Hiện nay người lao động đang trẻ hơn, có nhiều kỹ năng hơn và họ dễ đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn nên lương đang không còn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trẻ.
Công nghệ đang có những tác động lớn đến mọi hoạt động trong đời sống, kinh doanh và từ đó đã có những thay đổi trong quan điểm về lao động tại các doanh nghiệp , tổ chức.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững được tổ chức tại Hà Nội sáng 12/9, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm thay đổi trong xu hướng nhân sự.
Theo ông Phạm Văn Thịnh Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam, doanh nghiệp hiện nói nhiều đến tác động của họ đến xã hội.
Khảo sát của Deloitte được thực hiện với 9.453 người được hỏi đến từ hơn 30 quốc gia. 41% số người được hỏi là cá nhân, 38% quản lý cấp trung, 6% cấp phó chủ tịch, 15% cấp C-suite và 27% trong số họ đến từ các tổ chức có hơn 10.000 nhân viên trở lên đã chỉ ra một số thay đổi trong xu hướng nhân sự.
Ông Phạm Văn Thịnh Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam.
9 năm trước, các báo cáo về xu hướng nhân sự thường đi theo kiểm soát nhân viên. Các quản lý thường theo mục tiêu kiểm soát, tối ưu hiệu suất của nhân viên theo kỷ luật.
Tới 5 năm trước, việc quản trị nhân sự lại được thay đổi gắn liền với phát triển tổ chức.
Nhưng thay đổi lớn đã xuất hiện từ 1 năm trước. Thay vì chỉ tập trung vào chính doanh nghiệp, các công ty đã có sự hướng ngoại. Nhu cầu nâng cao doanh thu của doanh nghiệp đã mang tới khả năng nâng cao thu nhập cho người lao động.
Các doanh nghiệp đã lắng nghe nhân viên của mình, đầu tư vì sự phát triển và thay đổi quản trị theo hướng tốt hơn, từ đó cả tổ chức có sự thay đổi toàn diện, tạo ra các tác động tích cực xã hội.
Nếu áp dụng tháp nhu cầu của Maslow vào các nhu cầu của người lao động trong tổ chức, ở vị trí thấp nhất đó là khiến cho người lao động cảm thấy mình thuộc về doanh nghiệp. Cần có sự gắn kết của nhân viên và đây cũng là vấn đề quan trọng nhất mà chính sách nhân sự cần đáp ứng.
2 vị trí cao hơn trên tháp là cần khiến cá nhân trong tổ chức cảm thấy được tôn trọng và tạo ra cơ hội cho các cá nhân này khẳng định bản thân.
Với làn sóng phổ biến các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, máy học, Robot… Các công việc truyền thống đang chuyển sang các “siêu công việc”. 80% người được hỏi cho rằng trong 3 năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng trong công việc của họ nhiều hơn.
Trong khi giới trẻ, đối tượng lao động chính trong tương lai đang có nhiều kỹ năng hơn, năng động hơn và sớm đạt được mục tiêu tài chính hơn nên nhóm này thường đề cao giá trị bản thân.
Thứ mà người lao động đang quan tâm đến nhiều hơn không còn là “số tiền” mà là giá trị của họ trong công việc.
55% cho biết chính sách thưởng đang không kết nối đến việc nhân viên có thêm các kỹ năng làm việc mới. Chỉ 11% cho rằng hệ thống khen thưởng của tổ chức họ phù hợp với mục tiêu tổ chức.
Đối với doanh nghiệp, việc có được nhân sự chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu và phu hợp với các thay đổi trong xu hướng, kiến nghị của Deloitte là các doanh nghiên hãy lấy con người làm trọng tâm.
Việc lấy con người làm trọng tâm có thể thực hiện bằng việc tái kiến tạo doanh nghiệp với nền tảng công nghệ. Đưa yếu tố xây dựng giá trị con người vào môi trường doanh nghiệp. Những việc nhỏ có thể làm là tạo sự linh hoạt ở nơi làm việc, tạo ra các tác động xã hội cho doanh nghiệp, đề cao giá trị trải nghiệm của người lao động.
Nguồn: Cafebiz