Top 10 món ăn đặc sản Hậu Giang cực ngon níu chân du khách gần xa

Top 10 món ăn đặc sản Hậu Giang cực ngon níu chân du khách gần xa

0 Likes

Không chỉ có đồng ruộng bao la, vườn trái cây đa dạng, sông ngòi đầy ấp phù sa, Hậu Giang còn chứa đựng nét ẩm thực phong phú không thể bỏ qua. Với nguồn nguyên liệu “cây nhà lá vườn”, đặc sản ở Hậu Giang luôn là lựa chọn hàng đầu khi khách du lịch đến đây. Hãy cùng mình khám phá top 10 món ăn đặc sản Hậu Giang cực ngon níu chân du khách gần xa. 

1ieBún gỏi dà  

Đặc sản “bún gỏi dàHậu Giang nghe tên thôi cũng thấy vừa lạ vừa hay hay. Bún gỏi dà có thành phần nguyên liệu hệt như món Gỏi cuốn, gồm: bún, thịt, tôm, rau, hẹ… Thay vì cuốn với bánh tráng như truyền thống, người Hậu Giang lại ăn ở dạng nước. Còn từ “dà” xuất phát từ “và” có nghĩa là lùa cơm. “Và” theo cách phát âm địa phương, đọc thành “dà”. Món Bún gỏi dà từ đó mà có.

 

Nước lèo ngọt và đậm vị phải được hầm từ xương heo và nêm nếm vừa miệng. Điểm đặc biệt của món ăn nằm ở khâu cuối cùng, trước khi được dọn mang ra cho thực khách. Sau khi đặt các nguyên liệu: bún, thịt, tôm… vào tô rồi đổ thêm nước lèo. Đầu bếp sẽ cho thêm một vá tương hột, một vá mắm me, rắc tí đậu phộng giã nhuyễn và tỏi phi. Vị ngọt thanh từ xương, mằn mặn chua chua của mắm me, độ tươi mát của rau khiến thực khách không thể cưỡng lại được. Đặc sản bún gỏi dà Hậu Giang ăn một lần chắc chắn dư vị sẽ đóng lặn mãi.

2ieBánh xèo bông điên điển  

Ở vùng Tây Nam Bộ, bông điên điển mọc nhiều vô số kể, đặc biệt là vào mùa nước lũ. Đây cũng là nguyên liệu đặc trưng cho đặc sản bánh xèo của Hậu Giang. Bột làm bánh xèo bông điên điển được xay từ gạo ngâm qua đêm pha với bột nghệ, một ít nước cốt dừa và hành lá đã cắt nhỏ. Phần nhân bánh gồm có bông điên điển, củ sắn, đậu xanh, tôm/tép và thịt được xào lên và nêm nếm vừa phải.

 

Cuộn bánh xèo với lá xoài, lá cóc,… chấm nước mắm pha ngọt, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt so với các loại bánh xèo ở địa phương khác. Vỏ bánh giòn rộp, vị chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi của bông điên điển, vị chan chát của lá xoài, vị cay tê của nước chấm,… Tất cả hòa quyện vào nhau khiến bạn nhớ mãi không quên khi ăn thử một lần.

3ieỐc len xào dừa  

Ốc len xào dừa là một món ăn ngon bạn không nên bỏ qua khi đến với Hậu Giang. Ốc len còn được gọi là Linh Hoa chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển.

Ăn món ốc này, bạn sẽ nếm được vị béo ngọt của nước cốt dừa, hòa quyện cùng thịt ốc mềm mại. Chấm ốc với muối tiêu chanh mặn mặn, chua chua và ăn kèm rau răm thơm cay. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo khiến người ăn không thể nào cưỡng lại.

4ieChả cá thác lác Hậu Giang  

Chả cá thát lát ở đâu cũng có, vậy tại sao lại trở thành món ngon đặc sản, tiêu biểu cho ẩm thực Hậu Giang? Câu trả lời nằm ở chính nguyên liệu món ăn. Cá thác lác là loại nước ngọt, sống nhiều ở các sông, kênh, rạch… Trong khi đó nguồn nước ở Hậu Giang lại chứa nhiều khoáng chất nên thịt cá tươi, ngọt và dai hơn những vùng khác. Chả cá thác lác Hậu Giang hấp cũng ngon, nhưng chiên lại càng ngon hơn. Cắn miếng chả, nào mùi cá tươi, mùi thì là thơm nồng, mùi tiêu cay cay, chấm với chén tương ớt… nghe thôi cũng đã thèm.


được làm từ loại thác lác cườm, đặc biệt thịt dai và trắng óng ánh. Khi chế biến, đầu bếp phải chọn loại cá tươi sau đó đem đi đánh vảy, nạo lấy phần thịt, loại bỏ xương. Rồi thêm thì là cắt nhỏ, tiêu vỡ hạt, tí gia vị cho vừa miệng. Sau đó xay hoặc giã nhuyễn, giã bằng tay thịt sẽ dai hơn so với xay bằng máy. Nhưng để cho ra số lượng lớn, đầu bếp thường xay bằng máy giúp tiết kiệm thời gian. Thêm đá lạnh vào cối xay sẽ giúp chả dai chẳng kém gì giã tay cả.

5ieĐọt choại 

Trước kia, đọt choại là món ăn dân dã mà người dân bám trụ ở khu vực Đồng Tháp Mười ăn vào những ngày hết lương thực, thực phẩm. Loại rau này mọc tự nhiên, là “rau sạch”, vị ngọt, ăn rất giòn và thơm.

Có thể chế biến đọt choại thành rất nhiều món đa dạng, nhưng ngon nhất là đọt choại xào hoặc luộc, rồi kèm với cá thác lác, cá rô chiên, hoặc cá lóc nướng trui. Đừng quên giữ lại nước luộc đọt choại, nêm thêm chút muối, bột ngọt để làm món canh nóng ấm bụng sau bữa cơm.

6ieSỏi mầm  

Sỏi mầm là đặc sản khét tiếng ở Hậu Giang. Thay vì nướng trên vỉ bếp, thịt được xắt lát mỏng. Ăn miếng nào thực khách áp lên đá đã được nung nóng cho đến khi thịt chín vàng đều là ăn được. Gắp miếng thịt ăn chung với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.

 

Điều thú vị thu hút thực khách chính là âm thanh xèo xèo mỗi khi áp thịt lên đá. Không khói than, không lửa bếp nhưng lại có món thịt nướng thơm thơm. Quả thật là một trải nghiệm hay ho bạn nên thử qua khi ghé đến Hậu Giang.

7ieGà hầm sả Hậu Giang 

Gà hầm sả Hậu Giang có gì đặc biệt? Gà hầm phải chọn gà trống đá, thịt dai và chắc, hầm lên thịt vừa mềm tới, không bị nhũn như gà mái. Gà hầm sả dĩ nhiên không thể thiếu sả, thật nhiều sả. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt, thịt vừa săn thì nêm nếm nước lẩu cho vừa ăn. Cho củ cải trắng và đậu phộng (đã luộc) vào và bắt lên bếp thêm 30 phút cho thịt gà mềm.

 

Gà hầm sả ăn chung với nấm rơm, mướp, cải ngọt…Thịt gà dai mềm vừa phải ăn cùng với bún hoặc mì tôm thì cạn nồi. Dân nhậu miệt vườn lai rai vài ly rượu bên nồi lẩu sôi bùng bùng. Khung cảnh miền sông nước bình dị và vui.

8ieCháo lòng Cái Tắc  

Đến với thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, bạn nhất định phải thưởng thức món cháo lòng. Mặc dù cháo lòng ở đâu cũng có, nhưng cháo ở Cái Tắc lại có sự đặc biệt riêng khiến biết bao lữ khách say mê.

 

Gạo dùng để nấu cháo lòng Cái Tắc phải là loại gạo cũ, loại gạo khô cơm. Đặc biệt, gạo không được rang, vì sẽ làm mất đi hương thơm tự nhiên khi cháo chín. Một tô cháo sẽ có đầy đủ các bộ phận nội tạng của heo như phèo non, tim, gan, phổi, cật, lá lách, huyết,… hoặc theo yêu cầu người ăn. Nguyên liệu này được lựa chọn cẩn thận, tỉ mỉ, tươi mới và ngon nhất.

Ngoài ra, sự khác biệt của món đặc sản Hậu Giang này còn ở cách nêm nếm của đầu bếp. Cháo được nấu nhừ và lỏng, có vị thơm bùi của gạo cũ, vị ngọt thanh của nước lòng và huyết luộc cùng với vị ngon đặc trưng của từng bộ phận lòng heo.

9ieLẩu cá ngát  

Cá ngát ít xương, có thịt trắng, dai, ngọt và thường ôm bộ trứng lớn vào mùa mưa. Trứng của cá ngát được nhiều người đánh giá là ngon bùi, ít có loại trứng cá nào sánh kịp. Cá ngát có thể chế biến thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn, trong đó, món lẩu cá ngát chính là lựa chọn hàng đầu.

Nước lẩu cá ngát Hậu Giang sẽ có thêm nước cốt me, lá me non, lá giang hoặc giấm nuôi để làm át đi mùi tanh của cá, pha cùng ít nước dừa xiêm và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Ăn kèm cùng với các loại rau dân dã quen thuộc như rau nhút, bắp chuối, đậu bắp, rau muống,… sẽ làm món ăn trở nên thơm ngon không có chỗ chê.

11ieLẩu mẻ  

n lẩu mẻ này tại Hậu Giang có thể ăn cùng với rất nhiều loại thịt như gà, bò, cá,… nhưng ngon nhất là ăn với cá chẽm – một loại cá sông nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cá chẽm sau khi mua về thì phi lê, lóc xương và lấy phần thịt. Nước lẩu sử dụng nước dừa xiêm để có vị ngọt thanh tự nhiên, thêm chút mẻ nuôi, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Lẩu ăn đến đâu sẽ nhúng cá vào đến đó và ăn kèm với bắp chuối bào sợi, rau muống, bạc hà,… Vị ngọt thanh của dừa, vị chua của mẻ, vị tươi ngọt của cá chẽm,… tất cả tạo nên hương vị ngon đặc trưng, chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn.

Bài viết mới

ĐẶT MUA

ĐẶT MUA

Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0931.9999.11
Nhận thông báo từ ATP SOFTWARE và cập nhật những kiến thức mới nhất từ chúng tôi!

Kiến thức Marketing

1611 bài viết

Kinh doanh Online

1360 bài viết

Facebook Marketing

996 bài viết

Kiếm tiền MMO

720 bài viết

Kinh doanh Online

810 bài viết

Thủ thuật Facebook

215 bài viết