Marketing mix là tập hợp các công cụ kinh doanh được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng trong việc quảng bá doanh nghiệp và gia tăng doanh số trên thị trường. Cùng Webdoctor tìm hiểu về chiến lược marketing mix dưới đây.
Chiến lược Marketing Mix là gì?
Tiếp thị hỗn hợp – Marketing Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Chiến lược Marketing mix thường đồng nghĩa với 4P : price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối).
Cùng tìm hiểu mô hình 4P trong chiến lược marketing mix sau đây:
Product (Sản phẩm)
Sản phẩm được coi là một món để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nó có thể là sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình. Sản phẩm hữu hình là những vật mà có một sự tồn tại vật lý độc lập. Ví dụ điển hình như những dao cạo dùng một lần hoặc chiếc xe có động cơ. Các sản phẩm bảo hiểm, thanh toán qua ngân hàng là một dịch vụ vô hình.
Mỗi product có vòng đời sống bao gồm các giai đoạn : giai đoạn hình thành, tăng trưởng, trưởng thành và giai đoạn suy thoái. Các marketer phải nghiên cứu kỹ về vòng đời của sản phẩm mà họ đang tiếp thị, tập trung chú trọng vào những thách thức khác nhau phát sinh như các sản phẩm di chuyển vòng đời của nó.
Price (Giá cả)
Price là một trong 4 yếu tố của chiến lược marketing đóng vai trò vực kì quan trọng đến doanh số của doanh nghiệp.
Giá bán là chi phí khách hàng bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, chi phí nguyên liệu, cạnh tranh, giá trị cảm nhận và nhận dạng sản phẩm của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu định giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, thời kỳ thanh toán, chiết khấu…
Place (Phân phối)
Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng) là các phương pháp truyền thông mà một nhà tiếp thị có thể sử dụng để cung cấp thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mình cho các bên khác nhau về sản phẩm. Chiêu thị bao gồm nhiều yếu tố như : Quảng cáo, tổ chức bán hàng, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng
Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng)
Phân phối là cung cấp sản phẩm tại một địa điểm thuận tiện cho người tiêu dùng. Các chiến lược khác nhau như phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền, phân phối có chọn lọc, và nhượng quyền thương mại có thể được sử dụng bởi các nhà tiếp thị để bổ sung cho các khía cạnh khác nhau của marketing mix.
Chiến lược Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó quyết định rất lớn đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức cơ bản vừa rồi sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và định hướng được chiến lược phát triển marketing của mình.
Nguồn : https://webdoctor.vn/chien-luoc-marketing-mix-va-cac-khai-niem-co-ban-cho-dan-marketer/
Các chiến lược marketing cơ bản cho dân marketer
Có rất nhiều chiến lược marketing và được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ phân loại chiến lược tiếp thị phù hợp dựa trên mô hình kinh doanh của công ty.
Chiến lược Growth Hacking
“Growth Hacking” là một nhánh của Marketing, là sự giao thoa giữa hai yếu tố Marketing và Coding
“Growth Hacking” là một khái niệm còn khá mới và khá thú vị. Nó mới ở chỗ khái niệm này chỉ được đưa ra cách đây cách đây 5 năm, tức là vào năm 2010 trong một bài viết của Sean Ellis và nó thú vị ở chỗ, bạn có nghĩ rằng số lượng người dùng sản phẩm của bạn ban đầu là vài chục, có thể lên đến vài trăm, vài ngàn, có khi lên tới hàng triệu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn không?
Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng đối với “Growth Hacking” thì hoàn toàn có thể. Minh chứng cho điều này đó là hàng loạt công ty đã nổi danh nhờ sử dụng công nghệ này như Facebook, Dropbox, Quora, Pinterest, Paypal, Hotmail, Airbnb …
Sự khác biệt của Growth Hacking so với cách marketing thông thường đó là những marketer sẽ thường dựa trên những kiến thức marketing, kinh nghiệm,… để thực hiện từng bước từng bước chiến dịch marketing. Còn Growth Hacking thì không có một công thức chung nào, điều mà các Growth Hacker quan tâm là làm cách nào để đạt được KPI đã đề ra trong thời gian ngắn nhanh với chi phí marketing tối thiểu.
Vì vậy họ cần phải sáng tạo, testing và thực hiện rất nhiều phương pháp marketing khác nhau để tiến tới KPI đã đặt ra.
Kết quả thực tế thì Growth Hacking tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn cách tiếp thị truyền thống khoảng 10%.
Growth Hacking có hiệu quả vì:
- Mọi quyết định đều nhằm mục tiêu tăng trưởng
- Sản phẩm và dịch vụ của bạn được xem là một công cụ để tăng trưởng chứ không chỉ để bán cho khách hàng.
- Thích hợp với các SMEs, Startup có ngân sách tiếp thị thấp
Xem thêm:
Công việc của một growth hacker là gì?
Bán hàng online theo phong cách Growth Hacker
Chiếc lược tiếp thị liên kết
Xây dựng hệ thống tiếp thị liên kết hoặc tham gia vào các nền tảng tiếp thị liên kết với vai trò là nhà cung cấp (Advertiser) là cách để doanh nghiệp của bạn nhanh chóng có mạng lưới người bán hàng cho bạn không phải tốn chi phí thuê nhân viên nào (Bạn chỉ cần trích một phần lợi nhuận sản phẩm của mình cho nền tảng affiliate và affiliater để họ có động lực bán hàng giúp bạn)
Tiếp thị trên Earned Media
Earned Media hay Free Media là các kênh truyền thông mà bạn dễ dàng kiếm được để tiếp thị mà không cần trả phí (thông thường là các mạng xã hội).
Lý do nên lựa chọn chiến lược tiếp thị này:
- Miễn phí
- Khả năng lan truyền rộng rãi
- Tăng nhận diện thương hiệu
Sự thật là 25-40% traffic và khách hàng tiềm năng đến từ các kênh mạng xã hội.
Sự kiện triển lãm thương mại
Các sự kiện này thường tập trung các doanh nghiệp trong một lĩnh vực lớn, tại đây bạn có thể tăng cường các mối quan hệ đối tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Lợi ích của sự kiện – triển lãm
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
- Tìm kiếm đối tác và khách hàng tiềm năng
- Tạo uy tín cho thương hiệu
Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến (SEM)
Tiếp thị công cụ tìm kiếm, hay SEM, là một công cụ mà các công ty sử dụng để tăng lưu lượng truy cập trang web của họ thông qua quảng cáo trực tuyến trả tiền. Một trong những phương thức tiếp thị phổ biến nhất là tiếp thị trên số lượt click vào liên kết (PPC).
Hiểu cơ bản là công ty trả tiền để hiển thị website của mình trên bảng kết quả tìm kiếm SERP mỗi khi có người dùng tìm kiếm từ khóa có liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà công ty – doanh nghiệp đó cung cấp.
Mỗi lần quảng cáo được nhấp, công ty trả cho công cụ tìm kiếm (hoặc trang web lưu trữ của bên thứ ba khác) một khoản phí nhỏ cho khách truy cập (Pay-per-click).
Ưu điểm
- Độ phủ có thể lên đến hàng triệu người
- Tối ưu chi phí quảng cáo
- Tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng
Quảng cáo tiếp thị lại (Retargeting)
Retargeting là cách đeo bám nhắc nhở khách hàng quay trở lại website của bạn để mua một sản phẩm nào đó.
Thông thường khách hàng khi phát sinh nhu cầu về một sản phẩm dịch vụ, họ sẽ tìm kiếm thông tin trên nhiều website khác nhau. Họ vào website của bạn để đọc sau đó thoát ra và tìm kiếm thông tin ở website khác, lúc này bạn mất cơ hội mua hàng vì vậy Retargeting là cách để bạn kéo khách hàng quay trở lại với website của mình.
Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Tăng tỷ lệ mua hàng
Quảng cáo trên các mạng xã hội (Social Media Marketing)
Tiếp thị truyền thông xã hội tập trung vào việc cung cấp cho người dùng nội dung mà họ thấy có giá trị và muốn chia sẻ trên các mạng xã hội của họ, dẫn đến khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập tăng lên.
Việc chia sẻ nội dung, video và hình ảnh cũng ảnh hưởng đến nỗ lực SEO ở chỗ chúng thường tăng mức độ liên quan đến kết quả tìm kiếm trong các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube và Instagram và các công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là cách để website của doanh nghiệp thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google, Bing, Yahoo,… bằng các thủ thuật tối ưu về code, nền tảng website, link building, content marketing,…
Trong khi phương tiện truyền thông xã hội, email, quảng cáo hiển thị và các công cụ tiếp thị khác tạo ra lượt truy cập trang web bằng cách trả phí thì SEO lại không.
Khả năng hiển thị SEO đặc biệt quan trọng vì đại đa số người dùng đều sử dụng công cụ tìm kiếm khi họ phát sinh nhu cầu. SEO có giá trị lâu dài và không tốn quá nhiều chi phí so với các công cụ tiếp thị khác.
Thực tế có 57% các marketer của doanh nghiệp B2B cho rằng SEO tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn bất cứ công cụ tiếp thị nào.
Tiếp thị nội dung ( Content Marketing)
Tiếp thị nội dung là cách để tạo nhận thức và kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Chiến lược tiếp thị nội dung tập trung vào việc sáng tạo nội dung và phân phối nó đến những khách hàng có khả năng mua nhất.
Nội dung để tiếp thị rất đa dạng, đó có thể là một video, hình ảnh, infographic, ebook, blog, livestream, webinar,..
Thực tế có 9/10 các doanh nghiệp B2B cho rằng nội dung có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng của khách hàng.
Xem thêm: 10 xu hướng content marketing trong năm 2019-2020
Inbound Marketing
Inbound Marketing là một trường phái Marketing rất mới, đặc biệt là tại Việt Nam. Thuật ngữ Inbound Marketing lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2005 bởi Brian Halligan – CEO & Đồng sáng lập Hubspot.
Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó có nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm. Inbound Marketing thu hút khách hàng như những thỏi nam châm, chứ không đập vào đầu họ bằng búa tạ.
Chi phí cho các chiến lược Inbound Marketing thấp hơn các chiến lược marketing truyền thống. Chi phí/khách hàng tiềm năng (cost per lead) của những công ty sử dụng chiến lược Inbound Marketing chỉ bằng 62% so với những công ty sử dụng chiến lược outbound.
9 chiến lược marketing dành cho mô hình B2C
Direct Selling
Bán hàng trực tiếp là một hình thức bán hàng giúp sản phẩm có thể đến trực tiếp tới người dùng mà không thông qua bất kỳ đại lý hay cửa hàng nào, vì vậy giá thành sẽ giảm đi rất nhiều và khách hàng là người được lợi.
Xem thêm: Khái niệm bán hàng trực tiếp là gì?
Hợp tác thương hiệu
Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp giữa 2 thương hiệu sản phẩm khác nhau để cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ mới, mà chúng thường là một thứ sẽ không thể thành công được nếu như chỉ có 1 trong 2 đối tác làm toàn bộ sản phẩm.
Ví dụ như Sony-Ericsson hay dao cạo Philishave COOLSKIN – sản phẩm hợp tác giữa Philips và Nivea (Nivea for Men).
Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp của chuyên môn, danh tiếng và ý nghĩa thông điệp của từng đối tác trong suy nghĩ của người tiêu dùng
Quảng cáo truyền thông trên các Mạng xã hội
Point-of-Purchase Marketing (POP)
Point of purchase ( viết tắt POP) hay khu vực mua hàng, trưng bày tại các điểm bán lẻ, được hiểu là chương trình tiếp thị hay khuyến mãi bán hàng. Những điểm bán hàng này được đặt ở nơi dễ dàng thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua hàng. POP giúp quản lý các hoạt động bán lẻ tại nhiều cửa hàng.
Internet Marketing
Tiếp thị qua Internet, hoặc tiếp thị trực tuyến, kết hợp web và email để quảng cáo và thúc đẩy doanh số thương mại điện tử.
Các nền tảng truyền thông xã hội cũng có thể được đưa vào để thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
Thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt 4,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2021.
Paid Media Advertising
Phương tiện truyền thông trả tiền đề cập đến những nỗ lực tiếp thị bên ngoài liên quan đến vị trí được trả tiền. Phương tiện trả phí bao gồm quảng cáo PPC, nội dung thương hiệu và quảng cáo hiển thị.
Truyền thông trả phí là một thành phần thiết yếu để tăng trưởng doanh thu và nhận thức về thương hiệu cho các doanh nghiệp trực tuyến.
Quảng cáo truyền miệng
Tiếp thị truyền miệng (WOMM, tiếp thị WOM), còn được gọi là quảng cáo truyền miệng, khác với truyền miệng tự nhiên, ở chỗ nó bị ảnh hưởng tích cực hoặc khuyến khích bởi các tổ chức (ví dụ: ‘gieo mầm’ một thông điệp trong một mạng thưởng thường xuyên người tiêu dùng tham gia vào WOM, sử dụng ‘đại lý’ của WOM)
Mạng xã hội và tiếp thị lan truyền
Tiếp thị truyền thông xã hội tập trung vào việc cung cấp cho người dùng nội dung mà họ thấy có giá trị và muốn chia sẻ trên các mạng xã hội của họ, dẫn đến khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập tăng lên. Chia sẻ nội dung, video và hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội cũng ảnh hưởng đến nỗ lực Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) ở chỗ chúng thường tăng mức độ liên quan trong kết quả tìm kiếm trong các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, YouTube và Instagram và các công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo.
Storytelling (truyền thông kể chuyện)
Storytelling sử dụng một định dạng giao tiếp quen thuộc để đánh vào cảm xúc của khách hàng.
Thay vì chỉ đưa ra những sự thật và số liệu, kể chuyện cho phép bạn kể một câu chuyện đáng nhớ về công ty của như bạn là ai, bạn làm gì, cách bạn giải quyết vấn đề, điều bạn muốn đóng góp cho cộng đồng, muốn giúp đỡ khách hàng điều gì.
Phương pháp này sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn và tạo cảm xúc mua hàng tốt hơn bất kỳ công cụ tiếp thị nào.
Nguồn: Weidert – Nguyên Phong dịch