thể đẩy khách truy cập đi xa.
Liên quan: 30 công cụ SEO tuyệt đỉnh giúp website của bạn đứng top Google nhanh chóng
7. Chỉnh sửa nội dung của bạn.
Sự khác biệt duy nhất giữa các SEOER chuyên nghiệp và nghiệp dư là một con mắt để tự chỉnh sửa. Tránh xa các đoạn siêu dài và câu văn dài tới hàng dặm. Nếu bạn có thể, bạn nên nhờ người khác xem bài viết của mình trước khi bạn xuất bản. Ngay cả khi họ không phải là một Content (hoặc biên tập viên), một góc nhìn từ người thứ 2 có thể bắt được rất nhiều lỗi từ bài viết của bạn.
Muốn viết bài SEO lên TOP cần có thời gian, không phải cứ viết bài chẩn SEO là lên hạng. Không phải ai cũng là một SEOER và nếu bạn không có một nền tảng viết, bạn có thể học hỏi. Bạn có thể tìm thêm đào tạo, dịch vụ viết nội dung hoặc một công ty tiếp thị nội dung để gúp bạn phát triển khả năng. Trên đây là các bước tạo nội dung hoàn hảo một SEOER cần biết. Zland mong rằng những chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn những kiến thức để trở thành một SEOER trong tương lai.
6 dạng nội dung cần xây dựng để lên top Google
Top list
Đầu tiên là dạng bài mang về tỷ lệ CTR (click through rate) khá cao từ người dùng trên trang tìm kiếm Google & đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt.
Nội dung dạng top list có tính tùy biến rất cao cho nhiều từ khóa. Bạn đừng hiểu nhầm là chỉ có những từ khóa kiểu “top X sản phẩm tốt nhất” thì mới viết dưới dạng này được.
Top list content là những bài viết mà chúng ta có sự thống kê, top *con số* sản phẩm/dịch vụ/lời khuyên/…. bất cứ gì mà bạn thấy hữu ích dựa trên từ khóa, và muốn giới thiệu đến khách hàng.
Tại đây mình sẽ chia làm 2 loại top list content:
Đầu tiên là loại top list content mang tính chất thương mại:
- Là những bài viết chúng ta sẽ giới thiệu, thống kê đến độc giả top sản phẩm tốt nhất dựa theo một đặc điểm hoặc thuộc tính nào đó
- Mục đích của những bài viết này là bạn sẽ kiếm tiền thông qua nó, nội dung hướng tới việc dẫn người đọc vào sâu hơn trong quá trình mua hàng, thúc đẩy họ dựa trên 1 danh sách sản phẩm tốt nhất.
- Ví dụ: “Top 5 máy lọc nước tốt nhất 2018” , “Top 7 tivi LCD màn hình phẳng có giá dưới 7tr đồng được mua nhiều nhất 2018“….
Liên quan: Google Answer Box và Featured Snippet là gì? Cách SEO vị trí top 0 trên Google
Loại còn lại là top list content mang tính chia sẻ thông tin hữu ích.
- Khoảng 60% từ khóa trong bộ từ khóa của bạn đều có thể viết được dạng bài top list. Chứ không bó buộc nó phải mang tính chất thương mại.
- Bạn lựa chọn những từ khóa thích hợp, ghép vào tiêu đề bài là sẽ thành một bài top list khá xịn. Ví dụ: “Bật mí 5 mẹo làm trắng răng tại nhà đơn giản, hiệu quả” , “6 bí mật hàng đầu xóa nếp nhăn vùng mắt chắc chắn bạn chưa biết”…
- Đây sẽ là những nội dung cung cấp thông tin giá trị, có tính training, chia sẻ cho người đọc. Đồng thời qua đó, bạn có thể khéo léo, điều hướng độc giả sang những nội dung về giới thiệu/đánh giá sản phẩm để kiếm ra tiền.
- Bạn sẽ rất dễ ranking cho bài viết toplist thông tin và mang về nhiều traffic ban đầu cho site. Điều này luôn luôn tốt cho SEO.
Review (đánh giá) sản phẩm
20% trong tổng số sản phẩm mà bạn kinh doanh sẽ mang về 80% doanh thu.
Tương tự với affliate thì 20% trong tổng số chiến dịch đang chạy sẽ mang về 80% lợi nhuận để tiếp tục scale.
Ban đầu phát triển nội dung cho site, bạn hãy chọn ra top 20% những sản phẩm có tiềm năng bán chạy nhất, và viết bài review cho những sản phẩm đó.
Khi một cá nhân thực hiện tìm kiếm Google với những từ khóa tìm hiểu sản phẩm nào đó có tốt không,..v.v.. thì họ đã ở khá sâu trong quá trình mua hàng (buyer journey).
Thông thường những người đọc review xong thấy vừa ý, họ ra quyết định mua hàng luôn. Họ chỉ quay lại tìm những nội dung khác khi bài review đó chưa đủ thuyết phục.
Liên quan: Top10 khóa học SEO tốt nhất trên Unica để lên top 1 Google
Đây là bài ví dụ với từ khóa đánh giá fpt playbox 4k mà mình khá ưng ý về dàn bài và bố cục các ý cần review. Bạn có thể follow theo sườn này để học hỏi cách viết một bài đánh giá sản phẩm hoàn chỉnh.
Với kiểu bài review, bạn sẽ nhẹ chi phí hơn so với 2 dạng bài kia. Độ dài yêu cầu tầm 1500-3000 từ tùy vào mức độ đầu tư của bạn.
Format nội dung cho kiểu bài này thì cũng không có gì phức tạp:
- Giới thiệu mở bài
- Tính năng của sản phẩm.
- Vì sao chọn sản phẩm này chứ không phải sản phẩm khác? Mỗi sản phẩm mà nhà cung cấp tung ra thị trường họ luôn có những đặc điểm “ưu việt” để tạo được lợi thế cạnh tranh.
- Ưu và nhược điểm của sản phẩm. Dĩ nhiên luôn dành cho ưu điểm đất diễn nhiều hơn nhưng bạn nhớ phải có một chút nhược điểm về sản phẩm để cho người đọc thấy bạn không chém gió.
- Đánh giá tổng quan từ bạn.
- Kết luận.
Ngoài ra, để giúp người đọc dễ dàng tổng quát được thông tin và nhận định của người đánh giá về sản phẩm thì bạn có thể sử dụng các plugin hỗ trợ review để làm những khung tổng quan dựa trên các tính năng:
Bạn nên tham khảo, học hỏi thêm về cách bố trí trình bày content từ các website quốc tế để về áp dụng phù hợp cho nội dung trên site.
Success story (Câu chuyện thành công bản thân)
Mình tin chắc bạn và vô số người khác thường tin vào những ai từng trải nghiệm một sản phẩm/dịch vụ nào đó hơn là những bài viết lý thuyết suông.
Đặc biệt là với câu chuyện thành công của một cá nhân – cả quá trình có được kết quả, họ trải nghiệm, sử dụng những gì, các “sản phẩm/dịch vụ” được giới thiệu vô hình chung tạo được một sự tin cậy khá lớn đối với người đọc.
Liên quan: Lợi ích không ngờ của Guest Post trong SEO! Vậy Guest Post là gì?
Xu hướng cá nhân hóa trong digital marketing hiện nay tuy không phải quá mới mẻ nhưng cũng chưa có dấu hiệu lỗi thời và vẫn đang được khai thác triệt để.
Ví dụ, dạng nội dung này đang được triển khai hiệu quả từ những cá nhân kiếm tiền với CPO:
Khi độc giả truy cập trang web và nhận được những chia sẻ từ chính bản thân tác giả về đúng vấn đề của người đọc, họ sẽ rất hứng thú, chăm chú & nghe theo những lời khuyến nghị.
Những nội dụng này sẽ mang tính chất truyền cảm hứng rất lớn, cũng như thúc giục hành động nhanh chóng.
Dạng bài viết này sẽ dễ triển khai ở các niche như: Sức khỏe, thể chất, làm đẹp,….
Hướng dẫn, thủ thuật, mẹo vặt
Bất kể ngách nào, bạn cần phải xây dựng những bài viết tập trung vào việc cung cấp giá trị cho người đọc & tạo tín hiệu website hữu ích trong mắt Google.
Nội dung dạng hướng dẫn/thủ thuật không có tính thương mại cao, nó chỉ mang vai trò bổ trợ & điều hướng traffic. Nhưng nếu bạn muốn trang web của bạn có độ trust cao thì không thể bỏ qua.
Đây là những bài viết bạn đăng tải lên site nhằm hướng dẫn cách làm, thao tác, hay chia sẻ những thủ thuật, mẹo vặt, thông tin hữu ích liên quan đến ngách của bạn.
Đó có thể là những vấn đề mà chính bản thân bạn thường gặp, cần xem hướng dẫn để sử dụng sản phẩm tốt hơn.
Liên quan: Textlink là gì? Lưu ý khi sử dụng textlink để triển khai SEO an toàn 2019
Rất dễ nhận ra những bài viết dạng này, tiêu đề thường có những cụm từ quen thuộc như: “Cách để… “, “Làm thế nào để…”, “Hướng dẫn…”.
Còn phát triển nội dung cho những dạng bài này, bạn cần phải căn cứ vào bộ keyword dạng information (keyword thông tin) mà bạn đã tìm ở khâu nghiên cứu từ khóa, thì mới biết từ những nội dung nào thường được tìm kiếm trong lĩnh vực bạn làm.
Case Study (Câu chuyện thành công của khách hàng)
Nếu câu chuyện thành công của bản thân sẽ khó linh hoạt áp dụng cho tất cả các ngách hoặc các thương hiệu lớn thì câu chuyện thành công của khách hàng sẽ là lựa chọn hiệu quả với hiệu ứng tích cực không kém.
Đây là những bài viết mang mục đích chia sẻ kinh nghiệm, hành trình của một cá nhân (là khách hàng sử dụng sản phẩm) từ người gặp vấn đề cho tới khi cải thiện được vấn đề đó.
Loại nội dung này được các thương hiệu lớn triển khai thường xuyên:
Với sức mạnh trong khả năng thuyết phục và những tính chất riêng biệt của dạng bài case study nên nội dung này đạt được sự quan tâm rất cao từ người đọc.
Tuy nhiên, để viết được loại nội dung này không hề đơn giản.
Người viết ngoài việc dành đủ thời gian để nắm rõ các thông tin, tính năng, điểm nổi bật của sản phẩm, còn phải tự mường tượng đặt bản thân mình vào vị trí người dùng, người gặp vấn đề cần giải quyết bằng những tính năng của sản phẩm đó.
Liên quan: Top 50+ các trang web tải hình ảnh đẹp cho Designer 2019
Ngoài ra, nếu là người bán hàng hoặc là người đang làm tiếp thị liên kết cho sản phẩm, bạn có thể thu thập những thông tin feedback của khách hàng, screenshot lại và thêm vào bài viết làm testimonial tăng độ tin tưởng.
Comparison – Nội dung so sánh
Trong một ngách sản phẩm bạn làm, sẽ có nhiều dòng sản phẩm, nhiều thương hiệu đang bán cùng một mặt hàng.
Vì vậy, các bài dạng Comparison (so sánh) sẽ mang lại thông tin khách quan giúp cho người đọc chọn được đúng sản phẩm họ thực sự đang cần hơn.
Vì vậy, tỉ lệ Conversion Rate sẽ được cải thiện khá tốt khi bạn có những loại nội dung này & được đầu tư kỹ lưỡng.
Nội dung sẽ tập trung vào việc so sánh những đặc điểm chính, những ưu điểm sản phẩm này có mà sản phẩm kia không có. Những nhược điểm sản phẩm này mắc phải nhưng sản phẩm nọ lại khắc phục được.
Hoặc so sánh về thương hiệu & các đặc tính khác tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau.
Và có 1 thứ mà mình khuyên bạn không nên bỏ qua khi xây dựng các bài viết so sánh. Đó là Comparison Chart.
Ví dụ so sánh về những đặc điểm của 2-3 sản phẩm phục vụ cùng 1 mục đích, nhưng sẽ có sản phẩm có tính năng này mà sản phẩm khác không có:
Về việc sử dụng comparison chart thì bạn có thể xem Toptenreviews họ đang làm như thế nào, đây là 1 trang siêu chuyên nghiệp có nguồn doanh thu lớn từ affiliate marketing.
Đây là 1 chart so sánh của họ, chấm theo tháng điểm 10 & có gắn link affiliate trong chart.
Với comparision chart, bạn sẽ chọn ra các sản phẩm tiêu biểu trong ngách mà bạn làm, sau đó đưa ra các yếu tố để so sánh như: thương hiệu, loại, mẫu mã, trọng lượng, kích cỡ, đánh giá, độ an toàn, hỗ trợ…
Tùy vào đặc thù từng ngách mà có thể có thêm sự so sánh của các yếu tố mà chỉ niche đó mới có.
WordPress có rất nhiều plugin cho phép tạo các bảng biểu, chart review so sánh rất đẹp & chuyên nghiệp.
Điểm hay của bài viết dạng so sánh là bạn dễ dàng điều hướng được độc giả, tạo được sự tin cậy ở các sản phẩm đang mang ra so sánh.
Điều này vừa thôi thúc quyết định mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn, mặt khác về giá trị SEO nó giúp cho từ khóa ranking sẽ đều.
So sánh cũng là nội dung mang tính chất thương mại cao, trực tiếp mang về cho bạn doanh thu từ affiliate hoặc kinh doanh.
Nguồn: Tổng hợp
Phương Duy – Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
5 xu hướng SEO và content marketing làm mưa làm gió trong thời gian qua
21 công cụ SEO tốt nhất 2019 để luôn đi đầu trên bảng xếp hạng của Google
Chiến lược gia SEO làm gì? Giải thích hồ sơ công việc của chuyên gia SEO
Backlink là gì? Cách xây dựng và vai trò của Backlink trong SEO