Xoài có ở rất nhiều địa phương tuy nhiên nếu nói về giống xoài ngon ngọt nhất có lẽ phải kể đến xoài cát Hòa Lộc . Xoài được người dân trồng hoàn toàn tự nhiên, nên không chỉ thơm ngon mà còn rất chất lượng và an toàn nữa nhé!
Gọi là Xoài Cát Hòa Lộc vì cây được trồng lần đầu ở xã Hòa Lộc, huyện Giáo Đức tỉnh Định Tường, nay là xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và khi ăn bạn sẽ cảm thấy như có những hạt đường cát nhỏ mịn trong khoang miệng. Với lợi thế của vùng đất phù sa ven sông Tiền bồi đắp, chất lượng xoài ở đây thơm ngon nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn lan rộng thị trường nước ngoài. Xoài này có hương thơm nồng rất đặc biệt, được yêu thích bởi sự ngọt ngào, màu sắc hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể.
Nhắc đến những loại trái cây đặc sản Tiền Giang cũng không thể không nhắc đến vú sữa Lò Rèn. Có nguồn gốc từ xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, vú sữa Lò Rèn có quả tròn, trắng, phần vỏ khá mỏng nhưng ruột lại rất dày, ngon. Quả khi chín sẽ đổi sang màu hồng, thơm nhẹ, bên trong có dòng sữa trắng đục, ngọt mát.
Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim nổi tiếng gần xa bởi sự ngọt ngào, thơm ngọt tạo cảm giác khó quên khi thưởng thức. Vì muốn tưởng nhớ đến công ơn của người thợ rèn ở Vĩnh Kim đã nhân giống loại cây này, nên cái tên vú sữa lò rèn được sinh ra từ đó.
Vú sữa vừa chín tới vỏ có màu xanh kem hơi hồng, da căng và sáng bóng. Với cách ăn dân dã, khi ăn bạn dùng tay vo tròn đều, nhẹ nhàng xung quanh trái, rút cùi quả, sau đó tách ra thưởng thức vị tươi mát, thanh ngọt của phần bên trong.
Mùa vú sữa sẽ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch hằng năm. Chính vì thế nếu có cơ hội du lịch Tiền Giang vào dịp này đừng quên thưởng thức hương vị đặc biệt của vú sữa Lò Rèn hay chọn một ít để mang về làm quà cho người thân và bạn bè nhé!
Quýt đường Cái Bè từ lâu đã là loại trái cây “độc nhất vô nhị” của tỉnh Tiền Giang. Trái quýt này có ưu điểm là vỏ mỏng, da trơn láng, vỏ khi chín chuyển sang màu vàng. Múi quýt khi chín có màu vàng mọng nước, mùi thơm đặc trưng và có vị ngọt thanh. Chỉ cần lột vỏ quýt thì hương thơm lan tỏa khắp nơi, rất dễ chịu và kích thích vị giác.
Quýt Cái Bè – một đặc sản Cái Bè nổi tiếng từ trước giải phóng với chủ yếu trồng các giống quýt đường, quýt ta và quýt tiều hồng.
Lúc đó, cả một vùng đều trồng quýt và chỉ trồng bằng hạt. Ngày nay, quýt đường được trồng nhiều ở Cái Bè và trở nên phổ biến hơn so với hai giống quýt còn lại. Quýt đường Cái Bè cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương Cái Bè.
Sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, với cấu tạo gai góc bên ngoài nhưng khi tách lại cho những múi vàng ươm, mềm mịn, hương thơm ngào ngạt. Đặc sản sầu riêng Cai Lậy nhất định bạn phải thử qua khi đến với vùng đất này, với nhiều giống loại khác nhau: monthon, ri 6, chuồng bò,…mỗi loại có hình thù, khích thước và hương vị khác nhau.
Giá trị dinh dưỡng trong sầu riêng rất cao, trong 100g thịt sầu riêng chứa 129kcal, 76,9g nước, 4,3g chất béo, 3,3g protein,…và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin khác. Có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi sức khỏe, trừ giun sán, lọc máu,…nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc tránh gây nóng cho cơ thể.
Trái cây đặc sản Tiền Giang tiếp theo mà mình muốn giới thiệu đến bạn đó chính là sơ ri. Ở Tiền Giang, loại quả này được ví như vị vua của vitamin C và từng được nhiều lần ghi nhận là sản vật quý hiếm của vùng. Loại quả này được trồng nhiều ở Gò Công.
Trái sơ ri ở Tiền Giang có kích thước khá nhỏ, mọc nhiều thành từng chùm trên cây cao. Lúc còn non quả sẽ có màu xanh, vỏ giòn, ăn hơi chát. Tuy nhiên khi chín sơ ri lại chuyển dần qua màu đỏ hấp dẫn, vỏ căng bóng, phần thịt mềm, múi to, vị ngọt ngọt, chua chua. Thưởng thức sơ ri cũng có nhiều cách, bạn có thể ăn không, chấm cùng với muối tôm, muối ớt hoặc làm nước ép sơ ri bổ dưỡng.
1611 bài viết
1360 bài viết
996 bài viết
720 bài viết
810 bài viết
215 bài viết