Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thiết kế nội thất. Việt Nam theo Nho giáo với quan niệm có âm có dương, có đất có trời, có lửa có nước khắc chế nhau nhằm tạo ra sự hài hòa. Kinh doanh quán ăn, nhà hàng cũng cần có sự cân bằng, hòa hợp giữa các yếu tố nhằm hút tiền, tài lộc . Sau đây là một số Quy tắc phong thủy dành cho quán ăn, nhà hàng bạn không thể bỏ qua khi muốn kinh doanh thành công!
Trước hết, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ để kinh doanh nhà hàng theo mệnh phong thủy như sau:
- Nếu gia chủ mệnh Kim, nên kinh doanh mặt hàng có tính Thủy như nước sữa, kem chè.
- Nếu gia chủ mệnh Mộc, kinh doanh các món ăn có tính Hỏa, mang nhiệt cao như: lẩu, nướng, bánh ngọt.
- Nếu gia chủ mệnh Thủy, kinh doanh các món ăn có nguồn gốc rau củ quả, đồ chay, mứt trái cây.
- Gia chủ mệnh Thổ hợp kinh doanh đồ lên men: sữa chua, rượu, dưa món…
- Gia chủ mệnh Hỏa thích hợp cho mọi loại hình kinh doanh nhà hàng…
Thiết nghĩ, vấn đề lựa mặt hàng kinh doanh phải dựa trên rất nhiều yếu tố như nghiên cứu thị trường, vị trí của nhà hàng, nguồn vốn vv… Nhưng theo chúng tôi, điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê thực sự với ngành nghề mà mình kinh doanh để có thể kiên trì đi đến cùng. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh theo mệnh chỉ đóng vai trò thứ yếu mà thôi.
5 quy tắc cần lưu ý về phong thủy dành cho quán ăn, nhà hàng
1. Ví trị nhà hàng:
Điều quan trọng đầu tiên đối với quán cà phê, nhà hàng là ở việc lựa chọn địa điểm. Người kinh doanh cần tìm hiểu rõ xem địa điểm quán cà phê, nhà hàng có phù hợp cho mình đặt mặt hàng kinh doanh đó hay không.
Tiếp đó, phải lưu ý về tầm nhìn để tránh các xung xạ để tạo cát khí thu hút khách hàng bởi hầu hết địa điểm nhà hàng đều là mặt đường. Một số điểm bạn cần nhớ trước khi chọn mặt bằng kinh doanh như sau:
- Tối kị vị trí nhà hàng có các tòa nhà lớn vây xung quanh
- Cổng nhà hàng có đường lớn đâm vào, phía trước có cột điện, hầm lớn
- Thế tốt nhất để thi công nhà hàng là “tọa sơn nghinh thủy” tức mặt hướng ra đường, đằng sau lưng có điểm tựa
Nếu có thể hãy thuê một thầy địa lí hoặc kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm giúp bạn chọn hướng và vị trí cho nhà hàng đúng chuẩn nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện, chưa tính đến việc bạn thuê không đúng người có chuyên môn. Do đó, tốt hơn bạn nên tự tìm hiểu, trang bị thêm kiến thức cho bản thân mình.
Khi thiết kế mặt bằng người ta chú ý rất nhiều đến sự hài hoà về mặt tổng quan khi nhìn vào từ bên ngoài. Điều cần lưu ý đầu tiên đó là diện tích phía trước quán, không những bạn phải tính toán đến diện tích để xe dành cho nhân viên và khách hàng mà còn phải tránh những vị trí tối kỵ không tốt cho công việc kinh doanh như:
- Vị trí bị bao quanh: bởi các toàn nhà cao tầng: cửa hàng của bạn sẽ bị áp chế tài lộc do các toà nhà cao tầng che chắn khí dương là cho “âm thịnh dương suy” khiến khách hàng hay nhân viên của bạn có cảm giác bị đè, chèn ép, gò bó khó chịu.
- Cổng nhà hàng bị đường lớn đâm vào: đường lớn đâm thẳng vào cửa tựa như luồng xung sát đi thẳng vào trong cửa hàng không lợi cho sức khoẻ, hao tổng tiền tài. Đường càng to, càng nhiều xe cộ thì càng nguy hiểm. Việc kinh doanh sẽ sớm bị thất bại.
– Ngoàn ta những vị trí có chóp nhọn chĩa vào cũng cực kì xấu cho vận khí kinh doanh của bạn.
>> Top các website sang nhượng mặt bằng, vật dụng quán cafe, quán ăn, nhà hàng
Tốt nhất bạn nên tìm chọn những nơi có thế “toạ sơn hướng thuỷ”, nghĩa là: trước cửa chính là nước (tài lộc, vận khí), phía sau được hỗ trợ bởi núi non vững chãi.
Một địa hình yên tĩnh với nhiều cây xanh với một lối đi uống cong nhẹ nhàng ở phía trước, kết hợp với một khoảng trống rộng trước nhà hàng là một lựa chọn sáng suốt.
Tại sao bạn nên lựa chọn cách sắp xếp này?
Vì một không gian sáng sủa tạo điểm nhấn ở mặt tiền, là điều kiện thuận lợi cho năng lượng dồi dào tích trữ, lưu thông và chảy vào bên trong. Cây cối lại tạo nên cảm giác mát mẻ, trong lành và thư thái.
Thêm vào đó, một số lỗi cơ bản thuộc thiết kế không gian bên trong bạn không nên mắc phải là:
- Thất thoát tiền tài do hệ thống cửa thông nhau liên tục.
- Đường đi bên trong quán ăn đâm thẳng vào két để tiền..
- Đuổi tài lộc do bố trí gương đối diện với cửa ra vào chính.
- Kết hợp màu xanh lam và màu tím lạnh lẽo, buồn tẻ; tạo cảm giác không an toàn và làm giảm vị giác của thực khách khi thưởng thức thực phẩm.
2. Nội thất nhà hàng
Nội thất nhà hàng nên mang màu sắc ấm cúng như vàng đất, vàng cam, nâu vàng… Tất cả nội thất, bát đũa, ly tách đều phải đảm bảo sáng sủa, sạch sẽ, kết hợp với đồ trang trí rực rỡ để kích hoạt dương khí tốt.
Nếu là nhà hàng ăn uống cho người trẻ, bạn cần sử dụng những màu sắc trẻ trung và tăng tính kích thích như đỏ, cam kết hợp xanh lá, xanh nõn chuối vv…
Nếu là nhà hàng làm theo phong cách Nhật, Hàn Quốc, Singapore vv… bạn nên tham khảo mẫu nhà hàng đẹp tại nước bản địa, kết hợp một chút với văn hóa ăn uống của người Việt, thì quán ăn của bạn sẽ trở nên độc đáo nhưng vẫn thân thiện với thực khách
Một số cấm kị về bố trí nội thất:
- Quầy thu ngân có đường đi đâm vào két, để két nhìn ra cửa
- Hệ thống cửa để thông nhau liên tục
- Sử dụng gương không hợp lý, đối diện cửa chính, phản sáng
- Không gian nhà hàng không tạo được sự ấm cúng
- Nhà hàng không có phong cách riêng
- Lỗi về hệ thống cửa (cửa mở rộng về phía sau)
- Bàn thờ thần tài để ở góc khuất, đặt lên bể nước, bể phốt mà không biết.
Ánh sáng nhà hàng cũng cần đặc biệt chú ý; đó là phải sử dụng cả khoảng sáng và khoảng tối nhưng phía mặt tiền luôn phải là ánh sáng rực rỡ, chào mời, tạo điểm nhấn. Nên xen thêm các tiểu cảnh như cây cối, dòng nước chảy…; sẽ tạo cảm giác thư thái cho khách hàng.
3. Vị trí đặt Bàn thờ thần tài
NGUYÊN TẮC ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI:
- Ông địa là những vị trí quan sát hết được sự ra vào của khách, nơi có tập trung nhiều luồng khí lưu thông. Nên chọn hướng theo các cung Thiên Lộc, Quý Nhân dựa vào hành cung, mạng và tuổi của chủ nhà hàng. Nên tránh được đặt ở những góc khuất dưới gầm xà, gầm cầu thang.
- Bàn thờ Ông địa bao giờ cũng có một tấm bài vị dán ở vách. Lưng bàn thờ phải là vách tường chắc chắn, không hướng về phía cửa sổ hay bị đục lỗ vì vậy tài vận không tụ lại được.
- Nếu bạn không thể đặt bàn thờ dựa vào tường do chọn hướng, một cái vách nhân tạo tránh góc nhọn sau lưng là một sự thay thế thông minh.
- Hai bên bàn thờ, luôn nhìn từ ngoài vào trong thì ông Thần Tài nằm ở bên trái, bên phải là Thổ Địa. Ở giữa là một hũ gạo, một hũ muối và một khay nước đầy được thay một năm một lần. Chính giữa phía trước là bát nhan (kỵ đụng chạm khi lau chùi bàn thờ).
- Bên phải là lọ hoa (thường là hoa cúc, hoa đồng tiền) và bên trái là dĩa ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
- Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Phía trên bàn thờ thần tài, nên có thêm tượng Phật Di Lặc quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
4. Đặt tên cho nhà hàng
Hiện nay có rất nhiều cách để đặt tên quán ăn, nhà hàng theo phong thủy mà nhiều người ưa chuộng. Đó là những cách đặt tên quán ăn theo vị trí địa lý, theo món ăn đặc trưng của quán, dựa vào tên chủ quán, hay theo các từ ngữ dân gian quen thuộc…
Với những cách đặt tên trên, mỗi cách lại có một đặc điểm cũng như ưu điểm riêng. Tuy nhiên dù theo cách nào thì việc đặt tên quán ăn theo phong thủy bạn hãy tuân thủ tiêu chí dễ nhớ và dễ gọi lên hàng đầu.
Nếu bạn muốn đặt tên quán ăn theo phong thủy dựa vào tên người cụ thể thì nên ưu tiên tên gắn liền với chủ nhân của quán ăn như Bia hơi Hải Xồm, quán cơm Bà Buội, bún chả Hương Liên vv…
Trường hợp mà tên chủ nhân không phù hợp thì bạn có thể thay thế bằng tên của người thân trong gia đình nhưng phải có bản mệnh tương sinh, tương hợp với chủ nhà theo ngũ hành để lấy đặt tên quán ăn. Như thế mới hợp phong thủy quán ăn cho chủ cửa hàng.
Với cách dùng tên gọi để đặt tên cho quán ăn, cửa hàng ăn uống là rất phổ biến hiện nay và có thể dùng cho hầu hết quán ăn uống đều sẽ phù hợp.
Đối với những nhà hàng mà chuyên phục vụ một món hoặc có một món nổi bật mà khách hàng nào đến cũng sẽ dùng thử thì bạn có thể dùng tên món ăn đó làm tên cho cửa hàng ăn uống nhà mình.
Trường hợp này hay dùng cho chuỗi nhà hàng như Món Huế, Chả cá Lã Vọng, Gà 36 vv…
5. Cách sắp xếp vật dụng trấn phong thủy trong nhà hàng
Vị trí bếp trong nhà hàng
Về các trang thiết bị phục vụ công việc chế biến các món ăn, khu vực bếp cần được đầu tư không gian thoáng mát, sạnh sẽ, đảm bảo vệ sinh và có hệ thống thông gió hợp lý.
Nhưng liệu bạn có băn khoăn không biết vật dụng này nên đặt ở vị trí nào? Mỗi trang bị nấu ăn mang một thuộc tính riêng trong ngũ hành.
Bố trí gian bếp hợp phong thuỷ là cả một bài toán hóc búa.
Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế bếp trong nhà hàng bạn phải biết:
VỊ TRÍ BẾP:
- Tuyệt đối không đặt bếp dưới cây sà ngang vì sẽ đè lên bếp gây bệnh tật khiến hao tiền, tốn của.
- Kỵ các góc chéo, góc nhọn đâm vào bếp vì sẽ gây ra cá bệnh về máu
- Tránh đối diện với cửa nhà vệ sinh, cửa ra vào vì có thể gây ra hao tốn về tài tính hoặc khí ô uế ở khu vệ sinh làm mất đi những vận khí tốt cho chủ cửa hàng.
- Cửa bếp phải cần được đặt ở vị trí kín gió, tránh lộ liễu gây ra những thất thiệt về tài lộc.
- Bàn thờ Ông Táo cần được suy xét kĩ, dựa vào tuổi, hành cung của người chủ.
MỘT SỐ KIÊNG KỴ VỀ VỊ TRÍ ĐẶT CÁC VẬT DỤNG BẾP:
- Các thiết bị hệ hoả nên để xa ít nhất là 30 cm so với chậu rửa và thấp hơn bếp nấu, không đặt trên đường ống nước.
- Cần nhớ rằng Hỏa kỵ Thủy, nên tránh bố trí khu nấu, khu chế biến có nước và lửa gần nhau.
- Không để tủ động lạnh, làm mát đối diện hoặc bên cạnh bếp nấu.
- Không đặt bếp ở vị trí quá thấp và không có hệ thống thông gió vì điều này khiến lưu giữ khí xấu.
- Tránh để chổi quét nhà gần khu vực bếp nấu.
>> Nên kinh doanh gì tại Cần Thơ? – Kinh nghiệm kinh doanh quán cafe tại Cần Thơ
Gương
Việc lắp gương tấm lớn trong nhà hàng ban đầu có mục đích làm tăng gấp đôi các sản phẩm và tượng trưng cho sự buôn bán phát đạt của cửa hàng. Theo phong thủy quan niệm, gương đặt phản chiếu, làm tăng gấp đôi các hành động của cửa hàng, cũng như tăng doanh thu lên gấp đôi cho chủ cửa hàng đó.
Ngoài ra, nếu nhà hàng của bạn có diện tích hạn chế, lắp gương tấm lớn còn giúp cho không gian có sự cơi nới rõ rệt, trông thoáng hơn, rộng rãi hơn.
Chuông
Nếu bạn để ý sẽ không khó để nhận ra ở nhiều nhà hàng người ta hay lắp chiếc chuông nhỏ ở cửa ra vào, thậm chí ở hiệu sách, tạp hóa hay quán cafe cũng vậy.
Theo quan niệm, tiếng chuông ngân vang báo hiệu tin mừng. Vì thế, việc lắp chuông trong cửa hàng không chỉ tạo ra nguồn năng lượng luân chuyển mà còn đem đến may mắn, tài lộc cho chủ quán. Trong phong thủy nhà hàng treo sáu hoặc bảy cái chuông là hợp lí nhất.
Ba đồng tiền may mắn
Cách tốt nhất để sử dụng những đồng xu là xâu lại thành một Đường thẳng; mặt dương hướng lên trên, sau đó dán chúng lên hộp đựng tiền, để thu hút tiền bạc.
Ngoài ra, bạn có thể dán ba đồng xu vào bên trong máy thu tiền hoặc trên bìa sổ ghi hoá đơn. Theo phong thuỷ nhà hàng, đây là cách hữu hiệu nhất để tăng doanh thu trong kinh doanh, buôn bán.
Nhớ trước khi sử dụng đồng xu nên rửa sạch chúng bằng nước muối để loại bỏ năng lượng âm còn sót lại.
>> Kinh nghiệm khởi nghiệp mở quán cafe từ thực tế
6 loại cây phong thủy dùng làm cây kiểng trang trí nhà hàng
Trong giới kinh doanh thì việc trồng cây phong thủy mang sẽ mang lại nhiều lộc tài và may mắn. Nhưng việc lựa chọn cây phong thủy cũng rất khó khăn, và theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy đưa ra thì bạn hãy bổ sung vào không gian quán những loại cây sau đây để lộc kinh doanh luôn đầy ắp.
1. Cây lộc vừng:
Cây lộc vừng còn có tên gọi là Mưng nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh. Theo quan niệm dân gian từ xưa, cây lộc vừng mang ý nghĩa tài lộc.
Lộc có ý nghĩa là tài lộc, tiền tài- Vừng ngụ ý là nhỏ nhặt – “tích tiểu thành đại”như những hạt vừng (mè) với niềm hi vọng gia chủ sẽ luôn gặp nhiều may mắn và tiền tài.
Theo các chuyên gia, cây tài lộc nên trồng ở các vị trí thoáng đãng, nhiều ánh sáng như khoảng sân của nhà hàng, quán ăn nhằm đem lại hiệu quả tối đa về mặt phong thủy lẫn việc thiết kế
2. Cây hòe:
Cây hòe chủ yếu phân bố tại các tỉnh phía Bắc ở Việt Nam gồm có 2 loại là hòe vàng và hòe xanh. Cây hòe còn có một tên gọi khác là cây lộc.
Theo điển tích Trung Hoa, ở trước Triều môn mà trồng ba cây hòe là tượng trưng của chức Tam công trong triều đình. Chính vì vậy, nhiều người trồng hòe trước nhà với mong ước thăng quan tiến chức, gặp nhiều giàu sang, phú quý.
Một điều cần lưu ý khi trồng hòe đó chính là không nên trồng hòe ở khu vực sau nhà vì như vậy đường công danh sẽ bế tắc. Nếu trồng trước nhà sẽ đem lại tài lộc sẽ có lợi về công danh, tài lộc sau này.
3. Cây phất dụ (cây phát tài):
Cây Phất dụ còn được gọi là cây phát tài. Trong phong thủy đây là cây mang lại may mắn cho gia chủ bởi nó tượng trưng cho ngũ hành: Bản thân cây chính là Mộc, nơi cây sinh sôi là thổ, nguồn nước và dinh dưỡng cho cây lớn lên là Thủy, chậu gốm trồng cây chính là từ Hỏa, nếu dùng chậu bằng kính sẽ là đại diện của Kim.
Theo quan niệm dân gian, người ta thường mua Phất dụ theo ý nghĩa cành. 2 cành – tình duyên, 3 cành – mang đến hạnh phúc, 5 cành – đại diện cho sức khỏe, 8 cành – mang đến tài lộc và 9 cành – đem đến thời vận cho gia chủ.
Không nên cây có 4 cành bởi theo quan niệm phong thủy, Sinh (số 1) Lão (số 2) Bệnh (số 3) và Tử (số 4). Số 4 là số Tử, là sự bại hoạn, là sự tắt ngụp và chết chóc.
Ở Việt Nam, loại cây này có gần 20 họ, mỗi cây có màu sắc khác nhau, Phất dụ xanh – biểu tượng may mắn, Phất dụ thơm – là cây mộc lan có mùi thơm về đêm, Phất dụ rồng – gọi là huyết rồng được làm thuốc chữa bệnh, Phất dụ lá hẹp – gọi là bồng bồng thường làm bánh, Phất dụ trúc – xua đi vận đen gọi là trúc thiết quan âm…
4. Cây chầu bà đế vương đỏ:
Cây chầu bà đế vương đỏ có màu lá đậm, ngoài việc trang trí làm cây cảnh thông thường, cây còn có tác dụng hút khí độc và các yếm khi trong nhà.
Cây chầu bà đế vương đỏ phù hợp với những người đứng đầu cửa hàng nhằm tăng sự uy quyền và lãnh đạo. Được xem như một loại cây đem lại tài lộc cho gia chủ, cây chầu bà nên trồng ở quầy thu ngân thanh toán, ở những nơi có ánh sáng yếu nhằm đem lại hiệu quả tối đa.
5. Cây bao thanh thiên :
Giống như với tên gọi, cây bao thanh thiên với ý nghĩa uy quyền, còn có ý nghĩa hút tài lộc cho gia chủ. Cây bao thanh thiên nên được trồng trong các không gian kín như trong nhà hàng, quán cafe nhằm hút tài lộc cho cửa hàng của bạn.
6. Cây Ngọc Bích:
Cây Ngọc Bích (hay còn gọi là cây Hoa Đá, cây thường xanh) cũng là một loài cây mang ý nghĩa về kim tiền và tài lộc. Cây có lá dạng hình trứng, nhỏ như đồng xu và mọng nước.
Đây là loài cây dễ trồng, không cần hạt giống, gia chủ chỉ cần đặt một chiếc lá xuống đất ẩm, chỉ vài ngày sau sẽ mọc thành cây. Vì loại cây này còn gọi là thường xanh với màu xanh từ thân, cành đến lá nên loài cây này còn tượng trưng cho tuổi trẻ vĩnh hằng.
Trong quan niệm xưa, cây Ngọc Bích có tác dụng chiêu tài (“hút” tiền) nên thường được đặt cạnh các quầy thu ngân ở nhà hàng, quán ăn, quán café nhằm kích hoạt năng lượng, đem lại tài lộc.
Thuật phong thủy có tầm quan trọng rất lớn đối với sức khoẻ quán ăn của bạn. Vì thế việc xem trọng cách thiết kế nội thất là kim chỉ nan trong bước đầu kinh doanh thành công.
Hi vọng những chỉ dẫn trên đây giúp bạn an tâm hơn phần nào trong việc điều hành công việc kinh doanh của riêng mình. “Vạn sự như ý – Tấn lộc tấn tài”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>> 90% GIA ĐÌNH VIỆT PHẠM PHẢI ĐIỀU CẤM KỴ PHONG THỦY KHI ĐẶT NHỮNG THỨ NÀY TRONG PHÒNG NGỦ CỦA MÌNH
>> Top các website sang nhượng mặt bằng, vật dụng quán cafe, quán ăn, nhà hàng
>> Kinh nghiệm kinh doanh Quán ăn – Nhà hàng – 4 yếu tố cần biết khi chuẩn vị mở quán ăn nhà hàng
>> 10 BƯỚC CỤ THỂ ĐỂ LÀM FACEBOOK MARKETING CHO KINH DOANH CÀ PHÊ, QUÁN ĂN, NHÀ HÀNG
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096