Nhắc tới mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc thường có bánh chưng thì mâm cỗ của người miền Nam luôn có bánh tét. Đây là món ăn gửi gắm nhiều giá trị tinh thần và hi vọng của người miền Nam về một năm mới ấm no, sung túc.
Bánh tét có ý nghĩa sự đùm bọc lẫn nhau và biết ơn cha ông (hay còn gọi là bánh đòn) là món bánh phổ biến trong ngày Tết cổ truyền ở miền Nam. Bánh tét miền Nam được biến tấu với nhiều loại nhân ngọt và nhân mặn như đậu, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng, trứng muối,…
Điều đặc biệt của bánh Tét trong món ngon ngày Tết của người miền Nam là sự đa dạng của món bánh này. Bánh Tét có bánh Tét mặn, ngọt, chay.
Ngày nay, tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà mâm cơm món ngon ngày Tết có thêm các món ăn khác và vì thế lại trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Nhưng bánh tét vẫn là một món ngon không thể thiếu trong mâm cơm của bất cứ gia đình nào vào những ngày Tết đến xuân về.
Món thịt kho tàu là một món ngon ngày Tết của người dân miền Nam. Món ăn có hương vị thanh ngọt của nước dừa, hòa quyện với vị béo ngậy của trứng cùng miếng thịt ba rọi mềm ngon được nấu chín vừa phải.
Thịt kho tàu có ý nghĩa trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý, có thể gọi với nhiều cách như thịt kho tàu, thịt kho riệu, thịt kho nước dừa. Hầu hết các gia đình đều kho một nồi thịt kho lớn để ăn dần trong ngày Tết vì phong tục không nấu nướng vào những ngày đầu năm.
Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, thịt heo được mua thật tươi từ sáng sớm, tẩm ướt gia vị rồi đem ra phơi nắng cho bề mặt thịt se lại, vị thấm sâu vào thịt, đến trưa thì bắt đầu nấu. Ăn thịt và trứng nâu vàng, thêm nước kho sóng sánh ăn kèm cùng dưa chua hoặc dưa giá chua chua, bạn sẽ cả nhận được cả một cái Tết trọn vẹn qua từng miếng thịt được nấu kỹ lưỡng và công phu.
Theo quan niệm của dân gian thì trong ngày tết mà thưởng thức món canh khổ qua có ý nghĩa là mong muốn cho những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để chào đón sự may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ tới. Bởi vậy mà món ăn này cũng là một trong những món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều người thích mê.
Canh khổ qua được chế miến đơn giản với khổ qua nguyên trái, làm sạch ruột, nhân thịt heo xay nhuyễn hoặc chả cá, nấm mèo để nấu lên sẽ dai và thanh ngọt nước dùng.
Món ăn thật dân dã nhưng chứa đựng tình người, sự sẻ chia và mong ước một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Bên cạnh đó, ăn canh khổ qua ngày Tết còn giúp chống ngán hiệu quả, giúp tiêu hoá thức ăn dễ dàng, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Không phải hội tảo mộ, hái dưa hấu hay lặt lá mai, hình ảnh báo hiệu ngày Tết sớm nhất đối với người Việt, đặc biệt là người miền Nam, chính là những bó củ hành, củ kiệu, dưa cải được các bà, các mẹ mua về để ngâm, phơi, chế biến thành các món được gọi chung là dưa món.
Bạn chỉ cần sơ chế củ kiệu rồi đem ngâm cùng mắm đường chua chua, ngọt ngọt. Củ kiệu giòn ngon, có chút vị hăng, cay nồng đặc trưng hòa quyện với vị mặn ngọt của mắm đường vô cùng hấp dẫn đấy.
Với vị chua của dưa kiệu cùng vị thơm ngọt của tôm đất làm người ăn càng nhai càng cảm thấy bùi. Nếu ăn món ăn này cùng bánh tét sẽ là một món ăn ngon hết ý mà ai cũng phải thích mê. Chính vì vậy mà người miền Nam cực kỳ yêu thích món ăn ngày Tết này.
Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Lạp xưởng bên cạnh có màu đỏ, theo quan niệm của người Trung Hoa, lạp xưởng có kiểu dáng giống với một xâu bao tiền đỏ về mặt hình dáng nên được gọi là lạp xưởng thể hiện cho sự mong cầu một năm giàu sang, may mắn. Do đó lạp xưởng cũng trở thành một món đặc trưng trong món ngon ngày Tết.
Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,… rất dễ kết hợp với món ăn khác trong mâm cỗ ngày Tết tạo ra một món ăn hoàn toàn mới nhưng vẫn mang hương vị đặc trưng của lạp xưởng.
Trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Nam, chả lụa hay còn gọi là giò lụa mang ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Vì vậy mà vào dịp này, ai cũng sẽ chuẩn bị một dĩa giò lụa thơm ngon, hấp dẫn cho mâm cỗ của gia đình mình.
Mặc dù mỗi vùng miền có cách làm khác nhau, nhưng đa số giò chả sẽ được làm từ thịt được giã mịn hòa chung với gia vị tùy ý, sau đó gói trong lớp lá chuối xanh mướt rồi đem luộc cho chín. Giò chả lụa ngày xưa là thức ăn được dâng lên cho vua chúa vào những dịp lễ lớn, là món ngon, của quý.
Chả lụa được sắc thành từng lát nhỏ chắm với muối tiêu chanh, tương ớt ăn kèm với rau thì còn gì tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó bạn có thể chế biến chả lụa thành nhiều món ăn khác vô cùng ngon miệng như chiên, kho...
Tùy vào từng vùng, miền mà trong mâm cơm ngày Tết sẽ có những món ăn khác nhau. Với những món ngon ngày Tết trong mâm cơm của người miền Nam ở bài viết trên hy vọng sẽ làm thêm phong phú mâm cơm nhà bạn.
1611 bài viết
1360 bài viết
996 bài viết
720 bài viết
810 bài viết
215 bài viết