Xây dựng đội nhóm hay làm việc với con người luôn là bài toán hóc búa và khó với mọi doanh nghiệp, tổ chức, cửa hàng hay thậm chí là chủ shop kinh doanh online.
Bài viết này sẻ chia sẻ với bạn 4 kinh nghiệm mà nhà quản lý, cấp manager cần có để có thể xây dựng đội nhóm thành công.
1. Những yếu tố gắn kết đội ngũ:
Điều gì khiến một công ty có thể thành công hơn những đơn vị cùng ngành? Sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch chiến lược, công nghệ hiện đại tốt hơn hay là cấu trúc chi phí tốt hơn? Tất nhiên, những yếu tố này đều góp phần giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, tuy nhiên tất cả đều có thể được sao chép bởi những tổ chức khác. Chỉ có một yếu tố duy nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững – và cả hiệu quả đầu tư, giá trị cốt lõi của công ty và thế mạnh lâu dài, đó chính là con người – đội ngũ nhân viên.
Nhắc đến con người, các nghiên cứu đều cho thấy những nhân viên gắn kết sẽ đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với những nhân viên không gắn kết. Trong cuộc chiến về lợi thế cạnh tranh mà con người đóng vai trò then chốt tạo sự khác biệt, xây dựng được một đội ngũ gắn kết luôn là mục tiêu tối cao của các công ty.
Một bài khảo sát trên 1500 nhân viên được thực hiện bởi những tổ chức uy tín đã cho thấy trong nhiều yếu tố thì có 3 yếu tố chính tác động đến việc gắn kết đội ngũ:
- Mối quan hệ với người giám sát trực tiếp
- Niềm tin vào lãnh đạo cấp cao
- Niềm tự hào khi được làm việc cho tổ chức
Các nhân viên nói rằng các mối quan hệ cá nhân với người giám sát trực tiếp của họ là yếu tố chủ chốt. Hành vi và thái độ của người giám sát trực tiếp sẽ hoặc nâng cao sự gắn kết đội ngũ hoặc có thể tạo ra môi trường làm cho nhân viên không gắn kết với nhau.
Thêm vào đó, các nhân viên còn chia sẻ rằng họ tin tưởng vào khả năng của lãnh đạo cấp cao có thể dẫn dắt công ty đi đúng hướng và cởi mở giao tiếp với mọi phòng ban trong tổ chức là yếu tố then chốt thúc đẩy sự gắn kết đội ngũ.
Những yếu tố khác dẫn đến gắn kết đội ngũ là khi nhân viên được đối xử tôn trọng, những giá trị cá nhân của họ được công nhận và tổ chức quan tâm đến cảm xúc của nhân viên.
Trong 1500 nhân viên, chỉ có 29% là thật sự gắn kết và 26% là không có sự gắn kết. Gần một nửa 45% là không quá gắn kết hoàn toàn.
Kết quả có được từ nghiên cứu của Viện nghiên cứu MSW xác định được một số yếu tố dẫn đến sự gắn kết đội ngũ hoặc không gắn kết đội ngũ.
Giới tính, tôn giáo, và chế độ làm việc (toàn/bán thời gian) không đóng vai trò quá quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn kết đội ngũ.
Mặt khác, một vài nhân tố khác có một ít ảnh hưởng đến sự gắn kết đội ngũ. Những nhân viên có xu hướng gắn kết cao thường:
- Quản lý cấp cao
- Được làm trong một tổ chức lớn
- Có trình độ đại học
- Dưới 30 hoặc trên 50 tuổi
Phân tích theo nhân khẩu học và tổ chức học thì những người ít gắn kết hoặc không gắn kết với tổ chức là những nhân viên có đặc điểm sau:
- Độ tuổi trung niên (40-49 tuổi)
- Học vấn cao, ví dụ những người có bằng cấp sau hệ đại học
- Nhân viên mới, đặc biệt là những người vào tổ chức chưa được một năm
- Người phải làm việc trực tiếp với khách hàng nhiều
2. Tầm quan trọng của sự gắn kết đội ngũ
Ngày nay, gắn kết đội ngũ và lòng trung thành trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết đối với sự thành công và lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Đã qua rồi những ngày khi một người trẻ bắt đầu sự nghiệp của mình tham gia vào một công ty và ở lại cho tới khi về hưu – trong môi trường kinh doanh ngày nay không có gì đảm bảo cho điều đó.
Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ thay đổi việc hiện tại có thể tăng lên 65%. Với chi phí tuyển dụng khoảng 1,5 lần tiền lương hàng năm, khả năng thu hút và giữ chân những nhân viên tiêu biểu có tác động đáng kể đến lợi nhuận của tổ chức. Câu hỏi dành cho nhà quản lý là làm thế nào để đảm bảo rằng người giám sát có thể tương tác với các cá nhân để tạo ra một đội ngũ gắn kết.
3. Nhà quản lý biết quan tâm
“Bạn phải nắm bắt trái tim của một người trước khi muốn bộ não của anh ấy hoạt động tốt nhất” – Andrew Carnegie
Nghiên cứu làm sáng tỏ rằng nhà quản lý biết quan tâm là một trong những yếu tố dẫn đến sự gắn kết đội ngũ. Nhân viên muốn người quản lý của mình quan tâm đến cuộc sống cá nhân, nhìn nhận họ như những cá thể riêng biệt, với những cảm xúc và mối quan tâm khác nhau; và có những sự trợ giúp cho họ về sức khỏe và cuộc sống.
Khả năng xây dựng mối quan hệ thân thiết thực sự với nhân viên, xây dựng sự tương tác thường xuyên trong đội ngũ và lãnh đạo theo cách hướng đến con người của nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường gắn kết mà trong đó các nhân viên có thể phát huy năng lực một cách cao nhất.
4. Thúc đẩy nhân viên đến mức độ gắn kết cao hơn
Đội ngũ nhân viên là khoản đầu tư lớn nhất của bạn và nên mang lại cho bạn phần thưởng lớn nhất. Tuy nhiên ngày nay thì ở nhiều tổ chức vẫn còn xem nhân viên là một tài sản để quản lý hơn là một cá thể mà họ có thể tạo nên nhiều sự đột phá thành công. Sự gắn kết dài hạn bắt đầu bằng sự giao tiếp hiệu quả giữa cấp trên và cấp dưới, cũng như giữ các đồng nghiệp với nhau, để tạo nên môi trường làm việc tích cực.
Bằng cách làm việc với nhân viên để tạo nên một con đường sự nghiệp rõ ràng và có mục tiêu với sự phát triển tiềm năng, người quản lý có thể tạo nên sự kính trọng đối với các thành viên trong đội ngũ với nhau.
Bằng cách cho nhân viên nhận thấy rằng họ có giá trị và có trách nhiệm, và sau đó khen thưởng họ khi họ làm tốt, người quản lý có thể tạo nên sự phối hợp của nhân viên. Điều đó sẽ dễ dàng hơn khi sự hợp tác đó dần trở thành sự nhiệt tình và sự tự hào khi được tự chủ công việc củ
Cre: Facebook Nguyen Ngoc Minh
0
0
đánh giá
Đánh giá bài viết