Social Media hay còn gọi là Social Media và Social Network đều là những công cụ Digital phổ biến và được nhiều hầu hết các doanh nghiệp sử dụng cho các chiến dịch truyền thông của mình. Trong bài viết này, ATP Software sẽ giúp bạn hiểu tổng quan về Social Media Marketing, quy trình marketing được diễn ra như thế nào và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp.
1. Social Media Marketing là gì?
Trước khi tìm hiểu về Social Media Marketing, bạn cần phải hiểu được thế nào là Social Media. Định nghĩa khái quát nhất có thể hiểu Social Media tập hợp các trang web & ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ nội dung và tham gia mạng xã hội trực tuyến. Ví dụ: Facebook, Youtube hoặc Instagram.
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng năm 2018, lượng người dùng social media toàn cầu 3,196 tỷ người đang tham gia ít nhất một kênh social media. Con số này dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng khi công nghệ trở nên phổ cập ở nhiều quốc gia. Trong đó Facebook và YouTube là hai mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Social Media là một kênh marketing cực kỳ quan trọng trong thời đại 4.0 hiện nay. Cụ thể, Social Media Marketing được hiểu là quá trình đạt được lượng người truy cập, sự chú ý và tương tác với họ thông qua phương tiện truyền thông xã hội, từ đó để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp và gián tiếp.
Liên quan: Hướng dẫn căn chỉnh (Align) trong Adobe Illustrator 2019
2. Quy trình Social Media Marketing diễn ra như thế nào?
Social Media Marketing là một quy trình tuần hoàn gồm 4 bước sau: đặt mục tiêu, xác định kênh Social Media, bắt đầu thực thi và cuối cùng là đánh giá, phân tích quá trình (Process analysis).
Bước 1: Đặt mục tiêu cho cả chiến dịch
Mỗi công ty sẽ có chiến lược Social Media Marketing khác nhau dựa vào ngành kinh doanh, chiến lược phát triển, thời điểm, nền tảng social media,…Các mục tiêu hàng đầu mà Social Media Marketers thường hướng tới là: tăng nhận thức về thương hiệu (brand identity), tạo ra sự gắn kết giữa người dùng và nhãn hàng (engagement), tăng số lượt nhấp vào trang web doanh nghiệp (traffic). Cho dù mục tiêu là gì thì việc đặt ra các mốc hoặc số liệu cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được tiến độ hoàn thành mục tiêu.
Liên quan: TodoBook là gì? Công cụ năng suất tốt nhất của Facebook từng được xây dựng
Bước 2: Xác định nền tảng Social Media để thực thi
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 11 mạng xã hội truyền thông được sử dụng nhiều nhất (Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Tik Tok,…) Đối với các doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn chế, việc “launching” trên tất cả các nền tảng là một việc bất khả thi, thậm chí gây ra lãng phí ngân sách không cần thiết.
Vì vậy, doanh nghiệp phải thực sự xác định khách hàng mục tiêu (target customer) của mình là ai? Họ thường sử dụng nền tảng nào? Thói quen, hành vi của họ trên các kênh này như thế nào? Những nội dung nào mà có thể thu hút được sự quan tâm của họ? Hơn nữa, mỗi nền tảng sẽ có cách hoạt động và thuật toán khác nhau để điều hướng người dùng cho mục đích riêng họ. Sau quá trình nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ biết nên lựa chọn kênh Social Media nào phù hợp với mình.
Bước 3: Bắt đầu thực thi
Trong bước này, bạn cần phải xác định KPIs cụ thể cho từng kênh, khách hàng mục tiêu của từng kênh, kinh phí và hình thức chiến dịch cho từng kênh.
Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là doanh nghiệp thì Linkedin sẽ là một lựa chọn phù hợp. Trong khi, nếu doanh nghiệp của bạn hướng đến các tương tác B2C thì Facebook hay Youtube sẽ phù hợp hơn.
Liên quan: Một vài mẹo đơn giản cần thiết khi sử dụng máy tính mà bạn không biết!
Bước 4: Đánh giá, phân tích quá trình
Phân tích ở đây bao gồm việc đo lường các chỉ số và từ đó vạch ra chiến lược để cải thiện tỷ lệ truy cập web cũng như tỷ lệ chuyển đổi mong muốn. Khi một người vào page của doanh nghiệp và sau đó trở thành một khách hàng, điều gì sẽ thúc đẩy quá trình đó? Tìm ra lời giải đáp chính là kết quả của quá trình phân tích.
Thông thường, sẽ có 3 loại công cụ điển hình để phân tích số liệu từ các kênh Social Media bao gồm: công cụ phân tích từ chính nền tảng đó (In-platform Analytics), công cụ thứ ba được chèn vào nền tảng đó (Integrated Analytics), đo lường dựa trên KPI (Measure against KPIs).
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn nên biết rằng các chỉ số chỉ hiệu quả nếu bạn biết rõ ý nghĩa và thấy được thực trạng doanh nghiệp đằng sau những con số. Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ biết thông tin thu thập mà không hiểu hết công dụng của các con số. Cũng như thu thập những chỉ số không cần thiết thì hoạt động đánh giá và phân tích sẽ trở nên vô nghĩa.
TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN | ||
INBOUND MARKETING | ||
Tài liệu marketing căn bản | Customer Insights | Nghiên cứu thị trường |
Hành vi khách hàng | Phân khúc thị trường | Định vị thương hiệu |
Định tính và định lượng | 4p trong marketing | 7p trong marketing |
4c trong marketing | Customer Journey | Phân tích swot |
Mô hình AISAS | Mô hình AIDA | Chiến lược Marketing |
Marketing Automation | Social Media | Google Search |
Inbound Marketing | Phần mềm CRM | Google Analytics |
Social Marketing | Landing Page | Content Marketing |
OUTBOUND MARKETING | ||
Chăm sóc khách hàng | Telesale | Banner |
Tờ rơi |
3. Lợi ích mà Social Media Marketing mang lại cho doanh nghiệp
Lợi ích trực tiếp:
Tăng lưu lượng truy cập web (traffic), tăng độ uy tín của website đối với các công cụ tìm kiếm, tạo ra lead, đánh vào nhóm khách hàng mục tiêu chính xác hơn. Hơn nữa, việc tăng traffic còn giúp ổn định thứ hạng của website trên thanh công cụ tìm kiếm và tăng tỷ lệ chuyển đổi dựa trên phễu marketing.
Lợi ích gián tiếp:
Giúp nâng cao nhận thức, tăng sự cân nhắc thương hiệu và xây dựng cộng đồng. Digital cho chúng ta cơ hội tiếp cận không chỉ hành vi mà còn cả thái độ và sở thích của khách hàng. Do vậy, việc tạo một chiến dịch xây dựng thương hiệu trên kênh Social Media để tiếp cận được với những nhóm khách hàng cụ thể, biến họ thành những “tín đồ” của thương hiệu là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, các thương hiệu vẫn cần phát triển những hoạt động sáng tạo để có thể tiếp cận với từng nhóm khách hàng một cách phù hợp.
Liên quan: 10 Bước xây dựng một trang Web cho doanh nghiệp của bạn 2019
4. Tạm kết
Social media thực sự là một kênh marketing quan trọng và cần sự phát triển lâu dài, bền vững và cần một thời gian dài để xây dựng. Hiểu rõ về các kênh Social Media sẽ giúp cho doanh nghiệp có một chiến lược marketing hiệu quả và mang lại doanh thu cao hơn.
Nguồn: Tomorrow Marketers
Phương Duy – ATP Software
Có thể bạn quan tâm:
Top 5 Phần mềm tạo logo miễn phí đẹp và chuyên nghiệp 2019
Top 5 phần mềm giám sát máy tính 2019
Tổng hợp 5 phần mềm cắt ghép video tốt nhất 2019
Hướng dẫn cách nén và giải nén file ZIP nhanh nhất