Bán hàng bằng cảm xúc là một từ khóa mà chắc có lẽ mọi người đã được thấy trong năm 2016 và 2017 khá nhiều. Nó đã không còn quá lạ lẫm khi mọi cảm xúc của mọi người đã được những nhà marketing tầm cỡ phân tích và nhắc đến khá nhiều. Những yếu tố mua hàng dựa vào cảm xúc đã được các nhà bán hàng chuyên nghiệp quan tâm và đưa nó vào các khóa học bán hàng của mình. Trong bài viết này ATP Software sẽ cho các bạn thấy được tổng quan của việc bán hàng bằng cảm xúc.
Bán hàng qua mạng và cảm xúc
Mạng xã hội và các thanh công cụ search hiện nay không còn quá xa lạ đối với người dùng thông minh và cả những người bán hàng cá nhân tài giỏi. Khi chúng ta vui chúng ta post lên facebook, khi chúng ta buồn chúng ta than thở trên mạng xã hội, khi chúng ta muốn học hỏi, chúng ta search google…. Mọi thứ như trong tầm tây của mình, chỉ cần mạng và một cái máy tính là đủ. Mạng xã hội hiện nay đã cung cấp cho chúng ta một công cụ để có thể thể hiện cảm xúc của mình một cách mạnh mẽ nhất. Nếu ngày xưa, để có thể hát cho vơi nỗi buồn, chúng ta chỉ có thể ra quán karaoke hay mua một bộ máy karaoke về nhà, thì nay chỉ cần máy tính, chúng ta có thể tự hát lên những bản nhạc mà mình thích, mà còn được cập nhật full nữa chứ. Nếu ngày xưa, khi chia tay người yêu buồn và khóc, chúng ta lang thang ngoài đường hay kiếm bạn bè cafe tâm sự… thì nay facebook cho chúng ta chat ngay lập tức để giải tỏa nỗi buồn…
Mọi cảm xúc đã được tích hợp gói gọn trong cái máy tính, và ngay cả cảm xúc mua hàng cũng vậy. Chúng ta mua hàng bằng cảm xúc 80%, và bằng công dụng của nó chỉ trong 20% còn lại. Các bạn có thể thấy, chỉ với một landing page hào nhoáng của một ông thầy tự xưng, mặc dù chưa biết chất lượng giảng dạy như thế nào, nhưng chúng ta bị cuốn hút vào vòng xoáy tò mò, cũng như cảm giác hạnh phúc khi có thể biết được những thứ mà chỉ những Pro mới biết (tò mò và thèm thuồng là 2 cảm giác mạnh mẽ nhất trong việc ra quyết định mua hàng).
Chỉ cần có thể làm cho mọi người có những cảm xúc đặc biệt đó, việc họ mua hàng của mình chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Các loại cảm xúc online
Dĩ nhiên mua hàng thì còn rất nhiều cảm xúc, có thể chia ra những loại cảm xúc tiêu cực và tích cực, những cảm xúc này chi phối khách hàng khiến khách hàng làm một điều gì đó cụ thể trên facebook.
Cảm xúc tích cực
Dĩ nhiên cảm xúc tích cực luôn là những cảm xúc khiến khách hàng có thể mua hàng nhiều nhất rồi. Chúng ta có thể chia ra các loại cảm xúc như:Vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, thư giãn, sung sướng, hưng phấn, có động lực kinh ngạc, thèm muốn 1 bí mật… Nhưng không phải cảm xúc nào cũng có thể khiến khách hàng hành động. Giống như cảm xúc thư giãn, mặc dù nó là cảm xúc tích cực, nhưng khách hàng sẽ bị rơi vào trạng thái “nghỉ” và trạng thái này khiến khách hàng happy nhưng không tạo ra tiền đề cho việc hành động mua hàng tiếp đó.
Cảm xúc tiêu cực
Những cảm xúc tiêu cực thường thấy trong chúng ta như: bực bội, tức giận, cay cú, mệt mỏi, không tiện lợi, chán nản, ghét… Chúng ta có thể thấy những cảm xúc tiêu cực rõ ràng nhất trong những bài viết về những chủ đề như formosa. mọi người thi nhau chửi… vì cảm giác tức giận thôi thúc hành động comment, like, share của họ. ngoài ra cảm giác cảm thông, thương hại… trong những bài viết về các người nghèo cũng làm cho họ like share comment. Nhưng các bài viết dạng như không tiện lợi, không thoải mái về một vấn đề gì đó. Nó chưa đủ xúc cảm để thôi thúc họ hành động như cảm giác tức giận. Chỉ là một góc nhỏ trong căn nhà cảm xúc của họ thôi…
Cảm xúc khiến một người mua hàng
Chúng ta đã hiểu được 2 loại cảm xúc tiêu cực và tích cực, vậy cảm xúc nào khiến cho khách hàng mua hàng khi họ thấy một trang bán hàng cá nhân. Nó là một câu hỏi khó cho những nhà kinh doanh hoặc những nhà marketing thực thụ. Tùy mỗi loại sản phẩm, mà chúng ta có thể cho ra được các loại cảm xúc cụ thể. Ví dụ như video clip dùng máy say xinh tố có thể xoay được cả iphone… Nó khiến cho mọi người kinh ngạc, và giải quyết được những vấn đề về máy xay sinh tố thường bị hỏng hóc do phải xoay các vật cứng. Vừa kinh ngạc vừa giải quyết được đúng vấn đề thắc mắc, cả tiêu cực và tích cực sẽ thôi thúc khách hàng muốn sở hữu nó một cách nhiều nhất. Nhưng để có thể sáng tạo ra những idea có tính sáng tạo và tự viral cho nó thì chúng ta còn phải dựa vào các yếu tố của một người nhân viên Marketing thực thụ. Để có thể tạo ra được những idea chèn cảm xúc vào cho khách hàng là một việc khó, nhưng có thể làm được dựa trên kinh nghiệm của mỗi người về sản phẩm của chính mình.
Tổng kết
Bán hàng có thể không sáng tạo, nhưng marketing thật sự không thể không sáng tạo. Việc bạn nắm rõ được cảm xúc khách hàng cũng giống như lúc bạn đi thi nhưng bạn lại biết rõ tất cả các câu trả lời vậy. Mặc dù vẫn có thể có những trường hợp xấu xảy ra trong quá trình bán hàng cá nhân nhưng bạn vẫn có thể thúc đẩy được số lượng hàng hóa bán ra và giúp cho công ty phát triển nhiều hơn.
ATP có sưu tầm và sáng tạo một bộ những ví dụ cụ thể hơn trong việc sáng tạo bằng cảm xúc. Bạn nào cần thì để lại email mình sẽ gửi cho nhé.