Việc giới thiệu bản thân trong quá trình làm hồ sơ xin việc được coi là chìa khóa giúp bạn thành công. Bởi đây là bước khởi đầu giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thực tế nhà tuyển dụng chưa hề gặp bạn lần nào; điều họ biết về bạn chính là thông qua CV giới thiệu bản thân. Để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng, trong CV giới thiệu bản thân bạn không nên bỏ qua 5 điều cơ bản dưới đây.
CV giới thiệu bản thân dài bao nhiêu thì hợp lý?
CV giới thiệu bản thân dài bao nhiêu thì hợp lý? Có người trả lời là 1 trang, 2 trang, thậm chí câu trả lời là 3 trang. Thế nhưng tất cả câu trả lời đó lại không hề chính xác 100 %.
Ngày nay, khi tạo CV, quy chuẩn về độ dài hoàn toàn bị xóa bỏ. Điều người ta quan tâm không phải ở độ dài mà là chất lượng CV. Theo một chuyên gia đào tạo nghề nghiệp đã chia sẻ: Độ dài ngắn CV có thể tạo sức hút cho CV. Trong khi đó một CV quá ngắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không chuyên tâm, không đầu tư và vội vã. Tuy nhiên với một CV quá lại thì bạn lại trở thành người lôi thôi, rườm rà và dài dòng trong mắt nhà tuyển dụng.
Theo đó, đối với một bản CV giới thiệu bản thân thì không nên sử dụng số trang, số chữ đánh giá. Việc đánh giá hợp lý dựa trên nội dung cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, cô đọng nhất có thể. Đồng thời soạn thảo CV cần dựa trên một số mục không thể thiếu. Cũng theo vị huấn luyện viên nghề nghiệp Kelle một CV nên dựa trên: Thông tin cá nhân; mục tiêu công việc; kinh nghiệm làm việc; thành tích học tập.
Như vậy CV giới thiệu bản thân dài bao nhiêu là đủ không có câu trả lời chính xác 100%. Nhưng một bản CV chuẩn có độ dài phù hợp là khi cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, cô đọng, súc tích và không thông tin thừa. Theo khảo sát những CV đảm bảo yêu cầu trên thường có số trang là 2. Đối với một vị trí cao thì CV có thể lên đến 3 hoặc tối đa 4 trang.
Mẹo để viết CV có độ dài hợp lý
Mặc dù không có con số cụ thể để khẳng định CV giới thiệu bản thân cần dài bao nhiêu trang. Nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo để tạo CV có nội dung đủ, không quá dài. Đặc biệt với những mẹo sau đây bạn có thể tạo CV gói gọn trong 2 trang A4.
Độ dài hợp lý của CV là 2 trang trở xuống
Nêu thông tin cơ bản
Thay vì nhắc đến tình trạng hôn nhân bạn hãy tập trung vào các nội dung chính. Nội dung này cần phải liên quan đến bạn; đồng thời có thể nêu bật đặc điểm của con người bạn.
Tận dụng gạch đầu dòng
Gạch đầu dòng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi CV của bạn. Đồng thời nhìn CV cũng đẹp mắt và có sự thống nhất hơn. Quan trọng hơn, bạn sẽ không phải diễn tả ý bằng đoạn văn. Từ đó, sẽ giảm được lượng chữ đáng kể nhưng vẫn đảm bảo nội dung thông tin cần truyền đạt.
Dùng từ khóa
Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ sử dụng một bộ từ khóa để lọc CV. Họ chỉ xem những CV có từ khóa liên quan đến yêu cầu tuyển dụng. Do vậy, việc tạo CV giới thiệu bạn thân bạn nên đưa một số từ khóa quan trọng vào. Ví dụ, thành thạo, đã làm được, đã hoàn thành, kỹ năng,…
CV giới thiệu bản thân sẽ ngắn gọn nếu bạn áp dụng một số mẹo
Loại bỏ thông tin không cần thiết
CV giới thiệu bản thân sẽ có độ dài hợp lý nếu bạn loại bỏ một số thông tin không cần thiết. Điển hình nhất triết lý sống, câu nói yêu thích, sở thích…
Gợi ý nội dung CV dùng để giới thiệu bản thân
Trên thực tế, CV giới thiệu bản thân là CV nói về chính bạn nên nhiều người thắc mắc nên có những mục chính nào để CV có độ dài vừa phù hợp. Cùng với đó là có thể nêu bật được lượng thông tin cần thiết. Vì vậy bạn có thể tạo CV theo những gợi ý về nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về thông tin cá nhân: Tại phần này không nên trình bày quá dài bởi chúng sẽ chiếm “đất” của những phần sau.
- Quá trình học tập
- Kinh nghiệm làm việc/ hoạt động ngoại khóa với những bạn sinh viên chưa từng đi làm
- Tính cách
- Kế hoạch trong tương lai: Bạn có thể triển khai kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Với kế hoạch ngắn hạn bạn có thể trình bày tìm được việc làm ổn định; trau dồi kỹ năng ngoại ngữ; học thêm khóa học quản lý. Kế hoạch dài hạn có thể xây nhà, mua đất, mở công ty riêng
- Thành tựu đạt được: Đó có thể là thành tích học tập đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Nhưng nếu bạn đã đi làm hãy nêu thành tựu trong công ty, ví dụ đạt nhân viên giỏi năm 2018.
CV giới thiệu bản thân dài bao nhiêu là hợp lý? Mặc dù không có câu trả lời chính xác; nhưng chúng ta có thể tạm hiểu, không quan trọng dài hay ngắn điều quan tâm nhất là chất lượng nội dung thông tin.
Vì thế, nếu bạn còn khá lúng túng trong việc thiết kế CV giới thiệu bản thân và cũng chưa định hướng nên để CV bao nhiêu trang hãy liên hệ Cv.com.vn Việt Nam để sử dụng dịch vụ làm CV chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng.
>> 14 website tuyển dụng việc làm hàng đầu hiện nay – Đánh giá các kênh tuyển dụng hiện nay
5 điều bạn nên đề cập trong CV giới thiệu bản thân
1. Thông tin cá nhân
Bản CV chính là thông tin quảng bá bản thân bạn đến với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề được nói đến trong CV đều phải được trình bày một cách chuyên nghiệp cả về hình thức lẫn nội dung. Một trong 5 điều không thể thiếu trong CV giới thiệu bản thân đó chính là thông tin cá nhân. Vậy, thông tin cá nhân này bạn cần đề cập những điều gì?
Ghi rõ họ tên, tình trạng hôn nhân
Trong CV giới thiệu bản thân không thể thiếu đi thông tin họ tên và tình trạng hôn nhân hiện tại. Đây là điều cơ bản nhà tuyển dụng cần biết về bạn.
Ghi rõ các thông tin liên hệ
Thông tin bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng phải cụ thể, chính xác và rõ ràng nhất. Điều này giúp họ có thể liên hệ với bạn nhanh nhất có thể. Phần email hay các trang mạng xã hội mà bạn đang sử dụng phải được lấy tên nghiêm túc của bạn. Bạn tuyệt đối không nên lấy các email vui chơi với bạn bè, vì điều này không phù hợp. Qua đó, nhà tuyển dụng đánh giá thái độ nghiêm túc và cầu toàn của bạn.
Bạn nên đặc biệt lưu ý, phần thông tin cá nhân không nên trình bày quá dài dòng. Chỉ nên chiếm một phần diện tích nhỏ để nhà tuyển dụng đủ thấy được các thông tin cần thiết để liên hệ với bạn.
2. Trong CV không thể thiếu đoạn giới thiệu về bản thân
Đoạn giới thiệu cần thể hiện được giá trị cốt lõi của bản thân
Một đoạn giới thiệu về bản thân tuy rất ngắn gọn nhưng chúng lại giúp cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị cốt lõi của bạn. Thông qua đoạn này, nhà tuyển dụng biết bạn là ai? Tiềm năng của bạn là gì? Bạn hiểu về bản thân mình bao nhiêu? Khi bạn cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai? Chắc chắn họ sẽ bị chinh phục hoàn toàn bởi bạn.
Đoạn giới thiệu nên súc tích, nêu bật được điểm mạnh của bạn
Bạn cần đề cập được điểm mạnh, tính cách trong con người bạn có thể phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Kèm theo đó là kinh nghiệm mà bạn có được liên quan đến chuyên ngành nơi bạn nộp hồ sơ. Đặc biệt hơn nữa, bạn cần thể hiện bạn là người luôn có chí tiến thủ; khả năng vượt khó và chịu áp lực tốt,… Đây là những điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng cần ở nhân sự của họ.
3. Mục tiêu nghề nghiệp là phần khá quan trọng trong CV giới thiệu bản thân
Bất cứ một nhà tuyển dụng nào họ cũng quan tâm đến mục tiêu của bạn khi được làm trong công ty đúng vị trí tuyển dụng. Bởi họ cần biết rằng bạn sẽ mang đến cho công ty điều gì sau khi vào làm. Giá trị bạn làm được cho công ty ra sao? Bạn có thể mang lại điều gì, làm được gì khi trở thành một nhân viên của công ty? Đây là những điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong đợi ở nhân viên của họ.
Trong phần này, bạn nên trình bày cô đọng; không nên nói dài dòng lan man. Bạn nên đi thẳng vào vấn đề bạn sẽ làm trong thời gian tới của bạn nếu được làm ở vị trí tuyển dụng. Bạn cần thể hiện bạn là người có tiềm năng, hoài bão và có chí tiến thủ. Đây là điều nhà tuyển dụng rất coi trọng.
4. CV giới thiệu bản thân cần nêu bật được phẩm chất, kỹ năng
Căn cứ vào phần tính cách, phẩm chất và kỹ năng mà bạn nói đến trong CV giới thiệu bản thân nhà tuyển dụng sẽ biết bạn có là người họ cần và phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Phẩm chất, tính cách
Trong phần này, bạn không nên kể về thói quen, sở thích của bản thân quá nhiều vì điều này nhà tuyển dụng không quan tâm. Điều bạn cần nói đến đó chính là tính trung thực, thật thà, thận trọng, tỉ mỉ, cầu tiến,… Đây là yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn.
Kỹ năng – phần không thể thiếu trong CV giới thiệu bản thân
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ cần một nhân viên có thể giúp họ làm tốt được công việc đạt hiệu quả cao. Một số kỹ năng phổ biến mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn nhân viên của mình có được. Đó chính là:
Kỹ năng chuyên môn
Đầu tiên bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có chuyên môn cao phù hợp với ngành mà bạn ứng tuyển. Bạn không nên đề cập đến chuyên môn không liên quan đến công việc mà bạn tại công ty.
Kỹ năng giao tiếp
Hầu như mọi công việc đều đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt. Đây là cách mà bạn có thể truyền đạt được ý kiến, quan điểm của bản thân tới khách hàng hay là quản lý, đồng nghiệp của mình. Bạn có thể nhấn mạnh từng làm Sales, tham gia các dự án, câu lạc bộ,… Vì chính môi trường này giúp bạn tích tụ được khả năng giao tiếp tốt.
Kỹ năng máy tính
Đó chính là kỹ năng sử dụng Office hay mạng xã hội FB, khả năng tìm kiếm trên internet,… Bởi trong thời buổi hiện đại, nhà tuyển dụng cần nhân viên của mình biết tối thiểu về điều này.
Khả năng thích nghi cao
Trong CV giới thiệu bản thân bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có khả năng thích nghi cao. Đây là yếu tố giúp bạn thành công trong công việc và ứng phó với công việc nhanh, hiệu quả nhất.
Kỹ năng làm việc nhóm, tương tác cao
Nhà tuyển dụng cần nhân viên của họ có thể tương tác với đồng nghiệp tốt nhất, truyền cảm ứng và đưa ra sáng kiến tốt nhất. Môi trường làm việc nhóm sẽ mang đến sự thân thiện, đoàn kết, đi lên cho công ty.
Kỹ năng tư duy phản biện
Bạn cần thể hiện mình là người có tư duy phản biện cực kỳ tốt. Bởi nhà tuyển dụng biết được rằng; những người như bạn có khả năng phân tích tình huống cực kỳ tốt và luôn đưa ra biện pháp tốt nhất.
5. Kế hoạch phát triển sự nghiệp
Trong CV giới thiệu bản thân bạn không nên bỏ qua phần kế hoạch phát triển sự nghiệp. Bởi thông qua phần này nhà tuyển dụng biết được bạn có là người biết nhìn xa trông rộng, thông minh và cầu toàn hay không.
Để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, bạn cần nêu được kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Phần kế hoạch này cần sát thực với công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đặc biệt chúng không được quá sai lệch với tính cách, con người của bạn.
Với 5 điều không nên bỏ sót trong CV được đề cập như trên, hy vọng bạn sẽ tạo cho mình được bản CV ấn tượng, chinh phục được nhà tuyển dụng. Để có CV chất lượng nhất, bạn nên tìm tới Cv.com.vn nền tảng hỗ trợ thiết kế CV và làm CV online hàng đầu hiện nay. Cv.com.vn sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ, CV và đưa ra những mẫu CV giới thiệu bản thân ấn tượng, đánh trúng trọng tâm mà nhà tuyển dụng cần để bạn tham khảo.
Kinh nghiệm giới thiệu bản thân thành công với nhà tuyển dụng
Giới thiệu bản thân là việc đơn giản nhất dù muốn hay không thì đến 99% các cuộc phỏng vấn vào Ngân hàng đây là việc đầu tiên các bạn ứng viên phải làm.
Qua quá trình phỏng vấn thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều ứng viên làm tốt việc này, tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít bạn lúng túng, chưa thật sự tự tin và đặc biệt, nhiều bạn không biết nên giới thiệu dài hay ngắn, không biết nên ngắt ở đâu và ngắt như thế nào để vừa truyền đạt đầy đủ thông tin, vừa gây được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng?
Chúng ta có thể đọc ở đâu đó nói rằng 30 giây đầu tiên là 30 giây vàng giúp bạn ghi điểm với Nhà tuyển dụng, và dựa vào nguyên tắc đó các bạn ứng viên cứ căn đủ cho mình 30 giây để giới thiệu bản thân và nghĩ rằng nó là tối ưu.
Thực ra với Nhà tuyển dụng Ngân hàng thì không cần thiết phải máy móc như vậy. Bạn hoàn toàn có thể chinh phục được họ bằng cách riêng của mình. Nhà tuyển dụng Ngân hàng thích cách riêng của bạn hơn là cách bạn đi Copy cái tôi của ai đó.
Giới thiệu đủ nội dung
Không nhất thiết bạn phải sử dụng nguyên máy móc nguyên tắc 30 giây khi giới thiệu, nhưng nên có một bài giới thiệu với các nội dung đầy đủ như sau:
- Cảm ơn NTD đã tạo cơ hội được phỏng vấn: Điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị & tạo cho NTD một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói. Dù bạn có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì nội dung này cũng không thừa
- Giới thiệu đầy đủ Họ tên, bí danh (nếu có): Điều này giúp cho NTD biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV ở trước mặt) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên
- Năm sinh: Mục đích nhắc lại để tiện xưng hô…
- Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì
- Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có): Lưu ý: Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của Nhà tuyển dụng & chuẩn bị trước phần này), tránh giới thiệu lan man, dài dòng. Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (VD: tham gia hoạt động tình nguyện, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh, tự doanh….). Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân.
- Sở trường là gì, điểm mạnh điểm yếu (bạn có thể bỏ qua đoạn này nếu các đoạn trên của bạn đã dài, nếu giới thiệu thì nên ngắn gọn, tập trung và các điểm nổi bật phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Nhớ là phải phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, NTD có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạng điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, vì vậy sinh viên mới ra trường thì nên tận dụng giới thiệu phần này)
- Mong muốn gì? Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo (VD: Với kinh nghiệm, sở trường như trên, em rất mong muốn được làm việc cùng anh chị tại Ngân hàng X với vị trí Quan hệ Khách hàng ...)
- Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu. Nhiều bạn giới thiệu xong là lặng im, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả 2 bên và tất nhiên, với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi thuộc về bạn.
Giữ vững phong thái phù hợp khi giới thiệu & trả lời phỏng vấn
Sẽ đổ xuống sống xuống biển nếu bạn trình bày đầy đủ nội dung trên với một phong cách hoàn toàn không ăn nhập với những gì bạn nói. Bạn không thể nói “tôi là người năng động” trong khi giọng bàn ề à, dài dòng, nhỏ, khó nghe và yếu ớt. Vậy bạn nên làm gì?
- Ánh mắt: Một ánh mắt có sắc thái, nhanh nhẹn là cái mất kỳ NTD nào cũng mong muốn, bạn nên có nó trong cuộc phỏng vấn (trước khi đi phỏng vấn nên ngủ sớm, hạn chế để mắt mệt mỏi). Trong quá trình giới thiệu bản thân nói riêng và phỏng vấn nói chung, nên nhìn bao quát tất cả NTD chứ không nên chỉ chăm chăm nhìn vào người ngồi giữa hoặc người hỏi. Lưu ý, nhìn bao quát khác với đảo mắt liên tục.
- Nụ cười: Dù bạn phỏng vấn vị trí gì thì một nụ cười nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cho buổi phỏng vấn thêm nhẹ nhàng, dễ gần và hứng khởi. Vì thế đừng tiết kiệm chúng. Lưu ý: Ngược lại cũng không nên quá đà.
- Thái độ: Thái độ là một phạm trù khó đo lường. Tuy nhiên, với một vị trí Nhân viên thì Thái độ cầu thị là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn nếu có vấp váp và sẽ hạn chế cảm giác đang đối đầu cùng NTD. Lưu ý: Chúng ta đi phỏng vấn để tìm kiếm cơ hội việc làm, không phải đi xin việc hoặc đi đối đầu với ai, vì thế thái độ không cần quá nhũn nhưng cũng không nên quá căng.
Lời khuyên cuối cùng: Cần cá biệt hóa
Sẽ thật nhàm chán nếu bạn copy của ai đó một phần giới thiệu mẫu được cho là Ấn tượng và sử dụng nó trong buổi phỏng vấn của mình. Bạn thử đặt mình vào vị trí Nhà tuyển dụng, một ngày phỏng vấn 20-30 bạn, bạn nào cũng có một format y hệt nhau, nội dung na ná. Thật nhàm chán.
Vì thế, lời khuyên của UB là: Bạn có thể tham khảo của người khác nhưng cần biết cá biệt hóa thành của mình. Cái gì mình mạnh thì nhấn mạnh, yếu thì có thể lướt hoặc cắt bỏ.
Ngoài ra, với các vị trí phỏng vấn khác nhau thì cần có sự thể hiện khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của từng vị trí.
Ví dụ: Với vị trí QHKH cần một người năng động, hoạt bát thì phần giới thiệu của bạn cũng phải toát lên điều đó: nói to, rõ ràng mạch lạc, khuôn mặt sáng, kèm nụ cười tươi tắn nhẹ nhàng; với vị trí Hỗ trợ cần sự chắc chắn, điềm đạm hơn thì giảm âm lượng 1 chút nhưng đảm bảo đủ nghe, chắc chắn khi giới thiệu, không quá bốc đồng. Thế là ấn tượng.
Tóm lại, để NTD ấn tượng với bạn trong 30 giây giới thiệu bản thân không khó mà cũng không dễ. Lời khuyên cuối cùng là đừng cứng nhắc dựa theo khuôn mẫu nào, miễn sao đủ thông tin và nhớ là phải phù hợp với chính bạn và phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển, thế là được!
Thiết kế CV ONLINE Miễn Phí
ATP Content – Tổng hợp và edit