“Triip khi đi gọi vốn có cái nhìn khác với các startup khác. Ngoài chuyện tiền của nhà đầu tư, bạn ấy đã offer Shark 2 tiếng đồng hồ/tuần để làm việc cho Triip, tôi mặc cả mãi mới giảm xuống còn 1 tiếng”, Shark Việt chia sẻ sau màn thương thuyết gay cấn với Founder Triip khiến ông giảm tỷ lệ vốn góp từ 20% xuống còn 6,6%.
Vị cá mập “lão làng” nhất Shark Tank Việt Nam (Shark Việt sinh năm 1963) mới đây đã chia sẻ về việc lần đầu bị startup “ép giá”.
Sau màn thương thuyết gay cấn với Founder Triip, Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Intracom – thừa nhận: “Khi chốt đầu tư, tôi bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với đề xuất trước đó về tỷ lệ vốn góp“.
Kết quả chốt deal cũng khiến Shark Hưng thốt lên: “Từ một Shark bao giờ cũng nói rằng đã đầu tư là phải chi phối, đã hạ xuống offer 20%, mà cuối cùng đồng ý 6,6%. Anh Việt hôm nay không còn là anh Việt của ngày xưa nữa“.
Theo Shark Tank Việt Nam, CEO Hải Hồ của Triip gọi vốn 500.000 USD cho 5% cổ phần. Kết quả: Được Shark Việt đầu tư 500.000 USD cho 6,6% cổ phần. Nhưng thực tế, tỷ lệ cổ phần Shark Việt được hưởng ít hơn thế.
Đây là deal rót vốn có điều kiện. Để tránh tình trạng down-round (định giá startup vòng gọi vốn tiếp theo thấp hơn vòng trước), 500.000 USD của Shark Việt sẽ đổi lấy 5% cổ phần, 1,6% còn lại là từ Employee Stock Option (ESO – quyền mua cổ phiếu dành cho nhân viên) có điều kiện (Shark Việt làm việc cho Triip 1 giờ đồng hồ/tuần).
ESO là một quyền chọn mua mà một công ty dành cho thành viên công ty đối với cổ phiếu của chính công ty đó như là một hình thức trả thù lao phi tiền mặt. Một số hạn chế đối với quyền chọn này đều nhằm mục đích gắn chặt quyền lợi của những người nắm quyền chọn này với các cổ đông khác của công ty, kích thích họ làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho công ty.
Xem thêm: Lời khuyên của Shark Hưng dành cho bạn trẻ muốn khởi nghiệp
Nói một cách dễ hiểu hơn, 500.000 USD của Shark Việt chỉ để đổi lại 5% (để định giá công ty vẫn là 10 triệu USD). 1,6% kia chỉ là “quyền mua”, tức để được mua, ngoài đáp ứng điều kiện làm việc cho Triip, Shark vẫn phải bỏ thêm một khoản tiền tương ứng với định giá công ty để mua lại.
Vì sao phải chịu thiệt mà Shark Việt vẫn đầu tư vào Triip?
Trong chia sẻ mới đây, Shark Việt chỉ ra 4 lý do ông hứng thú với startup này.
Một là, Triip bị các shark “ném đá” tơi tả vì công nghệ blockchain. Các Shark cho là chưa phải thời điểm thích hợp để ứng dụng công nghệ này.
“Nhưng thời buổi hiện nay, con người thích thách thức với những khó khăn của ngày hôm nay để ngày mai có kết quả tốt. Cho nên, tôi quyết định ủng hộ Triip“, Shark Việt nói.
Mọi người đang hiểu lầm là “Shark Việt lúc nào cũng thích chi phối”. Tôi thực sự muốn hỗ trợ startup thì tôi mới tham gia chương trình
Ba, văn hóa của Triip có chữ “Hạnh phúc”, đúng ý nghĩa của Phật giáo.
“Hạnh phúc là hướng đến sự bình yên trong tâm hồn. Đấy cũng là cái tôi muốn hướng tới“, Shark Việt mở lòng.
Bốn, cách đầu tư du lịch của Triip, đặc biệt là du lịch hướng đến góc cạnh tận dụng tối đa năng lực của các địa điểm du lịch cũng như những người chủ có cơ sở hạ tầng du lịch tốt ở nước ngoài, để phát triển du lịch bền vững gắn với thiên nhiên.
Xem thêm: Shark Hưng chia sẻ khởi nghiệp – Thành công không có công thức
“Triip khi đi gọi vốn có cái nhìn khác với các startup khác. Ngoài chuyện tiền của nhà đầu tư, bạn ấy đã offer Shark 2 tiếng đồng hồ/tuần để làm việc cho Triip, tôi mặc cả mãi mới giảm xuống còn 1 tiếng”.
“Mặc dù chốt đầu tư tôi bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với đề xuất của tôi về tỷ lệ vốn góp, nhưng tôi không quan tâm nhiều lắm. Tôi muốn Triip phát triển. Tôi tin cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của Intracom sẽ hỗ trợ Triip rất nhiều. Tôi cũng tin tưởng hoàn toàn vào team công nghệ cũng như các Founder của Triip. Vì vậy, tôi hết sức hài lòng khi được đầu tư vào Triip và tin tưởng Triip sẽ phát triển”, Shark Việt bộc bạch.
Liên quan đến sở thích đầu tư với lượng cổ phần chi phối, Shark Việt thanh minh ông không phải tuýp cá mập thích chi phối.
“Trong một số trường hợp, mình phải chi phối để hỗ trợ tối đa cho các startup, sau đấy mình sẽ rút dần dần tỷ lệ của mình, chứ không phải mình thích chi phối. Nếu có người nào làm hộ cho mình, làm thay được mình, mà mình chỉ cần góp tiền vào thì tại sao mình phải chi phối?”
“Mọi người đang hiểu lầm là “Shark Việt lúc nào cũng thích chi phối”. Tôi thực sự muốn hỗ trợ startup thì tôi mới tham gia chương trình. Và khi tham gia chương trình, tôi nhìn từng startup mới quyết định những tỷ lệ khác nhau, chứ không phải có một gu về tỷ lệ cổ phần nào đấy“, Shark Việt nói.
Tính từ thời điểm tham gia Shark Tank Việt Nam đến nay, Shark Việt đã cam kết rót vốn vào 7 startup (5 startup mùa 2 và 2 startup mùa 3). Có 4 startup Shark Việt offer mức cổ phần chi phối là Nhiệt Mặt trời (50%), nhà ma Tokai (51%), VinaChuối (51%), CDTS (offer 51%, vì thương vụ đàm phán chung với Shark Linh nên Shark Linh sau giảm xuống 36%).
3 startup được chốt deal với tỷ lệ cổ phần “nhẹ nhàng” hơn là Plasma (20% cổ phần), Luxstay (5%), và Triip (5% cổ phần + 1,6% từ ESO).
Nguồn: Cafebiz.vn
Có thể bạn quan tâm:
Lời khuyên của 6 “cá mập” của Shark Tank Việt sẽ giúp các bạn trẻ start-up đi đúng đắn !
Dự án Viralworks Lê Hồng Thảo Quyên trở thành “cơn sốt” Shark Tank mùa 2
SHARK TANK – CÁCH CÁ MẬP ĂN THỊT NHÀ KHỞI NGHIỆP
SHARK TANK – CÁCH CÁ MẬP ĐÁNH GIÁ MỘT DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
M&A LÀ GÌ? BÀN LUẬN VỀ MUA BÁN SÁT NHẬP CÔNG TY TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK