Tư duy chính là gốc rễ vấn đề, nếu tư duy đúng, các bạn sẽ trở thành một người hoàn toàn khác. Các công ty doanh nghiệp thèm muốn, bạn được ông chủ quí mến, bạn được đồng sự tin tưởng và bạn; là người có thể tự làm chủ cuộc chơi của chính mình.
1. Resul Oriented (Hướng tới mục tiêu)
Câu đầu tiên tôi luôn bắt đầu công việc đó là, mục tiêu của công việc này để làm gì. Làm việc không mục tiêu tức là công việc đó trở nên vô nghĩa. Và hoạch định theo kế hoạch chỉ để cho đẹp hoặc làm cho hay thì tốt nhất không nên làm.
Tôi sẽ cực kì khó chịu, khó chịu với chính mình và khó chịu với nhân sự khi họ đã hoạch định kế hoạch mà không hoàn thành mục tiêu. Tôi cũng thường nói “No reason”, anh không cần biết lý do, chỉ có một lý do duy nhất là bạn không lường hết được tất cả sự việc xảy ra; để hoàn thành mục tiêu. Và cũng nên cẩn thận với những tuyên bố chắc nịch kiểu hoàn thành 100%, vì cũng chỉ có một thứ duy nhất chắc chắn 100% đó là chẳng có gì chắc chắn 100% cả.
Mục tiêu phải đủ khả thi, và bạn nên đặt mình ở trong tâm thế đặt câu hỏi, liệu rằng có khó khăn gì, mình đã tiên liệu trước, mình đã hạn chế rủi ro thấp nhất với tất cả mọi sự việc có thể xảy ra (dù lớn hay nhỏ), hay chưa?
Và phải rồi, người ta đâu có quan tâm đến việc bạn đã làm như thế nào và bạn đã làm sai, lạc bước ra sao, họ chỉ quan tâm có mỗi thứ, mục tiêu đã đặt ra hoàn thành hay không.
2. Detail Oriented (Chi tiết, cẩn thận, tỉ mỉ)
Các doanh nghiệp Việt yếu nhất phần làm việc chi tiết, đơn giản là lười, không có một lý do nào tốt hơn cho việc làm việc chi tiết kém.
Làm việc chi tiết kém tức là kết quả công việc chỉ ở mức vừa phải, tất nhiên làm việc chi tiết sẽ khác với chủ nghĩa hoàn hảo. Họ thường cho rằng làm việc chi tiết là cầu kỳ hóa hình thức. Nhưng không phải, làm việc chi tiết quen rồi sẽ hình thành tư duy phân tích và có thể nhìn ra góc cạnh vấn đề sâu xa và cốt lõi nhất. Không quen làm việc chi tiết thì khó có thể thấy được đâu đó một sự thay đổi nhỏ (mà quan trọng), nhưng có thể mang lại kết quả tốt (mà ít chi phí và công sức) hơn.
Làm việc chi tiết không làm được, doanh nghiệp bạn khó trưởng thành.
3. Solution Oriented (Hướng tới giải pháp)
Quản lý một là giao việc không tốt. Hai là quản lý hiện tai trong DN bạn chỉ chức vụ để cho vui. Lãnh đạo không dám giao đúng quyền hành dẫn đến những trường hợp sau.
Anh ơi, toilet nghẹt, giờ làm sao?
Anh ơi, văn phòng hết nước.
Anh ơi, khách hàng bảo hợp đồng in sai, giờ sao anh?
Anh ơi, đợi em về hỏi ý sếp đã?
Dạ anh em sẽ về thảo luận thêm với bộ phận sản xuất.
Anh ơi, sắp 30-4 rồi có thưởng nhân viên hơm.
Anh ơi anh à…
Sự khác biệt giữa nhân viên và quản lý đó chính là tư duy này – Hướng tới giải pháp.
Chỉ cần nhớ, muốn thăng chức hay tăng lương cao hơn, hãy hạn chế sử dụng cụm từ “xin ý kiến sếp”, không chờ cấp trên chỉ thị, khi gặp vấn đề, hãy chủ động giải quyết chúng và đưa ra giải pháp thay vì tìm cách đào bới nguyên nhân vấn đề. Vì việc đó chẳng để làm gì cả. Vô nghĩa. Thay vì vậy, giải quyết nó đi. Sau khi giải quyết xong, có thể ngồi lại rút kinh nghiệm cho sự việc xảy ra, có đôi khi thời gian để dành cho việc giải quyết vấn đề cũng đủ thay vì bạn cứ chằm chằm vào nguyên nhân hay lý do xảy ra sự việc là gì, thậm chí đổ lỗi cho nhau. Điều đó không cần thiết.
Đối với những vấn đề quan trọng cần thảo luận, hãy chuẩn bị 3 giải pháp (solutions) và đề xuất (recommendation) trước khi gặp sếp theo góc nhìn và phân tích được, mất của bạn.
Xin chúc mừng, nếu làm được vậy, bạn đã lên cấp độ mới.
Thử tư duy trên nhé, có thể tháng sau được tăng lương và thăng chức, cứ tới gặp tôi cho chầu nhậu quăng xương gà là tôi cũng … vui rồi.
Nguồn: Phung Le Thanh Hai