Bên cạnh các phương pháp Quản trị nguồn nhân lực như mô hình GROW , mô hình Douglas McGregor, chúng ta còn có mô hình theo Tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow là gì?
Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) là học thuyết tâm lý học dựa trên các nhu cầu thiết yếu của con người. Tháp được sử dụng để thể hiện, như chính cái tên của nó, những điều cơ bản nhất (basic needs) mà một người cần:
Sinh lý (Physiological)
An toàn (Safety)
Cảm giác yêu và được yêu/ Cảm giác được thuộc về một thứ gì đó (Belonging/love)
Giá trị bản thân (esteem)
Hoàn thiện bản thân (Self-actualization)
Và “Thăng hoa bản thân” (Self-transcendence) — Là mục tiêu tối quan trọng sau khi đã nhận được 5 yếu tố trước
Về cơ bản, Tháp nhu cầu của Maslow chỉ ra động lực (motivation) vươn lên của con người, con người cần gì để tiến lên và phát triển bản thân (self-development).
Tháp nhu cầu của Maslow được hình thành với những yếu tố (elements) rất linh hoạt (flexible) nên được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực: bán hàng, marketing, tư vấn… và đặc biệt là Quản trị nguồn nhân lực.
Áp dụng Tháp nhu cầu Maslow vào Quản trị nguồn nhân lực như thế nào?
Định hướng theo văn hóa cho đi và lấy nhân viên làm trái tim của công ty.
Nhân viên cũng là người mà người thì cần được đáp ứng đủ nhu cầu để có thể vươn lên tiếp và đạt hiệu quả tối ưu trong công việc. Vì vậy, để tối ưu hóa hiệu suất (optimizing efficiency) của nguồn nhân lực, việc tạo điều kiện để nhân viên có thể lấy động lực và tạo đà (leverage) phát triển, tập trung trong công việc là thiết yếu:
SINH LÝ
– Môi trường làm việc (working space) sạch sẽ, thoáng đãng và các khoảng nghỉ nhất định để có thể ăn uống và vệ sinh cá nhân.
Một người nhân viên không thể làm việc với thời tiết kinh khủng, cái bụng đói và/hoặc đang khó chịu với nhà vệ sinh không mấy sạch sẽ
AN TOÀN
– Công việc được đảm bảo, làm việc ở một nơi thân thiện và ổn định, và cơ hội thăng tiến (Job security and self well-being)
Một người nhân viên sẽ không tập trung làm việc khi bom đạn ở cạnh tai, hay một cơ quan làm việc sẵn sàng sụp xuống, hoặc họ không thể bảo toàn được/ không có cánh cửa tương lai sự nghiệp
CẢM GIÁC THÂN THUỘC/ YÊU VÀ ĐƯỢC YÊU
– Đồng nghiệp, sếp thân thiện, Nội bộ giao tiếp và làm việc được cùng với nhau. Được tạo điều kiện để kết nối với công ty. (Socializing and connection)
Bất kì ai cũng không thể sống cô lập trong một tổ chức, ngay cả khi bạn là Steve Jobs, Jack Ma, Lê Đăng Khoa… bạn vẫn luôn cần sự kết nối để có thể làm việc hiệu quả.
GÍA TRỊ BẢN THÂN
– Được tôn trọng và được tin tưởng. Đồng thời là việc được nhìn nhận đúng đắn và nhận được góp ý mang tính xây dựng. Không dèm pha thị phi. (respect)
Nếu đi làm việc mà bạn luôn bị ngó lơ, khinh thường thì bạn có còn tự tin vào bản thân không? Một số người nhận định họ không bị lời nói và thái độ tiêu cực ảnh hưởng đến mình, nhưng thẳm sâu, họ cảm thấy rằng bản thân mình không xứng đáng hay sao mà lại bị đối xử như vậy. Khi nghi ngờ chính bản thân, con người khó mà sáng suốt được.
HOÀN THIỆN BẢN THÂN
– Thăng tiến, lên lương, khen thưởng, được trau dồi kinh nghiệm thực và năng lực, và trải nghiệm được cuộc sống.
(self-development and motivation)
Người ta nói việc tốt thì không cần phải mong chờ sự công nhận, nhưng sự thật, đây chỉ là “động viên, khuyến khích”. Một con người hiệu quả là khi họ biết họ đang làm tốt, họ đang trên đà phát triển chứ không phải dậm chân tại chỗ. Hãy công nhận nhân viên mình khi họ làm được điều lợi, điều tốt.
Lời bình đơn giản: Lính tráng được ăn no và bảo đảm thì khi thực chiến sẽ luôn hết mình với võ tướng
——
Đương nhiên sẽ luôn có những nhân viên chỉ ăn không ngồi rồi, ăn lương tháng với hiệu suất 10, 20, 30% Tuy nhiên ta không để con sâu làm rầu nồi canh, ta có thể bỏ đi mắt xích yếu để tập đoạn mạnh hơn, hoặc tất nhiên, gia cố lại mắt xích đó. Gia cố như thế nào thì các bác các anh các chị các cô thả chấm cho em thêm động lực viết tiếp nhé.
Đừng quên follow các kênh của ATP để cập nhật các kiến thức, bài viết về Digital Marketing mới nhất nhé!
——————————
Liên hệ ATP Software
Website: https://atpsoftware.vn/
Group kiến thức kinh doanh Online: https://www.facebook.com/groups/ATPSupport
Page: https://www.facebook.com/atpsoftware.tools
Hotline: 0931 9999 11 – 0967 9999 11 – 1800 0096