Bạn đã nộp hồ sơ xin việc của mình cho nhà tuyển dụng và bây giờ là lúc cần phải “mặt đối mặt” với họ để thể hiện những gì bạn đã dày công chuẩn bị trong suốt thời gian qua. Sự chuẩn bị tốt được xem như chìa khóa của thành công, giúp bạn có được một tâm thế vững vàng để có thể vượt qua “vòng” thử thách cam go này một cách nhẹ nhàng.
Nghiên cứu thông tin
Truy cập vào các trang web việc làm, các chuyên mục hướng nghiệp, cẩm nang nghề nghiệp trên báo, tạp chí, trên các nguồn tin điện tử,… Nói chung là bất kỳ tài liệu nào mà bạn thấy có ích cho mình trong quá trình xin việc. Các báo cáo tài chính thường niên của các công ty, doanh nghiệp, của cơ quan Lao động – Xã hội trong thư viện cũng là một nguồn tin quan trọng cho bạn. Sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, về cơ quan bạn đang ứng tuyển sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho bạn trước nhà tuyển dụng.
Tập luyện trước
Trước khi bước vào phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng, bạn hãy tập luyện ở nhà với những người thân, bạn bè của mình. Đây là cách rất tốt để luyện cho mình sự dạn dĩ, tự tin, cho thần kinh của bạn thêm vững vàng hơn. Khi tập luyện như thế, bạn sẽ biết được những điểm yếu của mình trong giao tiếp, chẳng hạn như: nói quá nhanh, câu cú dài dòng – lủng củng, hoặc cách nói của bạn không thuyết phục v.v … bạn sẽ biết được mình cần tiết chế chỗ nào, nhấn mạnh chổ nào. Hãy luyện tập nhiều lần, cho đến khi thật trôi chảy mọi thứ, làm sao để không chỉ bạn và người thân của mình đều cảm thấy hài lòng đối với cuộc “phỏng vấn giả” này.
Không sợ hãi trước những câu hỏi khó.
Phỏng vấn xin việc cũng là lúc mà các ứng viên được yêu cầu cung cấp những kinh nghiệm thực tế của họ, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Những câu hỏi được bắt đầu bằng những từ như: “Nói cho tôi biết khi nào….”, “Hãy cho tôi ví dụ về…” Đây là những câu hỏi mang tính thăm dò, cho dù bạn có hay không có kinh nghiệm trong lĩnh vực/ vấn đề ấy cũng hãy trả lời với nhà tuyển dụng một cách thẳng thắn. Không nên vì mình không biết, không có kinh nghiệm mà tỏ ra sợ hãi hay tự ti trước nhà tuyển dụng.
Nhớ tên những người phỏng vấn.
Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng tìm hiểu để biết tên và chức vụ của người (hoặc những người) bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn sắp tới. Hãy yêu cầu người môi giới (nếu bạn tìm việc qua các trung tâm môi giới việc làm) cho bạn biết, hoặc nếu bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty, hãy yêu cầu bộ phận nhân sự cung cấp cho bạn những thông tin này.
Hình thức
Vẻ ngoài của bạn cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả của cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn là quần áo của mình sạch sẽ và tươm tất. Bạn cần ăn mặt đẹp, lịch sự nhưng không được quá cầu kỳ, đầu tóc gọn gàng, có thể dùng một ít nước hoa nhẹ nhàng nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Với các ứng viên nữ, có thể thêm một số phụ trang nhưng cần phải đơn giản. Nên nhớ, bạn đang đi phỏng vấn xin việc chứ không phải đang đi dự tiệc chiêu đãi. Hình thức bên ngoài của bạn cần toát lên vẻ năng động và gây được ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.
Tạo cảm giác thoải mái
Buổi sáng trong ngày đi phỏng vấn, bạn nên tạo cho mình một cảm giác thoải mái: có thể là một bản nhạc yêu thích, một mẫu chuyện vui hoặc đi bộ trong khu vườn của mình….Hít thật sâu, tạo sự phấn chấn cho tinh thần. Trên đường đi, hãy cố gắng mỉm cười với mọi người, nụ cười có tác dụng làm dịu bớt những căng thẳng trong người bạn, giúp bạn có được thiện cảm trong mắt mọi người, nhất là những người ở nơi bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, còn một điều quan trọng khác là không nên để dạ dày rỗng khi đi phỏng vấn. Cho dù có chuẩn bị tốt như thế nào thì bạn cũng không thể tập trung được 100% khi mà bao tử bạn đang réo gọi vì đói.
Trong quá trình phỏng vấn
• Không nói xấu sếp cũ
• Không ngắt lời người phỏng vấn
• Trả lời câu hỏi người phỏng vấn ngắn gọn nhưng đầy đủ. Tránh những câu trả lời chỉ với từ “Có” hoặc “Không”.
• Biết sử dụng giá trị của đôi mắt. Đôi mắt sẽ thể hiện rất rõ những gì bạn đang nói: sự trung thực, thiện ý của bạn … hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được những điều này
• Chuẩn bị các câu hỏi sẽ đặt cho nhà tuyển dụng. Bạn chỉ cần 2 đến 3 câu là đủ. Chủ yếu là về các vấn đề như: công việc sắp tới của bạn, những dự án của công ty mà bạn có thể tham gia, cô hội của bạn ở nơi này như thế nào, … Các vấn về lương bổng, chế độ làm việc chỉ nên được hỏi khi bạn đang ở vòng phỏng vấn cuối trong quá trình xin việc.
• Thức uống: Với những cuộc phỏng vấn dài hơn có thể bạn được mời một loại thức uống nào đó. Hãy chọn nước lọc hoặc cà phê. Đây là những loại thức uống an toàn với hầu hết mọi người.
• Nụ cười – luôn luôn thích hợp trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào. Vì thế, dù có căng thẳng, bạn cũng hãy cố gắng nở nụ cười trong suốt cuộc phỏng vấn.
8 CÂU TRẢ LỜI “ĂN ĐIỂM” KHI ĐI PHỎNG VẤN:
1, Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.
Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác?
(hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng”.
2, Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.
3, Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.
4, Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”.
5, Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.
6, Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ”.
7, Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
8, Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
TỔNG HỢP