Kỹ thuật hay tư duy chạy quảng cáo trên facebook hiệu quả hơn luôn là phần quan trọng mà ít ai để ý, hầu như phần kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 30%, 70% còn lại dựa vào tư duy mới quyết định mức độ thành công hiệu quả của quy trình tiếp thị, quảng cáo,…
Gần đây có khá nhiều bạn đặt câu hỏi trên các diễn đàn, group facebook và có một số bạn inbox tôi về cách chạy quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) rằng: “kỹ thuật chạy quảng cáo trên Facebook thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu?“. Tại trường và ở tại nhóm Start Up của tôi đã được đào tạo phần cơ bản nhất cho các bạn mới tập chạy quảng cáo trên Facebook, nhưng đó chỉ là những kỹ thuật cơ bản khởi đầu.
Những phần cơ bản cần có bạn có thể hoàn toàn tự học từ nhiều nguồn trên mạng như: Kiến thức quảng cáo trên Facebook Ads cơ bản cho người mới bắt đầu
Facebook marketing và những chiến lược về tư duy hiệu quả
Hôm nay tôi sẽ dành chút thời gian để viết một bài cơ bản hơn nữa về tư duy chạy quảng cáo trên facebook hiệu quả hơn chú trọng kỹ thuật. Dưới đây là những yếu tố cần nắm trước tiên để chạy quảng cáo trên Facebook:
- Facebook Ads là gì?
- Tổng quan về Facebook Ads
- Hiểu rõ Facebook Ads là gì và công dụng
- Phân tích kỹ thuật trong Facebook Ads
- Test Ads Campain một cách hiệu quả khi mới bắt đầu
- Đo lường hiệu quả Facebook Ads mang lại khi chạy
- Tìm kiếm Audience Insight từ việc test Ads Campain.
Chú thích thuật ngữ:
- Facebook Ads: Quảng cáo trên facebook
- Ads Campain: Chiến dịch quảng cáo
- Audience Insight: Data về đối tượng khách hàng (gồm độ tuổi, sở thích, hành vi, khu vực, giới tính,….) tất cả data này Facebook thu về từ tất cả người dùng trên toàn thế giới, độ chính xác từ 80% trở lên.
- Content: Nội dung
Liên quan: Cách để xem ai vào trang Facebook cá nhân bạn nhiều nhất (mới 2019)
Kỹ thuật lại chỉ là một phần khá nhỏ trong Facebook Ads, các bạn không cần quan trọng quá vào kỹ thuật chạy Facebook Ads hay test như thế nào nữa, đó là căn bản và các bạn mặc nhiên cần phải hiểu. Vì theo quan điểm của tôi thu được từ các chuyên gia chạy Facebook Ads và Google AdWords (Google AWs) thì chạy cái nào hay bất kì loại quảng cáo, kênh quảng cáo nào khác đi nữa thì kỹ thuật chỉ chiếm một phần khá nhỏ, đó lại là phần bản thân ta có thể tự học và làm được. Kỹ năng đó sẽ hoàn thiện qua thời gian rèn luyện đủ số lần trải nghiệm, thất bại và đúc kết kinh nghiệm.
Nhưng cái tư duy bán hàng (Sale Mindset), tư duy marketing/tiếp thị/quảng cáo (Marketing/Ads Mindset), tư duy phân tích khách hàng (Customer Analysis Mindset), tư duy làm nội dung (Content Mindset),… hay các loại tư duy thành công mới chính là cái phần quan trọng các bạn lại thiếu.
Các bạn đừng nghĩ rằng người chạy quảng cáo hay làm marketing giỏi là người ta rất giỏi về các thủ thuật, các kỹ thuật chạy sao cho đúng đối tượng nhưng thật chất chẳng có gì ngoài tư duy đúng cả. Khi bạn có thể kết hợp phần hồn (tư duy) và phần xác (kỹ thuật) lại với nhau thì bạn sẽ xây dựng nên được một chiến lược marketing hiệu quả chứa đựng cái hồn trong đó. Khi đó nó sẽ được đánh mạnh vào tâm trí của khách hàng khiến họ cảm thấy đúng với nhu cầu, tâm trạng, sở thích và bạn sẽ có thương vụ bán hàng hiệu quả hơn.
Để có thể chạy quảng cáo trên Facebook hay các kênh khác hiệu quả nó cũng gần như quy trình làm marketing cơ bản mà các bạn cần phải học thêm khá nhiều kết hợp tư duy.
1. Tư duy đầu tiên bạn phải “TÌM”
Tìm ở đây là tìm gì? Đầu tiên bạn phải có tư duy “phân thích khách hàng” và “phân khúc khách hàng“.
1.1 Phân tích khách hàng
Phân tích ở đây nghĩa là bạn phải biết về đặc điểm của khách hàng: “Họ là ai? Họ ở đâu? Bao nhiêu tuổi? Giới tính nhóm khách hàng? Họ có sở thích và hành vi như thế nào? Điều gì sẽ thu hút họ ấn vào bài viết hoặc sản phẩm của mình…” Việc bạn phải làm ở phần chuẩn bị cho bán hàng, tiếp thị hoặc quảng cáo thì chỉ là điền tất cả cái đống đấy vào mà thôi.
Liên quan: Tổng hợp những lỗi dùng từ ngữ và nội dung bị CẤM khi chạy Facbook Ads
Phân tích khách hàng giúp bạn nhận định được đối tượng phù hợp
Ví dụ: Tôi bán đồ thời trang nữ, sản phẩm chính là quần áo và váy đầm nữ, tôi sẽ trỏ thông tin và quảng cáo đến đối tượng
Nhóm khách hàng 1: Nhóm này tôi chạy bán vào đối tượng tiềm năng chính phù hợp với đặc thù sản phẩm với các chi tiết đầy đủ.
- Giới tính: Nữ
- Độ tuổi: 25-37
- Sở thích chính: mua sắm + mua sắm online + mua hàng giảm giá +…
- Sở thích chéo: mua sắm giày dép + mua sắm túi xách + mua sắm phụ kiện +… (vì nữ là đối tượng mua sắm đa dạng, khi họ mua 1 bộ đồ hay 1 bộ đầm sẽ thường sắm thêm 1-2 phụ kiện phù hợp với bộ đồ)
- Khu vực: Cả nước Việt Nam (tôi ship COD toàn quốc nên phục vụ nhóm khách hàng cả nước)
Nhóm khách hàng 2: Nhóm này tôi tập trung vào đối tượng tiềm năng test mở rộng ở độ tuổi ra + thêm hoặc bớt sở thích chính/sở thích chéo. Nhắm vào khu vực thành phố chính
- Giới tính: Nữ
- Độ tuổi: 22-49
- Sở thích chính: mua sắm thời trang + mua sắm online + mua hàng giảm giá +…
- Sở thích chéo: mua sắm giày dép + mua sắm túi xách + mua sắm phụ kiện +… (vì nữ là đối tượng mua sắm đa dạng, khi họ mua 1 bộ đồ hay 1 bộ đầm sẽ thường sắm thêm 1-2 phụ kiện phù hợp với bộ đồ)
- Khu vực: TPHCM (tôi chỉ phục vụ khách hàng tại TPHCM) hoặc TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng,… (tôi chỉ phục vụ khách hàng tại các thành phố lớn).
Nhóm khách hàng 3:…
Các bạn sẽ test nhiều nhóm khách hàng với nhiều Ads test để xem nhóm đối tượng nào hiệu quả làm nhóm đối tượng chính.
1.2 Phân khúc khách hàng
Phân khúc ở đây là bạn phải biết sản phẩm mà bạn sẽ truyền tải đến họ thuộc phân khúc nào đối tượng có thu nhập cao hay thấp, trong tầm tuổi bao nhiêu, khu vực họ sinh sống.
Ví dụ: Sản phẩm ngành hàng của tôi như trên bây giờ tôi sẽ làm phân khúc
- Độ tuổi: 16-24, 25-34 (Thời trang của tôi là thời trang trẻ, nhóm khách hàng 16-24 có mức quan tâm cao nhưng thu nhập còn eo hẹp vì còn đi học và trợ cấp cha mẹ, có khả năng mua sắm 30% và chiếm tỉ lệ thành công thấp. 25-34 đã đi làm, có thu nhập để mua sắm, cần trưng diện cho công việc và giao thiệp, đi chơi hơn,… nên có khả năng mua sắm chiếm 70% và tỉ lệ thành công cao hơn)
- Thu nhập: Một tháng phụ nữ có thể chi khoảng hơn 1.500.000đ cho việc mua sắm kể cả là một bạn sinh viên, vậy nên thu nhập của họ được liệt kê là từ 3.000.000đ trở lên, sản phẩm của tôi phân khúc giá rẻ chỉ từ 80.000đ-200.000đ.
Sau khi bạn biết khách hàng của bạn là ai bạn phải tìm ra nhu cầu, tìm ra Insight của họ. Càng tìm ra Insight sâu đến đâu thì bạn càng dễ thu hút khách hàng của bạn đến đó. Việc tìm Insight này bạn có thể dựa vào thang nhu cầu của Maslow được học trên trường.
Liên quan: Banner quảng cáo là gì? Sử dụng banner quảng cáo để tăng doanh thu 2019
2. Tư duy thứ 2 đó là “TẠO”
Q: Tạo ở đây là tạo gì?
Tạo ra giá trị cho khách hàng. Giá trị ở đây có thể là sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu ở khách hàng và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Hay trong Facebook thì đây là quá trình tạo ra content (nội dung). Content thì gồm có text (chữ) và media (đa phương tiện) bao gồm image (hình ảnh) hoặc video (clip). Việc bạn phân khúc khách ở bên trên và tìm Insight của họ chính điều bắt buộc để phục vụ cho việc bạn tạo ra content chất lượng ở bước này. Content bạn viết phải hướng đến đúng nhu cầu của họ đang cần, khiến họ bị kích thích phải mua ngay vì nó quá cần và rất cần, một sự ưu đãi không hề nhẹ vào lúc họ cần sẽ dẫn đến tỉ lệ mua hàng cao.
Chú trọng trong việc phân tích Insight khách hàng để quảng cáo của bạn đạt hiệu quả tốt nhất
Nhiều bạn không phân tích kĩ Insight khách hàng rồi cứ đăng mấy cái post rất linh tinh nhưng không chạm vào Insight (chạm vào đúng nhu cầu và không có sức thuyết phục ở nội dung) thì không bao giờ hiệu quả được tốt. Bạn chạm vào Insight càng sâu thì việc tạo quảng cáo hiệu quả càng nhiều. Nhiều khi bạn không có tư duy và bạn cứ tạo ra nội dung và không hiểu tại sao nó lại không hiệu quả. Bí mật thực ra chẳng có gì ngoài content (nội dung) bạn chưa đủ tốt/chất lượng. Tất cả dân Marketer đều hướng đến KHÁCH HÀNG và tạo ra CONTENT cho khách hàng, ngầm hiểu quảng cáo được tạo ra trúng đích khách hàng bởi nội dung thu hút họ.
Dân Marketer có 1 câu: “Content is king – Nội dung là vua“. Nên nội dung đóng vai trò khá quan trọng trong việc kích thích khách hàng.
Liên quan: Tổng Hợp 10 Loại Quảng Cáo Nổi Bật Nhất Trong Năm 2019
3. Tư duy cuối cùng là “TRUYỀN TẢI”
3.1 Truyền tải thông điệp
Q: Truyền tải như thế nào?
Nói đơn giản đây chính là quá trình bạn đăng tải nội dung, truyền tải thông điệp bạn đã tạo ở trên, sau đó chạy quảng cáo trên Facebook hay nơi nào đó để thông tin của bạn được truyền tải đến nhiều người hơn, gọi nôm na là trỏ tới nhóm khách hàng lạnh (cold traffic) chưa biết đến doanh nghiệp của bạn để họ tiếp cận được thông điệp và thực hiện hành vi đón nhận nội dung tiến tới mua hàng hoặc bỏ qua nếu nó không phù hợp. Thực ra chạy quảng cáo trên Facebook tư duy đúng chính là bạn phải biết TEST trước (test như nào cho đúng thì tôi sẽ giành một bài viết về vấn đề này sau).
Test nhiều mẫu quảng cáo và chia nhiều phân khúc quảng cáo để phân tích mức độ hiệu quả
Đầu tiên hãy tạo 1 campaign (chiến dịch) test và chia nhiều Ad set (nhóm quảng cáo) nhỏ với nhiều loại mục tiêu, sau khoảng vài hôm (2-4 ngày) bạn xem quảng cáo nào cho kết quả tốt nhất bạn sẽ biết nhóm đối tượng nào phù hợp quan tâm tới quảng cáo của bạn nhất.
Bạn muốn truyền tải thông điệp đến nhóm đối tượng khách hàng đã Like Fanpage đạt hiệu quả cao: Giờ vàng đăng bài lên Facebook để tăng tương tác hiệu quả
Liên quan: Tổng hợp những tài liệu hay nhất để Xây dựng Fanpage đỉnh cao
3.2 Phân tích hiệu quả thông điệp
Khi đã truyền tải thông điệp và nhận kết quả về nhóm đối tượng phù hợp quan tâm tới nội dung của bạn. Tiếp đến là phân tích mẫu quảng cáo, chính là mẫu thông điệp bạn tạo và gữi đi. Bạn sẽ phải liên tục chạy, không hiệu quả thì thay đổi, liên tục cải tiến liên tục đổi mới để mẫu quảng cáo của bạn hoàn thiện và hiệu quả nhất.
Bạn đừng nghĩ cứ chạy phát ăn ngay. Làm gì có gì dễ dàng vậy, phải liên test liên tục cải tiến. Và cái cần nhất của người chạy quảng cáo là bạn phải biết theo dõi, biết ghi chép. Chạy hiệu quả phải phân tích tại sao nó hiệu quả, không hiệu quả thì phải biết tại sao mẫu quảng cáo này chưa hiệu quả và phải thay đổi thế nào. Các chỉ số quan trọng cần phải quan tâm như CPM, CTR, CTA,… bạn phải tối ưu và nâng cao như thế nào. Tôi sẽ làm một bài viết về các chỉ số sau cho các bạn.
Vậy nên cầm 100 triệu chưa chắc bạn sẽ có lời nếu tư duy làm quảng cáo sai. Ngược lại cầm 10 triệu có thể tạo ra 100 triệu nếu bạn có tư duy làm quảng cáo đúng + kinh nghiệm trong quá trình làm kỹ thuật.
Qua bài viết này tôi chỉ muốn truyền tải thông điệp đến những bạn chạy quảng cáo trên Facebook là bạn phải có tư duy đúng mới làm đúng được. Mức độ quan trọng của tư duy chạy quảng cáo trên facebook rất cần thiết. Đừng nghĩ rằng người ta biết nhiều kĩ thuât hay người ta giỏi hơn mình. Đơn giản vì người ta tư duy đúng và kiên trì làm đến cùng mà thôi. Bạn phải liên tục cải tiến kỹ năng và và tư duy liên tục để thành công với Facebook hay các kênh quảng cáo khác. Chúc bạn thành công.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thông tin nếu có gì khúc mắc bạn có thể liên hệ với Lộc qua các thông tin bên dưới để được trợ giúp hoặc để lại comment bên dưới mình sẽ giải đáp nhanh trong vòng tối đa 12-24h.
Từ khóa để tìm kiếm lại bài viết này: facebook ads là gì, quảng cáo trên facebook, quảng cáo facebook, thủ thuật facebook ads, kỹ thuật chạy quảng cáo facebook, tư duy chạy quảng trên cáo facebook, quảng cáo facebook cơ bản, quảng cáo trên facebook hiệu quả.
Nguồn: taodoituong.com
Phương Duy – ATP Software
Có thể bạn quan tâm:
Cách viết bài tin tức quảng cáo 2019
17 cách kéo traffic về Website hiệu quả tăng tỷ lệ chuyển đổi không ngờ
Bật mí bí quyết chạy quảng cáo vô cùng hiệu quả chỉ với 7 bước đơn giản cho người mới bắt đầu
Cách khởi nghiệp không có tiền năm 2019
Nếu bạn sử dụng Facebook để kinh doanh, đừng mắc 3 sai lầm này