Xung đột tại nơi làm việc là điều “bất khả kháng”, nó sẽ tìm đến bạn cho dù bạn có tạo ra nó hay không. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn giải quyết các tình huống xung đột hiệu quả hơn tại nơi làm việc:
1. ĐỪNG ĐƯA RA NHỮNG GIẢ THIẾT TỒI TỆ
Nếu đồng nghiệp không đưa tài liệu cho bạn kịp giờ khiến công việc bị đình trệnhưng đừng nên chỉ đưa ra những giả thiết tồi tệ. Điều đó khiến họ bị ức chế bởi cảm giác bị áp đặt và dọa dẫm.
2. XÁC ĐỊNH HÀNH VI NÀO LÀ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
Bạn cần có một định nghĩa thế nào là hành vi chấp nhận được, tức là tạo ra một khuôn khổ trong hành vi giao tiếp. Hãy công khai để nhân viên biết những hành vi nào sẽ không được dung thứ.
️
3. ĐÓN ĐẦU XUNG ĐỘT
Đừng đợi đến khi xung đột xảy ra rồi mới giải quyết. Bằng cách nhận diện những khu vực xung đột tiềm năng và chủ động can thiệp một cách công bằng sẽ ngăn chặn xung đột trước khi nó phát sinh.
️
4. ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI KHÁC
Ngoài việc chú ý đến sở thích, cách chọn trang phục, đầu tóc, … bạn nên cố gắng tìm hiểu xem họ có áp lực gì phải đối mặt. Sự tìm hiểu ấy giúp bạn cảm thông và khoan dung hơn và tránh được xung đột xảy ra.
️5. CÔNG BỐ THÔNG TIN RÕ RÀNG
Sự hiểu nhầm thường là nguồn gốc của những xung đột căng thẳng. Bởi vậy, mọi việc nên được nêu rõ trong một cuộc họp có đầy đủ mọi người.
️
6. CHẤP NHẬN THIẾU SÓT CỦA MỌI NGƯỜI
Không ai là không có khuyết điểm. Tốt nhất là nên tận dụng thế mạnh của người này hỗ trợ cho điểm yếu của người khác để tạo nên hiệu quả tốt nhất, thay vì cứ ngồi phê bình lỗi của nhau.
️7. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MỘT CÁCH LINH HOẠT
Tốt nhất là hãy ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp ngắn gọn, để cùng tìm ra hướng giải quyết. Nhưng không phải vì thế mà cứng nhắc, hãy linh hoạt trong mọi tình huống.
️
8. XEM XUNG ĐỘT NHƯ LÀ CƠ HỘI
Nếu bạn là một giám đốc điều hành và bạn không tận dụng xung đột thì bạn đang bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời. Đôi khi xung đột là cách mà bạn nhận diện một nhà lãnh đạo tương lai, bằng cách xem các nhân viên của bạn đối phó với nó.