Thương hiệu là một sự kết hợp từ tên, biểu tượng, nhãn hiệu, slogan, … của công ty để phân biệt sản phẩm của họ với các sản phẩm khác. Sản phẩm trên thị trường không ngừng cạnh tranh về chất lượng, giá cả, dịch vụ, thì những khái niệm như “thương hiệu” được người ta nói đến nhiều hơn. Sản phẩm tốt với thương hiệu uy tín, lâu năm sẽ có ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng. Và đương nhiên hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên rõ rệt.
Tầm quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh
Thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty. Nó đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu dễ nhận biết hoặc đánh dấu sự cộng tác của công ty với đối tác. Trong thực tế, công ty thường được khách hàng nhận diện và gọi bằng tên thương hiệu. Và từ đó, tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trở thành một và hoàn toàn giống nhau.
Thương hiệu của công ty mang theo nó một giá trị tiền tệ trên thị trường chứng khoán (nếu công ty niêm yết), ảnh hưởng đến giá trị cổ đông khi nó tăng và giảm. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.
Bất kỳ một doanh nghiệp khi bước vào thị trường thường rất háo hức muốn tỏ ra rằng mình có sản phẩm tốt, có đủ khả năng cạnh tranh. Chú trọng vào chăm sóc khách hàng, nhưng đó là điều mà tất cả mọi doanh nghiệp khác đều muốn chứng minh. Điều này lý giải tại sao tất cả mọi doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực thường để lại những dấu ấn rất mờ nhạt nơi khách hàng. Và có vẻ như mỗi người đều an phận với số lượng khách hàng ít ỏi mà họ có thể chiếm được.
Lợi ích từ giá trị thương hiệu mang lại
– Tăng doanh số bán hàng.
– Thắt chặt sự trung thành của khách hàng.
– Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
– Mở rộng và duy trì thị trường.
– Tăng cường thu hút lao động và việc làm.
– Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa.
– Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm.
– Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tới tăng trưởng cho kinh tế nói chung.
– Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như Wave- thuộc sản phẩm của Honda…); tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng).
– Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.
Các thương hiệu nổi tiếng
Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh
– Thứ nhất, việc xây dựng một thương hiệu tốt không chỉ định hình phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tạo uy tín cho sản phẩm. Điều này sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh.
– Thứ hai, việc xây dựng thương hiệu mạnh giúp lượng khách hàng hiện tại ổn định hơn. Lý do là khi người tiêu dùng có niềm tin vào sản phẩm, sẽ yên tâm sử dụng hơn và đồng thời trung thành với sản phẩm. Điều này tạo nên tính ổn định lượng khách hàng hiện tại. Ngoài ra, nó giúp thương hiệu thu hút khách hàng tiềm năng, giúp cho việc mở rộng thị trường rộng rãi hơn.
– Thứ ba, xây dựng thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thế đứng, vị trí vững chắc trong các cuộc cạnh tranh của thị trường về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài về với mình. Điều này khá dễ hiểu, bởi lẽ sẽ có rất ít các nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm khi đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường.
Ngoài ra, khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ, sẽ chống lại được sự tranh chấp về thương mại, tránh được việc đối thủ làm hàng “nhái”, hàng giả để chơi xấu.
– Thứ tư, thương hiệu chính là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn mua sắm hiện nay. Nguyên nhân chính là nhu cầu và mức thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người Việt Nam cũng được nâng cao. Bởi vì khi mua hàng thương hiệu, họ có cảm giác an tâm về chất lượng sản phẩm, xuất xứ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và giảm rủi ro.
– Thứ năm, thương hiệu của doanh nghiệp còn là tài sản quốc gia. Trong thời buổi hội nhập thị trường quốc tế, thương hiệu hàng hóa cũng gắn với hình ảnh quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng, thì vị thế quốc gia càng được khẳng định, khả năng cạnh tranh nền kinh tế càng lớn. Ví dụ khi nói đến Toyota, Toshiba ai cũng biết đó là sản phẩm nổi tiếng của Nhật. Hay nói đến Apple, Starbuck ai cũng biết sản phẩm đến từ Hoa Kỳ.
Nguyên Thùy – Tổng hợp