Marketing Mix là gì?
Marketing Mix (còn được gọi là Marketing hỗn hợp) được xem là công cụ phổ biến và hữu dụng nhất giúp các Marketers tìm kiếm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo đến người dùng trong phân khúc. Trong bài viết dưới đây, Adsplus sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm Marketing Mix là gì, cũng như từng yếu tố [P] trong 4Ps truyền thống và 7Ps hiện đại.
Tầm quan trọng của mô hình 7P
Mô hình 7P trong Marketing có tầm quan trọng như thế nào? Mô hình này giúp tối ưu các kỹ thuật và dự đoán thách thức trong tương lai.
- Thu hút người tiêu dùng
- Tăng doanh số bán hàng
- Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới và cập nhật các xu hướng mới
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Cho phép doanh nghiệp của bạn thử sức với nhiều chiến dịch Marketing khác nhau.
- Tăng cường liên kết trong nội bộ công ty.
- Thông báo hiệu suất của các chiến dịch đang chạy và dự báo hiệu suất của những chiến dịch chuẩn bị chạy.
7P Marketing là gì?
1. Product (sản phẩm)
Định nghĩa về sản phẩm trong mô hình 7P trong Marketing áp dụng cho mọi thể loại và dạng thức sản phẩm, mặc dù định nghĩa sản phẩm theo cách phân loại luôn cần thiết, nhưng một định nghĩa chung này sẽ bao quát marketing cho tất cả mọi lĩnh vực, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ cho con người.
Trong mô hình 7P trong Marketing chúng ta không phải tách biệt marketing cho sản phẩm hay dịch vụ, marketing cho công nghiệp hay B2B và marketing cho hàng tiêu dùng và B2C. Một sản phẩm khi được khách hàng công nhận, cụ thể hơn là sự dịch chuyển khái niệm Lợi ích sang khái niệm Giá trị của cùng một thực thể, và bắt đầu hình thành trạng thái thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận.
Một sản phẩm có vòng đời nhất định gồm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn giới thiệu (introduction)
2. Giai đoạn tăng trưởng (growth)
3. Giai đoạn trưởng thành (maturity)
4. Giai đoạn thoái trào (decline)
2. Price (Giá cả)
Giá cả trong mô hình marketing 7p cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược marketing vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty bạn.
Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm.
Nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi cho mình thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn, nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.
TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN | ||
INBOUND MARKETING | ||
Tài liệu marketing căn bản | Customer Insights | Nghiên cứu thị trường |
Hành vi khách hàng | Phân khúc thị trường | Định vị thương hiệu |
Định tính và định lượng | 4p trong marketing | 7p trong marketing |
4c trong marketing | Customer Journey | Phân tích swot |
Mô hình AISAS | Mô hình AIDA | Chiến lược Marketing |
Marketing Automation | Social Media | Google Search |
Inbound Marketing | Phần mềm CRM | Google Analytics |
Social Marketing | Landing Page | Content Marketing |
OUTBOUND MARKETING | ||
Chăm sóc khách hàng | Telesale | Banner |
Tờ rơi |
3. Promotion – Quảng bá:
Các cách thức, các kênh tiếp cận khách hàng nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Và theo sự phát triển xã hội, khi phương pháp và kênh tiếp thị hiện tại không còn thịnh hành thì cần phải xây dựng chiến lược mới. Đây là thời đại của SMS Marketing với dịch vụ nổi bật là tin nhắn thương hiệu SMS Brandname, gửi tin nhắn hàng loạt đến số lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn. Là yếu tố ảnh hưởng khá lớn thuộc 7P trong marketing dịch vụ
4. Place – Kênh phân phối:
Việc lựa chọn địa điểm, kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn chiếm phần lớn hiệu suất trong kết quả doanh thu kinh doanh.
Đây là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho khách hàng. Không ai lại đi hàng chục cây số để đến một nhà hàng dùng bữa, vì vậy địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc là vị trí càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao.
5. Process – Cung ứng dịch vụ:
trước tiên cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp phải đồng nhất và bảo đảm, đồng thời tiêu chuẩn dịch vụ cũng cần thực hiện theo quy trình đồng bộ ở tất cả các địa điểm, kênh phân phối thuộc thương hiệu doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy trình này sẽ giảm thiểu được các sai sót, phối hợp hiệu quả cung ứng sẽ thu về phản ứng tốt từ phía khách hàng. Đây là yếu tố được phản ánh rõ ràng nhất trong các yếu tố thuộc 7P trong marketing dịch vụ.
6. Physical evidence – Điều kiện vật chất:
Là không gian sản xuất sản phẩm, là môi trường diễn ra cuộc tiếp xúc trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Không gian xung quanh là ấn tượng đầu tiên ghi nhận từ cuộc gặp gỡ, đem lại đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu, hỗ trợ rất lớn cho vị thế thương hiệu trong mắt người dùng và thị trường.
7. People – Con người:
Yếu tố hàng đầu của marketing 7P dịch vụ. Con người tạo ra sản phẩm, tạo ra dịch vụ và cũng chính con người ảnh hưởng tốt, xấu đến kết quả sự việc. Bởi đây là yếu tố mang tầm quyết định chủ chốt do đó việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả doanh nghiệp.
Ứng dụng của 7P trong Marketing
Mô hình Marketing 7P có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nó chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh không có (hoặc ít có) sự can thiệp của cơ chế độc quyền, chống lưng, bảo trợ hoặc không lành mạnh (unfair trade). Cụ thể:
Giải pháp chiến lược Marketing toàn diện
Một tập hợp các giải pháp chiến lược marketing toàn diện được xem là “bộ chìa khóa vàng” cho tòan bộ chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ đóng góp cho mọi mặt mà vai trò của nó còn là không thể thay thế.
Phân tính S.W.O.T
Các công ty cũng có thể sử dụng mô hình 7Ps để đặt mục tiêu, tiến hành phân tích SWOT và thực hiện phân tích cạnh tranh. Đó là một cách rất thực tế và hiệu quả để đánh giá một doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt, với các doanh nghiệp tham gia trong ngành dịch vụ, mô hình 7P trong Marketing cũng được áp dụng bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Sản phẩm: Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình bằng cách nào?
- Giá cả: Làm cách nào để thay đổi mô hình định giá?
- Địa điểm: Các kênh phân phối mới có cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm không?
- Quảng cáo: Làm cách nào để thêm hoặc thay thế, kết hợp các kênh truyền thông có trả tiền, sở hữu và kiếm được?
- Điều kiện vật chất: Hạ tầng cơ sở, đường xá, xây dựng thương hiệu…
- Con người: Khách hàng là ai? Nhân viên ra sao?
- Quy trình cung ứng: Việc tìm kiếm đối tác mới và quản lý đối tác hiện tại thế nào?
Khó có thể nói Marketing 7P có phải là tương lai của ngành Marketing hay không? Chỉ biết rằng, mô hình 7P đã giúp mô hình 4P cải thiện hơn vào việc tập trung trong cả khâu bán hàng và khâu dịch vụ bán hàng. Từ đó, giúp các doanh nghiệp giữ được chân khách hàng tốt hơn. Một điều quan trọng khác cũng cần nhấn mạnh lại rằng, PEOPLE chính là chữ P quan trọng nhất trong mô hình này.
Nguyền Thùy – Tổng hợp